Về phía nam cách thành Công An chưa đầy trăm dặm, có một cái hồ rộng tên là hồ Lục Tốn. Thời Tam Quốc. Đại tướng Đông Ngô Lục Tốn từng luyện binh ở đây.
Có một lần, Lục Tốn đang ở trên hồ thao luyện thủy binh, mình ông khoác chiến bào xanh, tay cầm hạnh huỳnh kỳ đứng trên mui thuyền phát hiệu lệnh, oai phong lẫm liệt. Một trăm chiến thuyền theo hạnh huỳnh kỳ huy động, ở trên mặt hồ qua lại như thoi đưa, tiến tiến thoái thoái rất quy cũ.
Chợt kình phong nổi dậy, làm cho sóng trắng dậy ngất trời, nước hồ bỗng dưng như một thùng nước sôi. Bọn thủy binh thấy gió liền cuốn buồm hạ mui; đèn đuốc trên thuyền tắt ngấm, thân thuyền bị sóng vỗ đến nghiêng đảo. Thế này thì thuyền bè sẽ bị chìm nghỉm hết thôi.
Sự tình xảy đến quá đột ngột, tướng sĩ thủy binh nhất thời đành khoanh tay bất lực, ai nấy chỉ còn biết ngó chủ soái, chờ xem Lục Tốn có kế sach gì hay không. Lục Tốn vẫn bình tĩnh, chỉ thấy ông phất hạnh huỳnh kỳ, hạ tướng lệnh: "Hãy đục đáy thuyền cho vỡ ra!" Mọi người nhận được mệnh lệnh này, ai nấy cũng đều thất kinh. Gió to sóng lớn thế này mà lại đục thủng đấy thuyền, chẳng là tự sát hay sao? Nhưng đã là tướng lệnh thì như sơn băng, ai dám chống lại. Tức thì họ liền dùng đao to, trường mâu mà đục thuyền. Chẳng mấy chốc , đáy thuyền đều bị đục thủng cả.
Kể cũng lạ, đáy thuyền bị chọc thủng, nước tràn vô khoang, thân thuyền liền lấy lại được thăng bằng ổn định. Bọn thủy binh thừa thế ôm chặt lái thuyền từ từ chèo thuyền vô bờ. Sau khi tới bờ, Lục Tốn lại tức khắc hạ lệnh cho đếm lại số thuyền và số người trên thuyền. Kết quả số thuyền đều đầy đủ, và không một ai bị chết hay mất tích cả. Mọi sự đều bình an tốt đẹp.
Tướng lĩnh Đông Ngô đều thầm phục trong lòng Lục Tốn quả chẳng thẹn là một vị chủ soái đại tài.
Theo sách Truyền Thuyết Tam Quốc Chí
Có một lần, Lục Tốn đang ở trên hồ thao luyện thủy binh, mình ông khoác chiến bào xanh, tay cầm hạnh huỳnh kỳ đứng trên mui thuyền phát hiệu lệnh, oai phong lẫm liệt. Một trăm chiến thuyền theo hạnh huỳnh kỳ huy động, ở trên mặt hồ qua lại như thoi đưa, tiến tiến thoái thoái rất quy cũ.
Chợt kình phong nổi dậy, làm cho sóng trắng dậy ngất trời, nước hồ bỗng dưng như một thùng nước sôi. Bọn thủy binh thấy gió liền cuốn buồm hạ mui; đèn đuốc trên thuyền tắt ngấm, thân thuyền bị sóng vỗ đến nghiêng đảo. Thế này thì thuyền bè sẽ bị chìm nghỉm hết thôi.
Sự tình xảy đến quá đột ngột, tướng sĩ thủy binh nhất thời đành khoanh tay bất lực, ai nấy chỉ còn biết ngó chủ soái, chờ xem Lục Tốn có kế sach gì hay không. Lục Tốn vẫn bình tĩnh, chỉ thấy ông phất hạnh huỳnh kỳ, hạ tướng lệnh: "Hãy đục đáy thuyền cho vỡ ra!" Mọi người nhận được mệnh lệnh này, ai nấy cũng đều thất kinh. Gió to sóng lớn thế này mà lại đục thủng đấy thuyền, chẳng là tự sát hay sao? Nhưng đã là tướng lệnh thì như sơn băng, ai dám chống lại. Tức thì họ liền dùng đao to, trường mâu mà đục thuyền. Chẳng mấy chốc , đáy thuyền đều bị đục thủng cả.
Kể cũng lạ, đáy thuyền bị chọc thủng, nước tràn vô khoang, thân thuyền liền lấy lại được thăng bằng ổn định. Bọn thủy binh thừa thế ôm chặt lái thuyền từ từ chèo thuyền vô bờ. Sau khi tới bờ, Lục Tốn lại tức khắc hạ lệnh cho đếm lại số thuyền và số người trên thuyền. Kết quả số thuyền đều đầy đủ, và không một ai bị chết hay mất tích cả. Mọi sự đều bình an tốt đẹp.
Tướng lĩnh Đông Ngô đều thầm phục trong lòng Lục Tốn quả chẳng thẹn là một vị chủ soái đại tài.
Theo sách Truyền Thuyết Tam Quốc Chí