Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Lý luận & Phê bình Văn học
Gặp lại "Chí Phèo và Thị Nở"
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butco" data-source="post: 4446" data-attributes="member: 583"><p>Tỉnh Hà Nam vừa có quyết định mở rộng dự án “Vườn hiện thực Nam Cao” để tưởng nhớ nhà văn và góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của một thời kỳ lịch sử. Nhân dịp này, một cuộc giao lưu nghệ thuật mang chủ đề “Về với Nam Cao” đã được tổ chức trên chính mảnh đất quê hương tác giả: làng Đại Hoàng (Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam - nguyên mẫu của làng Vũ Đại). Lần đầu tiên sau gần 30 năm kể từ khi bộ phim ra đời (1982), các nghệ sĩ của đoàn phim mới có dịp hội tụ đông đủ. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với hai nhân vật chính của bộ phim, cũng là hai nhân vai diễn kinh điển trong lịch sử điện ảnh Việt Nam: Thị Nở (nghệ sĩ Đức Lưu) và Chí Phèo (nghệ sĩ Bùi Cường).</p><p></p><p></p><p></p><p>Chí Phèo - Thị Nở trên phim. </p><p>- Thưa nghệ sĩ (NS) Đức Lưu và NS. Bùi Cường, cơ duyên nào đã đưa hai nghệ sĩ đến với vai Thị Nở - Chí Phèo? </p><p>- NS. Bùi Cường: Chí Phèo là vai chính đầu tiên của tôi. Hồi đó, đạo diễn Phạm Văn Khoa gặp tôi và hỏi: “Mày có dám đóng Chí Phèo không?”, tôi hơi bất ngờ nhưng vẫn trả lời liều: “Nếu được thế thì dù phải cạo đầu cháu cũng làm”. Lúc đó cũng có nhiều người được mời thử vai lắm nhưng thật may mắn là tôi thử một lần đã được đạo diễn gật đầu.</p><p></p><p>- NS. Đức Lưu: Vai diễn của tôi thì có vẻ gian nan hơn của anh Cường. Trước khi đạo diễn Văn Khoa tìm gặp mời đóng Thị Nở, anh đã mất hơn một năm tìm kiếm khắp nơi mà chưa được người ưng ý. Lúc nghe anh đề nghị, tôi đã có cảm giác như cá gặp nước, không có gì sung sướng bằng. Tôi chỉ nghĩ được rằng đây là nhân vật có một trên đời và lo lắng không biết có đóng được không chứ không kịp nghĩ gì đến chuyện nhân vật xấu - đẹp gì. Nhưng bây giờ, sau gần 30 năm tôi nhận ra, vẻ đẹp của vai diễn là ở chỗ người diễn viên có lột tả được nhân vật hay không chứ không phải ở diện mạo đẹp hay xấu?</p><p></p><p>- Kỷ niệm chung nào trong quá trình làm bộ phim khiến hai nghệ sĩ nhớ nhất?</p><p></p><p>- Có lẽ đó là tài hóa trang của nghệ sĩ Nhữ Đình Nguyên. Hồi đó trước mỗi buổi đóng phim, khi anh Nhữ Đình Nguyên hóa trang cho hai chúng tôi xong thì cứ nhìn nhau là tôi và chị Đức Lưu lại cười không dứt được. Lần nào đạo diễn Văn Khoa cũng phải hỏi: “Chúng mày cười xong chưa để bắt đầu nào”. Nhưng nhiều hôm vừa vào quay, ngẩng lên nhìn thấy nhau lại không nhịn được cười. Bây giờ nghĩ lại chúng tôi vẫn cảm ơn bàn tay tài hoa của anh Nguyên, có lẽ đó là phần đóng góp không nhỏ chút nào cho hai vai diễn để đời của điện ảnh Việt Nam như Thị Nở - Chí Phèo.</p><p></p><p>- Vậy còn kỷ niệm riêng của mỗi người?</p><p></p><p>- NS. Đức Lưu: Có lẽ khi đóng phim này, kỷ niệm nhớ nhất của tất cả chúng tôi là những tiếng cười. Tôi còn nhớ khi đã quay gần hết phim, đến cảnh Thị Nở ra gánh nước ở bờ sông. Vì sông Nhuệ rất trong nên tôi mới cúi mặt xuống soi. Tự nhiên lúc đó lại nhìn thấy cái mặt Thị Nở, thế là tôi buồn cười quá, cứ cười ngặt nghẽo đến nỗi rơi mất bộ răng giả xuống sông không tìm được. Mà bộ răng giả ấy phải làm mất 6 tháng mới xong đấy.</p><p></p><p>- NS. Bùi Cường: Chị Đức Lưu nói rất đúng. Kỷ niệm nhớ nhất với tôi cũng là nụ cười của Chí Phèo. Khi nhận vai tôi đã nghĩ ngay đến chi tiết này. Các cụ ngày xưa bảo thế gian có 36 điệu cười, tôi không biết điệu cười của Chí Phèo là điệu nào trong số ấy. Từ khi cầm kịch bản, suốt ba tháng liền tôi chỉ tập cười mà vẫn không cười nổi. Sau tôi nghĩ thân phận Chí Phèo khác gì con chó hóc xương nuốt không được, lè không ra. Và thế là tôi tập theo âm thanh ấy. Điệu cười của Chí Phèo có nguồn gốc như thế đấy.</p><p></p><p>- Rất thành công trên màn ảnh và có nhiều kỷ niệm đáng nhớ trên phim trường. Còn ngoài đời, hai nghệ sĩ có kỷ niệm nào đặc biệt không?</p><p></p><p>- NS. Đức Lưu: Gia đình tôi đã phải mất 10 năm để cân bằng sau khi tôi đóng Thị Nở. Hàng xóm xì xào khi qua nhà tôi, các con tôi đi học bị trêu trọc là con Chí Phèo... nhưng cũng có những kỷ niệm rất ngọt ngào. Tôi nhớ lần đó khi đi sang dự đại hội tại Matxcơva, có buổi giao lưu với 500 công nhân Việt Nam. Khi biết tôi là người đóng vai Thị Nở, họ đã công kênh lên. Sau này, trong một lần dự lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh Nga, vị đại sứ Nga hỏi vui: “Cho tôi xin bát cháo hành chị Lưu ơi”.</p><p></p><p>- NS. Bùi Cường: Tôi cũng từng gặp khá nhiều rắc rối, thậm chí bị hành hung vì có người nghĩ Chí Phèo thật đang ở trước mặt mình. Nhưng, nhân vật Chí Phèo cũng “cứu” tôi trong nhiều lúc khó khăn. Tôi nhớ một lần tôi làm phim. Chúng tôi chọn bối cảnh vừa trải qua một trận ném bom ở một đơn vị bộ đội và đã thấy ưng ý rồi. Nhưng đến khi vác máy lên quay thì nơi đó đã được “phủ xanh đất trống đồi trọc” bằng những cây keo. Cả đoàn chỉ biết nhìn nhau ái ngại vì biết kiếm đâu ra bối cảnh bây giờ. Đúng lúc đó thì đồng chí chỉ huy của đơn vị đó đến và nói: “Có phải anh từng đóng vai Chí Phèo không?”. Và để tạo điều kiện cho chúng tôi quay phim, đồng chí đó đã cho nhổ hết các cây keo mang về ươm tiếp, chờ đến khi đoàn quay xong rồi mới cho trồng lại.</p><p></p><p>- Xin cảm ơn hai nghệ sĩ, chúc hai nghệ sĩ một năm mới an lành và tiếp tục mang đến những vai diễn hay cho khán giả!</p><p></p><p>Bài : Hà Dương</p><p></p><p></p><p>--------------------------------------------------------------------------------</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butco, post: 4446, member: 583"] Tỉnh Hà Nam vừa có quyết định mở rộng dự án “Vườn hiện thực Nam Cao” để tưởng nhớ nhà văn và góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của một thời kỳ lịch sử. Nhân dịp này, một cuộc giao lưu nghệ thuật mang chủ đề “Về với Nam Cao” đã được tổ chức trên chính mảnh đất quê hương tác giả: làng Đại Hoàng (Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam - nguyên mẫu của làng Vũ Đại). Lần đầu tiên sau gần 30 năm kể từ khi bộ phim ra đời (1982), các nghệ sĩ của đoàn phim mới có dịp hội tụ đông đủ. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với hai nhân vật chính của bộ phim, cũng là hai nhân vai diễn kinh điển trong lịch sử điện ảnh Việt Nam: Thị Nở (nghệ sĩ Đức Lưu) và Chí Phèo (nghệ sĩ Bùi Cường). Chí Phèo - Thị Nở trên phim. - Thưa nghệ sĩ (NS) Đức Lưu và NS. Bùi Cường, cơ duyên nào đã đưa hai nghệ sĩ đến với vai Thị Nở - Chí Phèo? - NS. Bùi Cường: Chí Phèo là vai chính đầu tiên của tôi. Hồi đó, đạo diễn Phạm Văn Khoa gặp tôi và hỏi: “Mày có dám đóng Chí Phèo không?”, tôi hơi bất ngờ nhưng vẫn trả lời liều: “Nếu được thế thì dù phải cạo đầu cháu cũng làm”. Lúc đó cũng có nhiều người được mời thử vai lắm nhưng thật may mắn là tôi thử một lần đã được đạo diễn gật đầu. - NS. Đức Lưu: Vai diễn của tôi thì có vẻ gian nan hơn của anh Cường. Trước khi đạo diễn Văn Khoa tìm gặp mời đóng Thị Nở, anh đã mất hơn một năm tìm kiếm khắp nơi mà chưa được người ưng ý. Lúc nghe anh đề nghị, tôi đã có cảm giác như cá gặp nước, không có gì sung sướng bằng. Tôi chỉ nghĩ được rằng đây là nhân vật có một trên đời và lo lắng không biết có đóng được không chứ không kịp nghĩ gì đến chuyện nhân vật xấu - đẹp gì. Nhưng bây giờ, sau gần 30 năm tôi nhận ra, vẻ đẹp của vai diễn là ở chỗ người diễn viên có lột tả được nhân vật hay không chứ không phải ở diện mạo đẹp hay xấu? - Kỷ niệm chung nào trong quá trình làm bộ phim khiến hai nghệ sĩ nhớ nhất? - Có lẽ đó là tài hóa trang của nghệ sĩ Nhữ Đình Nguyên. Hồi đó trước mỗi buổi đóng phim, khi anh Nhữ Đình Nguyên hóa trang cho hai chúng tôi xong thì cứ nhìn nhau là tôi và chị Đức Lưu lại cười không dứt được. Lần nào đạo diễn Văn Khoa cũng phải hỏi: “Chúng mày cười xong chưa để bắt đầu nào”. Nhưng nhiều hôm vừa vào quay, ngẩng lên nhìn thấy nhau lại không nhịn được cười. Bây giờ nghĩ lại chúng tôi vẫn cảm ơn bàn tay tài hoa của anh Nguyên, có lẽ đó là phần đóng góp không nhỏ chút nào cho hai vai diễn để đời của điện ảnh Việt Nam như Thị Nở - Chí Phèo. - Vậy còn kỷ niệm riêng của mỗi người? - NS. Đức Lưu: Có lẽ khi đóng phim này, kỷ niệm nhớ nhất của tất cả chúng tôi là những tiếng cười. Tôi còn nhớ khi đã quay gần hết phim, đến cảnh Thị Nở ra gánh nước ở bờ sông. Vì sông Nhuệ rất trong nên tôi mới cúi mặt xuống soi. Tự nhiên lúc đó lại nhìn thấy cái mặt Thị Nở, thế là tôi buồn cười quá, cứ cười ngặt nghẽo đến nỗi rơi mất bộ răng giả xuống sông không tìm được. Mà bộ răng giả ấy phải làm mất 6 tháng mới xong đấy. - NS. Bùi Cường: Chị Đức Lưu nói rất đúng. Kỷ niệm nhớ nhất với tôi cũng là nụ cười của Chí Phèo. Khi nhận vai tôi đã nghĩ ngay đến chi tiết này. Các cụ ngày xưa bảo thế gian có 36 điệu cười, tôi không biết điệu cười của Chí Phèo là điệu nào trong số ấy. Từ khi cầm kịch bản, suốt ba tháng liền tôi chỉ tập cười mà vẫn không cười nổi. Sau tôi nghĩ thân phận Chí Phèo khác gì con chó hóc xương nuốt không được, lè không ra. Và thế là tôi tập theo âm thanh ấy. Điệu cười của Chí Phèo có nguồn gốc như thế đấy. - Rất thành công trên màn ảnh và có nhiều kỷ niệm đáng nhớ trên phim trường. Còn ngoài đời, hai nghệ sĩ có kỷ niệm nào đặc biệt không? - NS. Đức Lưu: Gia đình tôi đã phải mất 10 năm để cân bằng sau khi tôi đóng Thị Nở. Hàng xóm xì xào khi qua nhà tôi, các con tôi đi học bị trêu trọc là con Chí Phèo... nhưng cũng có những kỷ niệm rất ngọt ngào. Tôi nhớ lần đó khi đi sang dự đại hội tại Matxcơva, có buổi giao lưu với 500 công nhân Việt Nam. Khi biết tôi là người đóng vai Thị Nở, họ đã công kênh lên. Sau này, trong một lần dự lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh Nga, vị đại sứ Nga hỏi vui: “Cho tôi xin bát cháo hành chị Lưu ơi”. - NS. Bùi Cường: Tôi cũng từng gặp khá nhiều rắc rối, thậm chí bị hành hung vì có người nghĩ Chí Phèo thật đang ở trước mặt mình. Nhưng, nhân vật Chí Phèo cũng “cứu” tôi trong nhiều lúc khó khăn. Tôi nhớ một lần tôi làm phim. Chúng tôi chọn bối cảnh vừa trải qua một trận ném bom ở một đơn vị bộ đội và đã thấy ưng ý rồi. Nhưng đến khi vác máy lên quay thì nơi đó đã được “phủ xanh đất trống đồi trọc” bằng những cây keo. Cả đoàn chỉ biết nhìn nhau ái ngại vì biết kiếm đâu ra bối cảnh bây giờ. Đúng lúc đó thì đồng chí chỉ huy của đơn vị đó đến và nói: “Có phải anh từng đóng vai Chí Phèo không?”. Và để tạo điều kiện cho chúng tôi quay phim, đồng chí đó đã cho nhổ hết các cây keo mang về ươm tiếp, chờ đến khi đoàn quay xong rồi mới cho trồng lại. - Xin cảm ơn hai nghệ sĩ, chúc hai nghệ sĩ một năm mới an lành và tiếp tục mang đến những vai diễn hay cho khán giả! Bài : Hà Dương -------------------------------------------------------------------------------- [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Lý luận & Phê bình Văn học
Gặp lại "Chí Phèo và Thị Nở"
Top