Họ chỉ cao 1m, trước ngày thi thì gặp tai nạn, hoặc phải gắn với đôi nạng suốt cuộc đời.. Nhưng hôm nay, cùng có điểm chung là kịp đến phòng thi kịp giờ cán đích.Thí sinh tí hon
Chúng tôi bắt gặp 2 thí sinh rất đặc biệt, tại điểm thi Trường Đại học Đà Lạt.
Hai thí sinh đặc biệt tại điểm thi Trường Đại học Đà Lạt. Chỉ con chừng 1m nhưng thí sinh Nguyễn Thị Như Thảo tỏ ra rất tự tin giữa hàng ngàn thí sinh khác.
Quê Thảo ở Quảng Nam, gia đình rất khó khăn nhưng bố mẹ vẫn quyết cho con ăn học. Em mơ ước đỗ vào khoa Công nghệ thông tin của Trường Đại học Đà Lạt.
Thí sinh Hoàng Thị Thu Hương (quê Lâm Đồng), dự thi vào ngành Công nghệ thông tin Trường Đại học Đà Lạt cũng làm cho nhiều người phải khâm phục.
Nạng gỗ vào phòng thi
Trước ngày thi hơn 1 tháng, trên đường đi học về, Hương bị xe tải va quẹt gãy chân. Phải đi lại bằng đôi nạng gỗ… nhưng với quyết tâm vào đại học Hương vẫn không bỏ lỡ kỳ thi.
Thu Hương cho biết, được bố và anh đưa đi thi nhưng chỉ đưa đến cổng trường, tại đây em được các sinh viên tình nguyện và bảo vệ giúp đưa vào đến tận phòng thi.
Đ i thi với lúc đau ruột thừa cấp
Điều hy hữu là thí sinh đã có hẹn mổ nội soi với bác sỹ ở bệnh viện Phúc An Khang (TP.HCM) vào lúc 4h chiều ngày 4/7
Thí sinh Nguyễn Hồ Phương Anh (nữ, sinh năm 1992, số báo danh 036) đăng ký thi vào học viện Hàng không, đi thi với tình trạng đang bị đau ruột thừa cấp. Khi đến hội đồng thi, thí sinh này đã báo về chỉ định mổ của bác sỹ. Một cuộc hẹn mổ nội soi vào 16h ngày 4/7 cũng đã được lên lịch. Vì vậy, 3h30 chiều, vừa làm xong bài thi, các nhân viên y tế của điểm thi đã bố trí xe đưa thẳng thí sinh này đến bệnh viện để thực hiện ca mổ. Trong suốt quá trình thi, thí sinh Phương Anh cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các giám thị.
Mệt mỏi và căng thẳng trong ngày thi đầu tiên.
Được biết, thí sinh Nguyễn Hồ Phương Anh sinh quán tại Lâm Đồng, nhưng đã xuống TP.HCM theo học tại trường THPT Việt Âu (Gò Vấp) từ hai năm nay. Trước khi nhập viện, Phương Anh vẫn khẳng định mình sẽ cố gắng có mặt để thi nốt môn thi cuối (ngày 5/7).
Một thí sinh khác ở điểm thi THCS Nguyễn Thị Thập (thuộc hội đồng tuyển sinh trường đại học Tài chính Marketing) là Võ Thị Hằng Ly (sinh 1990, số báo danh A 10049) cũng đã nhập viện vì viêm thận cấp, trong khi đang làm bài thi.
Ba thí sinh ở hội đồng thi trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng bị tiêu chảy nặng.
Ban chỉ đạo kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2010 đã khuyến cáo các trường lưu ý đến khâu cách ly thí sinh, cán bộ coi thi, nếu đã tiếp xúc với đề thi, mà vướng phải các trường hợp “trục trặc” y tế tương tự.
Đi thi trên nạng gỗ
Không phải nạng gỗ do tai nạn bất ngờ, chiếc nạng này đã gắn suốt thời đi học của Hưng. Và hôm nay, lại tiếp sức em tới phòng thi.
Không có đôi chân lành lặn như các bạn, cả mười hai năm học chưa một ngày nào em Lê Trọng Hưng ở thôn Phúc Thượng, xã Nam Giang (Thọ Xuân – Thanh Hóa) có thể tự mình đến được lớp học mà tất cả đều nhờ bố mẹ và hai người bạn cùng xóm.
Hưng cần mẫn kiểm tra lại kiến thức trước khi đi thi
2 tuổi, Hưng bị hen phế quản. Trong một lần nguy kịch, bố mẹ đã nhờ người đến tiêm cho con, mong sao cắt được cơn hen. Thế nhưng sau khi tiêm xong, mấy hôm sau em cứ thấy chân mình đau nhức, co rút từ dưới gót chân lên. Bố mẹ em vội tức tốc đưa em ra Hà Nội chữa trị nhưng không được, các bác sĩ chuẩn đoán em bị teo cơ, tới khi năm tuổi thì chân phải của em liệt hoàn toàn.
Cũng bởi “mũi tiêm oan nghiệt” ấy nên em không học mẫu giáo mà phải ở nhà bố mẹ dạy chữ rồi cho lên học thẳng lớp 1. Hưng nhớ lại: “Thời gian đầu em cũng đi học mẫu giáo, nhưng khi đến lớp bạn bè cứ trêu: thằng què, thằng cụt…nên không dám tới lớp nữa.”
Trong suốt quãng thời gian học cấp 1, cấp 2, bố mẹ Hưng phải thay nhau đưa con tới trường. Lên cấp 3, nhà cách trường 3km, ngày đầu tiên nhập trường nhìn ánh mắt của mọi người cứ xem em như một vật thể lạ, thực lòng em cảm thấy rất buồn và muốn nghỉ học. Nhưng bố mẹ đã luôn bên cạnh động viên.
Hưng tâm sự: “Khi em lên cấp 3, nếu như không có sự đưa đi, đón về của hai người bạn thân Trịnh Công Đức và Trịnh Công Tuấn không biết em có thể tiếp tục đến trường được không. Hằng ngày, cứ sáng sớm, hai bạn lại tới đưa em tới trường thay bố mẹ”.
Cho tới bây giờ, em vẫn nhớ nhất hôm em Đứa đi học, trời mưa, đường trơn, gió lốc, em ngồi sau xe quấn chiếc áo mưa xanh, bất chợt một chiếc xe máy đi bên cạnh, quấn tà áo mưa của em, kéo hai đứa ngã dập xuống đường. Cũng may chiếc xe đi chậm nên em và Đức chỉ bị xây xát nhẹ.”
Cô giáo chủ nhiệm Hà Thị Tình không chỉ giúp Hưng trong việc học tập, nhiều hôm lỡ xe, cô đưa Hưng về nhà ăn cơm và điện thoại cho bố mẹ tới đón em về. Cũng chính cô là người gợi ý cho em nên thi Công nghệ thông tin vì nó phù hợp với hoàn cảnh của em hơn.Năm học lớp 11 bố Hưng đã sắm cho cậu một bộ máy vi tính để thực hành.
12 năm học, Hưng đều đạt học sinh tiên tiến, và luôn trong tốp đầu của lớp.
Chẳng những chăm chỉ trong học tập, Hưng còn cố gắng tập biết đi xe máy, biết bơi lội và…trèo cả cây nữa để đỡ đần bố mẹ những công việc cần thiết, hay ít ra cũng tự lo liệu được cho bản
Năm nay, Hưng quyết định đăng kí vào khoa Công nghệ thông tin, ĐH Thủy lợi Hà Nội. Anh Lê Trọng Minh, người thay bố mẹ đưa em đi thi tâm sự: “Nhìn vào sự cần cù, thông minh của Hưng, mình tin em có thể thành công trong đợt “vượt vũ môn” lần này”.
Theo VNN.
Chúng tôi bắt gặp 2 thí sinh rất đặc biệt, tại điểm thi Trường Đại học Đà Lạt.
Hai thí sinh đặc biệt tại điểm thi Trường Đại học Đà Lạt. Chỉ con chừng 1m nhưng thí sinh Nguyễn Thị Như Thảo tỏ ra rất tự tin giữa hàng ngàn thí sinh khác.
Quê Thảo ở Quảng Nam, gia đình rất khó khăn nhưng bố mẹ vẫn quyết cho con ăn học. Em mơ ước đỗ vào khoa Công nghệ thông tin của Trường Đại học Đà Lạt.
Thí sinh Hoàng Thị Thu Hương (quê Lâm Đồng), dự thi vào ngành Công nghệ thông tin Trường Đại học Đà Lạt cũng làm cho nhiều người phải khâm phục.
Nạng gỗ vào phòng thi
Trước ngày thi hơn 1 tháng, trên đường đi học về, Hương bị xe tải va quẹt gãy chân. Phải đi lại bằng đôi nạng gỗ… nhưng với quyết tâm vào đại học Hương vẫn không bỏ lỡ kỳ thi.
Thu Hương cho biết, được bố và anh đưa đi thi nhưng chỉ đưa đến cổng trường, tại đây em được các sinh viên tình nguyện và bảo vệ giúp đưa vào đến tận phòng thi.
Đ i thi với lúc đau ruột thừa cấp
Điều hy hữu là thí sinh đã có hẹn mổ nội soi với bác sỹ ở bệnh viện Phúc An Khang (TP.HCM) vào lúc 4h chiều ngày 4/7
Thí sinh Nguyễn Hồ Phương Anh (nữ, sinh năm 1992, số báo danh 036) đăng ký thi vào học viện Hàng không, đi thi với tình trạng đang bị đau ruột thừa cấp. Khi đến hội đồng thi, thí sinh này đã báo về chỉ định mổ của bác sỹ. Một cuộc hẹn mổ nội soi vào 16h ngày 4/7 cũng đã được lên lịch. Vì vậy, 3h30 chiều, vừa làm xong bài thi, các nhân viên y tế của điểm thi đã bố trí xe đưa thẳng thí sinh này đến bệnh viện để thực hiện ca mổ. Trong suốt quá trình thi, thí sinh Phương Anh cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các giám thị.
Mệt mỏi và căng thẳng trong ngày thi đầu tiên.
Được biết, thí sinh Nguyễn Hồ Phương Anh sinh quán tại Lâm Đồng, nhưng đã xuống TP.HCM theo học tại trường THPT Việt Âu (Gò Vấp) từ hai năm nay. Trước khi nhập viện, Phương Anh vẫn khẳng định mình sẽ cố gắng có mặt để thi nốt môn thi cuối (ngày 5/7).
Một thí sinh khác ở điểm thi THCS Nguyễn Thị Thập (thuộc hội đồng tuyển sinh trường đại học Tài chính Marketing) là Võ Thị Hằng Ly (sinh 1990, số báo danh A 10049) cũng đã nhập viện vì viêm thận cấp, trong khi đang làm bài thi.
Ba thí sinh ở hội đồng thi trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng bị tiêu chảy nặng.
Ban chỉ đạo kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng 2010 đã khuyến cáo các trường lưu ý đến khâu cách ly thí sinh, cán bộ coi thi, nếu đã tiếp xúc với đề thi, mà vướng phải các trường hợp “trục trặc” y tế tương tự.
Đi thi trên nạng gỗ
Không phải nạng gỗ do tai nạn bất ngờ, chiếc nạng này đã gắn suốt thời đi học của Hưng. Và hôm nay, lại tiếp sức em tới phòng thi.
Không có đôi chân lành lặn như các bạn, cả mười hai năm học chưa một ngày nào em Lê Trọng Hưng ở thôn Phúc Thượng, xã Nam Giang (Thọ Xuân – Thanh Hóa) có thể tự mình đến được lớp học mà tất cả đều nhờ bố mẹ và hai người bạn cùng xóm.
Hưng cần mẫn kiểm tra lại kiến thức trước khi đi thi
2 tuổi, Hưng bị hen phế quản. Trong một lần nguy kịch, bố mẹ đã nhờ người đến tiêm cho con, mong sao cắt được cơn hen. Thế nhưng sau khi tiêm xong, mấy hôm sau em cứ thấy chân mình đau nhức, co rút từ dưới gót chân lên. Bố mẹ em vội tức tốc đưa em ra Hà Nội chữa trị nhưng không được, các bác sĩ chuẩn đoán em bị teo cơ, tới khi năm tuổi thì chân phải của em liệt hoàn toàn.
Cũng bởi “mũi tiêm oan nghiệt” ấy nên em không học mẫu giáo mà phải ở nhà bố mẹ dạy chữ rồi cho lên học thẳng lớp 1. Hưng nhớ lại: “Thời gian đầu em cũng đi học mẫu giáo, nhưng khi đến lớp bạn bè cứ trêu: thằng què, thằng cụt…nên không dám tới lớp nữa.”
Trong suốt quãng thời gian học cấp 1, cấp 2, bố mẹ Hưng phải thay nhau đưa con tới trường. Lên cấp 3, nhà cách trường 3km, ngày đầu tiên nhập trường nhìn ánh mắt của mọi người cứ xem em như một vật thể lạ, thực lòng em cảm thấy rất buồn và muốn nghỉ học. Nhưng bố mẹ đã luôn bên cạnh động viên.
Hưng tâm sự: “Khi em lên cấp 3, nếu như không có sự đưa đi, đón về của hai người bạn thân Trịnh Công Đức và Trịnh Công Tuấn không biết em có thể tiếp tục đến trường được không. Hằng ngày, cứ sáng sớm, hai bạn lại tới đưa em tới trường thay bố mẹ”.
Cho tới bây giờ, em vẫn nhớ nhất hôm em Đứa đi học, trời mưa, đường trơn, gió lốc, em ngồi sau xe quấn chiếc áo mưa xanh, bất chợt một chiếc xe máy đi bên cạnh, quấn tà áo mưa của em, kéo hai đứa ngã dập xuống đường. Cũng may chiếc xe đi chậm nên em và Đức chỉ bị xây xát nhẹ.”
Cô giáo chủ nhiệm Hà Thị Tình không chỉ giúp Hưng trong việc học tập, nhiều hôm lỡ xe, cô đưa Hưng về nhà ăn cơm và điện thoại cho bố mẹ tới đón em về. Cũng chính cô là người gợi ý cho em nên thi Công nghệ thông tin vì nó phù hợp với hoàn cảnh của em hơn.Năm học lớp 11 bố Hưng đã sắm cho cậu một bộ máy vi tính để thực hành.
12 năm học, Hưng đều đạt học sinh tiên tiến, và luôn trong tốp đầu của lớp.
Chẳng những chăm chỉ trong học tập, Hưng còn cố gắng tập biết đi xe máy, biết bơi lội và…trèo cả cây nữa để đỡ đần bố mẹ những công việc cần thiết, hay ít ra cũng tự lo liệu được cho bản
Năm nay, Hưng quyết định đăng kí vào khoa Công nghệ thông tin, ĐH Thủy lợi Hà Nội. Anh Lê Trọng Minh, người thay bố mẹ đưa em đi thi tâm sự: “Nhìn vào sự cần cù, thông minh của Hưng, mình tin em có thể thành công trong đợt “vượt vũ môn” lần này”.
Theo VNN.