19 tuổi, Vũ Minh Châu đã sở hữu một “gia tài” khổng lồ: sê-ri giải thưởng liên quan đến môn Hóa trong đó có 2 HCV quốc tế liên tiếp, giải thưởng Hoa Trạng Nguyên, Gương mặt trẻ Thủ đô năm 2009 và bây giờ đang được đề cử Giải thưởng Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc.
Vũ Minh Châu phát biểu tại buổi lễ trao giải Hoa Trạng Nguyên.
Kỳ thi năm lớp 12 cũng đầy những kỷ niệm. Có những thời điểm làm bài thi bạn ấy suýt bật khóc. Đó là khi làm bài thi thứ 2. Vì nhầm tưởng hướng dẫn thi giống như mọi năm nghĩa là có nhiều hơn thời gian để làm bài nên lúc thu bài Châu gần như hoảng hốt. Thật may là một người bạn Thái Lan đã trấn an để Châu tiếp tục bình tĩnh thi tiếp và giành 77,5 điểm, đạt HCV.
Tấm HCV của năm sau quý giá hơn rất nhiều vì nó mang lại cho Châu những trải nghiệm sống.
Lịch học của cô sinh viên năm nhất này bây giờ kín mít những giờ học tiếng Anh. Châu nói: nếu được hình dung, Châu sẽ nghĩ về một tương lai gần, 5 năm nữa chẳng hạn, Châu sẽ tốt nghiệp một trường đại học của Mỹ và tiếp tục theo đuổi ngành Hóa học yêu thích.
Cuộc sống là một chuỗi những “phản ứng hóa học”
Châu rất thích các giờ thí nghiệm. Những sự biến đổi, phản ứng của hóa chất giống như một trò chơi mê hoặc. Có khi không phải làm bài tập Minh Châu vẫn nghịch ngợm với những phản ứng này.
Trong thời gian ôn thi đội tuyển, chỉ vì “công trình nghịch ngợm” của cô nàng mà đã gây ra tiếng nổ khá lớn. Châu bảo: “Rất may là không có thiệt hại về người về của. Và không phải bao biện đâu, nhưng những câu chuyện ấy nuôi dưỡng tình yêu với môn Hóa của mình”.
Được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khen ngợi.
Những phản ứng trong Hóa học giúp Châu hiểu rõ về các chất, nhưng những va vấp với cuộc sống giúp Châu trưởng thành. Và cô bạn ấy cũng gọi đó là một gia tài.
Cô bạn này thích đầu tư thời gian cho việc thêu thùa, đan móc, gấp giấy và làm thiệp tặng bạn bè, người thân. Châu bảo: “Mọi người có thể nghĩ mình là một cô nàng mọt sách, nhưng sự thật không phải như thế. Mình đã từng tham gia vào nhiều chương trình tình nguyện, ấn tượng nhất khi là thành viên đội múa cho chương trình Hoa Trạng Nguyên. Mình thích các môn học xã hội, thích tụ tập với bạn bè và thích cả những suy tư chiêm nghiệm về cuộc sống”.
“Có lần Châu được tham dự vào một buổi lễ tuyên dương. Chương trình diễn ra ở một sân khấu ngoài trời rất hoành tráng nhưng lồng lộng gió rét vào tháng 12. Những cô bé chừng 3 - 4 tuổi mặc áo 2 dây đứng co ro trong rét sau bài biểu diễn dài. Mấy cô bé đã sụt sùi vì nước mũi chảy. Mình được tuyên dương mà cảm thấy cầm lòng không đặng. Lẽ nào chỉ vì sự ồn ào của một chương trình mà những cô bé này sẽ phải chịu rét sao. Mình chuẩn bị đi đến gần thì thấy một chị phụ trách từ đâu chạy tới. Chị quát nạt cả đội rằng: đã bảo phải nhún mạnh sao các bé không ai chịu nhún? Mình nhớ rằng bố mình nói ngày mình 3,4 tuổi thường vào viện cả tháng khi bị viêm phế quản. Rồi con bé nhút nhát trong mình bỗng đâu biến mất. Mình đến trước mặt chị phụ trách và nói rành rọt rằng: Này chị ơi, người lớn cũng không nhún nhảy được chứ đừng nói trẻ con ăn mặc phong phanh trong giá rét thế này. Thật may là sau đó các cô bé đã được mặc thêm áo ấm…”
Môn Hóa học có thể cho Châu những huy chương vàng của sự thành công còn những bài học của cuộc sống cho Châu những tấm huy chương để trưởng thành.
Theo SVVN.
Là sinh viên năm thứ nhất lớp Hóa tiên tiến, khoa Hóa, Trường ĐH Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, 19 tuổi, Vũ Minh Châu đã sở hữu một “gia tài” khổng lồ: seri giải thưởng liên quan đến môn Hóa trong đó có 2 Huy chương vàng quốc tế liên tiếp, giải thưởng Hoa Trạng Nguyên, Gương mặt trẻ Thủ đô năm 2009 và bây giờ đang được đề cử Giải thưởng Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc.
Và “gia tài” quan trọng nữa với Châu đó là những trải nghiệm sống của một cô sinh viên 19 tuổi.
Gia tài của sự khổ luyện
Trong số những học sinh đã từng tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế chỉ có một số ít người liên tiếp đạt 2 HCV trong 2 năm (lớp 11, lớp 12). Dân Ao (khối Chuyên trường ĐHKHTN, ĐH Quốc gia HN) đã tổng kết như thế và họ đọc rành mạch những cái tên rất dễ nhớ đó là: Ngô Bảo Châu, Đào Hải Long, Ngô Đắc Tuấn, Lê Hùng Việt Bảo (Toán học), Nguyễn Ngọc Huy (Tin học)... và gần đây nhất là cô bé Vũ Minh Châu (Hóa học).
Châu kể năm Châu 17 tuổi, lần đầu tiên đi Hungary tham dự một kỳ thi thật quan trọng: kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế - IChO và Châu đã giành huy chương vàng.
Trong lịch sử 40 năm của kỳ thi IChO, đó là một chuyện hiếm hoi. Vì trong số những thí sinh đạt HCV chỉ có duy nhất một cô gái, cô gái ấy là Vũ Minh Châu 17 tuổi. Và một năm sau, năm 2009, tại kỳ thi IChO ở Anh, cũng chỉ có Minh Châu là nữ thí sinh duy nhất bước lên bục nhận huy chương vàng.
Áp lực của HCV lớp 11, càng khiến cho cuộc thi của Châu năm lớp 12 căng thẳng. Châu đã tính đến chuyện không thi tiếp. Nhưng rồi Châu vẫn quyết định vào đội tuyển. Và với Minh Châu đó là một cơ hội để bạn ấy vượt qua chính nỗi sợ hãi của bản thân mình, vượt qua chính mình.
Và “gia tài” quan trọng nữa với Châu đó là những trải nghiệm sống của một cô sinh viên 19 tuổi.
Gia tài của sự khổ luyện
Trong số những học sinh đã từng tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế chỉ có một số ít người liên tiếp đạt 2 HCV trong 2 năm (lớp 11, lớp 12). Dân Ao (khối Chuyên trường ĐHKHTN, ĐH Quốc gia HN) đã tổng kết như thế và họ đọc rành mạch những cái tên rất dễ nhớ đó là: Ngô Bảo Châu, Đào Hải Long, Ngô Đắc Tuấn, Lê Hùng Việt Bảo (Toán học), Nguyễn Ngọc Huy (Tin học)... và gần đây nhất là cô bé Vũ Minh Châu (Hóa học).
Châu kể năm Châu 17 tuổi, lần đầu tiên đi Hungary tham dự một kỳ thi thật quan trọng: kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế - IChO và Châu đã giành huy chương vàng.
Trong lịch sử 40 năm của kỳ thi IChO, đó là một chuyện hiếm hoi. Vì trong số những thí sinh đạt HCV chỉ có duy nhất một cô gái, cô gái ấy là Vũ Minh Châu 17 tuổi. Và một năm sau, năm 2009, tại kỳ thi IChO ở Anh, cũng chỉ có Minh Châu là nữ thí sinh duy nhất bước lên bục nhận huy chương vàng.
Áp lực của HCV lớp 11, càng khiến cho cuộc thi của Châu năm lớp 12 căng thẳng. Châu đã tính đến chuyện không thi tiếp. Nhưng rồi Châu vẫn quyết định vào đội tuyển. Và với Minh Châu đó là một cơ hội để bạn ấy vượt qua chính nỗi sợ hãi của bản thân mình, vượt qua chính mình.
Vũ Minh Châu phát biểu tại buổi lễ trao giải Hoa Trạng Nguyên.
Kỳ thi năm lớp 12 cũng đầy những kỷ niệm. Có những thời điểm làm bài thi bạn ấy suýt bật khóc. Đó là khi làm bài thi thứ 2. Vì nhầm tưởng hướng dẫn thi giống như mọi năm nghĩa là có nhiều hơn thời gian để làm bài nên lúc thu bài Châu gần như hoảng hốt. Thật may là một người bạn Thái Lan đã trấn an để Châu tiếp tục bình tĩnh thi tiếp và giành 77,5 điểm, đạt HCV.
Tấm HCV của năm sau quý giá hơn rất nhiều vì nó mang lại cho Châu những trải nghiệm sống.
Lịch học của cô sinh viên năm nhất này bây giờ kín mít những giờ học tiếng Anh. Châu nói: nếu được hình dung, Châu sẽ nghĩ về một tương lai gần, 5 năm nữa chẳng hạn, Châu sẽ tốt nghiệp một trường đại học của Mỹ và tiếp tục theo đuổi ngành Hóa học yêu thích.
Cuộc sống là một chuỗi những “phản ứng hóa học”
Châu rất thích các giờ thí nghiệm. Những sự biến đổi, phản ứng của hóa chất giống như một trò chơi mê hoặc. Có khi không phải làm bài tập Minh Châu vẫn nghịch ngợm với những phản ứng này.
Trong thời gian ôn thi đội tuyển, chỉ vì “công trình nghịch ngợm” của cô nàng mà đã gây ra tiếng nổ khá lớn. Châu bảo: “Rất may là không có thiệt hại về người về của. Và không phải bao biện đâu, nhưng những câu chuyện ấy nuôi dưỡng tình yêu với môn Hóa của mình”.
Được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khen ngợi.
Cô bạn này thích đầu tư thời gian cho việc thêu thùa, đan móc, gấp giấy và làm thiệp tặng bạn bè, người thân. Châu bảo: “Mọi người có thể nghĩ mình là một cô nàng mọt sách, nhưng sự thật không phải như thế. Mình đã từng tham gia vào nhiều chương trình tình nguyện, ấn tượng nhất khi là thành viên đội múa cho chương trình Hoa Trạng Nguyên. Mình thích các môn học xã hội, thích tụ tập với bạn bè và thích cả những suy tư chiêm nghiệm về cuộc sống”.
“Có lần Châu được tham dự vào một buổi lễ tuyên dương. Chương trình diễn ra ở một sân khấu ngoài trời rất hoành tráng nhưng lồng lộng gió rét vào tháng 12. Những cô bé chừng 3 - 4 tuổi mặc áo 2 dây đứng co ro trong rét sau bài biểu diễn dài. Mấy cô bé đã sụt sùi vì nước mũi chảy. Mình được tuyên dương mà cảm thấy cầm lòng không đặng. Lẽ nào chỉ vì sự ồn ào của một chương trình mà những cô bé này sẽ phải chịu rét sao. Mình chuẩn bị đi đến gần thì thấy một chị phụ trách từ đâu chạy tới. Chị quát nạt cả đội rằng: đã bảo phải nhún mạnh sao các bé không ai chịu nhún? Mình nhớ rằng bố mình nói ngày mình 3,4 tuổi thường vào viện cả tháng khi bị viêm phế quản. Rồi con bé nhút nhát trong mình bỗng đâu biến mất. Mình đến trước mặt chị phụ trách và nói rành rọt rằng: Này chị ơi, người lớn cũng không nhún nhảy được chứ đừng nói trẻ con ăn mặc phong phanh trong giá rét thế này. Thật may là sau đó các cô bé đã được mặc thêm áo ấm…”
Môn Hóa học có thể cho Châu những huy chương vàng của sự thành công còn những bài học của cuộc sống cho Châu những tấm huy chương để trưởng thành.
Theo SVVN.