Cả dải Sa Thị - Kinh Châu đều lưu truyền câu: Gia Cát Lượng điếu tang - giả nhân giả nghĩa. Vậy câu chuyện này như thế nào?
Truyền thuyết nói rằng, Gia Cát Lượng ba lần chọc tức Chu Du, lần thứ ba là ở ngoài cửa nam thành Kinh Châu, làm Chu Du tức đến phải hộc máu tươi, từ trên ngựa té xuống mê man bất tỉnh. Chúng tướng Đông Ngô chỉ còn cách đỡ ông trở về.
Chu Du về đến Đông Ngô, ngước đầu than dài:
- Ôi! Ông trời đã sinh Chu Du sao lại còn sinh Gia Cát Lượng? Gia Cát Lượng mà không chết, mối hận trong lòng ta khó tiêu được!
Và ông đã nghĩ quàng xiên: "Mình giả chết nằm trong quan tài, gạt Gia Cát Lượng tới điếu tang mà giết hắn vậy!”
Gia Cát Lượng tiếp được thiệp báo tang của Đông Ngô gởi tới, bèn nói với Lưu Bị:
- Chu Du là một tướng tài đáng gờm! Hiện giờ tuy với chúng ta là địch, song ấy cũng là ai vì chúa nấy. Ông ta đã lên trời, tôi cũng nên đi điếu ông ta.
Lưu Bị vội ngăn lại:
- Quân sư không cần thiết phải mạo hiểm như vậy, sợ e mắc kế Đông Ngô chăng?
Gia Cát Lượng nói:
- Khi Chu Du còn sống, tôi còn chưa sợ ông ta, như nay ông ta đã chết rồi, chẳng lẽ tôi lại sợ sao? Ví bằng đây là bẫy đi nữa, tôi cũng tự có cách đối phó.
Nói xong, ông dẫn Triệu Vân cùng lên đường.
Gia Cát Lượng đến linh đường Chu Du, nhưng thấy linh bài đặt ở giữa, lò hương nghi ngút khói, ánh nến sáng choang, mà chúng tướng Đông Ngô thì mang đao kiếm, mặt hầm hầm đứng hai bên, chẳng có vẻ chi đau buồn cả. Trong lòng Gia Cát Lượng đã hiểu hơn một nửa. Ông vẫn bình tĩnh bước tới bên quan tài. Lại thấy trên nắp quan tài có mười chín cái lỗ nhỏ, trong lòng lại càng tỏ hơn, đồng thời cũng đã có sẵn cách đối phó. Gia Cát Lượng sắp xếp tế vật ở linh tiền xong, ông thắp hương đốt giấy tiền, sau đó cúng rượu đọc văn tế, khiến người nghe chẳng khỏi xót xa. Cúng tế xong ông phục trên quan tài khóc đau đớn, khóc một tiếng "Chu đô đốc" lại đập lên nắp quan tài một cái; khóc một tiếng "Công Cẩn huynh" lại đập lên quan tài một cái nữa; đập đến nỗi quan tài kêu "pinh pinh", người bên cạnh khuyên ông cũng không ngừng, kéo ông , ông cũng không chịu ra, thật cha mẹ vợ con ông chết cũng chưa bằng!
Chúng tướng Đông Ngô thấy vậy đều cũng buồn lây, có người nghĩ: "Ngày thường chúng ta đều nghĩ rằng Đô đốc và Gia Cát lựơng là kẻ cừu, nay thấy ra, cảm tình hai người thật là thắm thiết!". Có người nghĩ: "Khi đại chiến ở trận Xích Bích, Gia Cát tiên sinh vốn thật tình giúp chúng ta, vậy mà khi ấy Đô đốc cứ muốn giết ông; bây giờ nghĩ ra cách này để giết Khổng Minh, thế thì thật là bậy!". Do đó mọi người đều không nỡ lòng hạ độc thủ.
Sự thực Gia Cát Lượng chỉ giả vờ thôi. Ông thoạt thấy kẻ hở, nên lúc cúng rượu thắp hương, ông đã ngầm lấy sáp nến vo tròn bỏ trong ống tay áo. Khi đập tay trên quan tài, ấy là ông dùng nhnững viên sáp vo tròn đó ém các lỗ khí trên quan tài lại.
Đến khi Gia Cát Lượng tế xong và dẫn Triệu Vân đi, chúng tướng Đông Ngô tới giở nắp quan tài ra thì thấy Chu Du đã bị ngộp thở chết tự bao giờ!
Theo Truyền Thuyết Tam Quốc Chí
Truyền thuyết nói rằng, Gia Cát Lượng ba lần chọc tức Chu Du, lần thứ ba là ở ngoài cửa nam thành Kinh Châu, làm Chu Du tức đến phải hộc máu tươi, từ trên ngựa té xuống mê man bất tỉnh. Chúng tướng Đông Ngô chỉ còn cách đỡ ông trở về.
Chu Du về đến Đông Ngô, ngước đầu than dài:
- Ôi! Ông trời đã sinh Chu Du sao lại còn sinh Gia Cát Lượng? Gia Cát Lượng mà không chết, mối hận trong lòng ta khó tiêu được!
Và ông đã nghĩ quàng xiên: "Mình giả chết nằm trong quan tài, gạt Gia Cát Lượng tới điếu tang mà giết hắn vậy!”
Gia Cát Lượng tiếp được thiệp báo tang của Đông Ngô gởi tới, bèn nói với Lưu Bị:
- Chu Du là một tướng tài đáng gờm! Hiện giờ tuy với chúng ta là địch, song ấy cũng là ai vì chúa nấy. Ông ta đã lên trời, tôi cũng nên đi điếu ông ta.
Lưu Bị vội ngăn lại:
- Quân sư không cần thiết phải mạo hiểm như vậy, sợ e mắc kế Đông Ngô chăng?
Gia Cát Lượng nói:
- Khi Chu Du còn sống, tôi còn chưa sợ ông ta, như nay ông ta đã chết rồi, chẳng lẽ tôi lại sợ sao? Ví bằng đây là bẫy đi nữa, tôi cũng tự có cách đối phó.
Nói xong, ông dẫn Triệu Vân cùng lên đường.
Gia Cát Lượng đến linh đường Chu Du, nhưng thấy linh bài đặt ở giữa, lò hương nghi ngút khói, ánh nến sáng choang, mà chúng tướng Đông Ngô thì mang đao kiếm, mặt hầm hầm đứng hai bên, chẳng có vẻ chi đau buồn cả. Trong lòng Gia Cát Lượng đã hiểu hơn một nửa. Ông vẫn bình tĩnh bước tới bên quan tài. Lại thấy trên nắp quan tài có mười chín cái lỗ nhỏ, trong lòng lại càng tỏ hơn, đồng thời cũng đã có sẵn cách đối phó. Gia Cát Lượng sắp xếp tế vật ở linh tiền xong, ông thắp hương đốt giấy tiền, sau đó cúng rượu đọc văn tế, khiến người nghe chẳng khỏi xót xa. Cúng tế xong ông phục trên quan tài khóc đau đớn, khóc một tiếng "Chu đô đốc" lại đập lên nắp quan tài một cái; khóc một tiếng "Công Cẩn huynh" lại đập lên quan tài một cái nữa; đập đến nỗi quan tài kêu "pinh pinh", người bên cạnh khuyên ông cũng không ngừng, kéo ông , ông cũng không chịu ra, thật cha mẹ vợ con ông chết cũng chưa bằng!
Chúng tướng Đông Ngô thấy vậy đều cũng buồn lây, có người nghĩ: "Ngày thường chúng ta đều nghĩ rằng Đô đốc và Gia Cát lựơng là kẻ cừu, nay thấy ra, cảm tình hai người thật là thắm thiết!". Có người nghĩ: "Khi đại chiến ở trận Xích Bích, Gia Cát tiên sinh vốn thật tình giúp chúng ta, vậy mà khi ấy Đô đốc cứ muốn giết ông; bây giờ nghĩ ra cách này để giết Khổng Minh, thế thì thật là bậy!". Do đó mọi người đều không nỡ lòng hạ độc thủ.
Sự thực Gia Cát Lượng chỉ giả vờ thôi. Ông thoạt thấy kẻ hở, nên lúc cúng rượu thắp hương, ông đã ngầm lấy sáp nến vo tròn bỏ trong ống tay áo. Khi đập tay trên quan tài, ấy là ông dùng nhnững viên sáp vo tròn đó ém các lỗ khí trên quan tài lại.
Đến khi Gia Cát Lượng tế xong và dẫn Triệu Vân đi, chúng tướng Đông Ngô tới giở nắp quan tài ra thì thấy Chu Du đã bị ngộp thở chết tự bao giờ!
Theo Truyền Thuyết Tam Quốc Chí