'Già nua' bởi 'khoán' cho trường?

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
'Già nua' bởi 'khoán' cho trường?


Các chuyên gia giáo dục cho rằng các trường đại học vẫn sử dụng giáo trình có tuổi đời hơn 30 năm là chuyện không tin nổi. Thực tế, việc biên soạn giáo trình hiện nay gần như khoán cho các trường.

ImageHandler.ashx



Học sinh phổ thông tham quan thư viện của ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM . Ảnh: Quang Phương

Trước thực tế, nhiều khoa ở nhiều trường vẫn sử dụng giáo trình có tuổi đời hàng chục năm (Tiền Phong có bài; Giáo trình Đại hoc,cao đẳng,Hơn 30 năm vẫn dạy tốt ngày 8- 11), TS Bùi Duy Cam, Hiệu trưởng ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN nhận định: Chương trình đào tạo của một trường ĐH có những môn cơ bản cơ sở và môn chuyên ngành. Cốt lõi của những môn cơ bản, cơ sở thường không thay đổi nhiều nên giáo trình cũng ít thay đổi. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi người dạy phải cập nhật kiến thức và mở rộng những áp dụng thực tiễn…

“Cần có giải pháp làm chung, dùng chung giáo trình để đỡ tốn kém và dễ cập nhật. Ở nước ngoài, không phải trường nào cũng tự viết giáo trình mà họ thường lựa chọn giáo trình phù hợp là sách của các nhà khoa học nổi tiếng. Nhưng ở Việt Nam, trường nào có giáo trình của trường đó, dường như các trường không muốn dùng giáo trình của nhau. Như vậy là rất lãng phí, nhất là đối với các môn học cơ bản, cơ sở”, TS Cam nói.

TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TPHCM nêu ra kinh nghiệm xây dựng giáo trình của trường này: Trường có hẳn một chương trình làm giáo trình, trợ giá cho sinh viên mua hoặc đặt một số lượng lớn trong thư viện để sinh viên có thể mượn dùng…

“Kiến thức khoa học cơ bản như các định luật muôn đời không cũ. Nhưng nếu đem giáo trình được soạn cách đây 30 năm để giảng dạy thì không thể chấp nhận được”, TS Nghĩa nói.

ĐH Kinh tế TP HCM có 27 chương trình đào tạo chính quy thì có 350 môn học tương ứng chừng đó giáo trình. TS Hồ Viết Tiến, Trưởng phòng Quản lý Khoa học - Hợp tác Quốc tế trường này cho biết, biên soạn giáo trình nào cũng phải bắt đầu từ chương trình đào tạo của trường.

Chương trình đào tạo gắn liền với khoa nào thì trường sẽ phân cho khoa đó chịu trách nhiệm viết. Có hai loại tài liệu chính thức và tham khảo. Lâu nay, để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo trình, ĐH Kinh tế TP HCM trả nhuận bút cho việc biên soạn giáo trình theo tín chỉ: 8 triệu đồng/tín chỉ (ở bậc ĐH) và 12 triệu đồng/tín chỉ (ở bậc cao học).

Trung bình, mỗi năm giảng viên trong trường đăng ký biên soạn khoảng từ 40 đến 60 giáo trình. Như vậy nếu tính trung bình cứ mỗi giáo trình là 3 tín chỉ thì riêng ở bậc ĐH, trường phải bỏ mỗi năm hơn 1,2 tỷ cho việc biên soạn giáo trình.

Theo trần tình của một nhà quản lý giáo dục, Bộ GD& ĐT chưa bao giờ có cuộc kiểm tra thực sự việc biên soạn và chất lượng giáo trình của các trường đại học.

Tuy nhiên, PGS.TS Trần Thị Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH - Bộ GD&ĐT cho rằng, về chức năng, nhiệm vụ, các trường ĐH là nơi lựa chọn giáo trình có chất lượng tốt nhất để đào tạo. Vì vậy, giáo trình cũng thể hiện thương hiệu, chất lượng đào tạo của một trường ĐH.
“Nhưng không thể tin nổi lại có trường, khoa giảng dạy bằng giáo trình có tuổi đời 30 năm.

Ngần ấy năm không thay đổi giáo trình, chất lượng chuyên môn hẳn có vấn đề, bởi kể cả kiến thức khoa học cơ bản cũng rất phát triển, chưa nói đến kiến thức chuyên ngành”.

Theo bà Hà, để kiểm soát chất lượng giáo trình, cần phải đẩy mạnh kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo, trong đó có tiêu chí về giáo trình. Các trường bắt buộc phải đưa thông tin về chương trình đào tạo, giáo trình lên mạng theo nội dung “ba công khai” để xã hội và người học giám sát.




Theo TPO.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top