• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

'Gánh' chữ lên bản Hua Lạnh

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Nặng lòng với con chữ và sự cảm thông với bà con dân bản nghèo về vật chất, đói cái chữ, thầy giáo Tòng Văn Thuận, 31 tuổi, gắn bó 10 năm qua với bản Hua Lạnh - một bản xa và nghèo của xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.

Phải mất nửa ngày từ huyện Sốp Cộp mới đến được bản Hua Lạnh. Bên chén nước lá rừng, thầy giáo Thuận (quê ở TP Sơn La) đã cắm bản được hơn mười năm qua tâm sự: khi mới nhận trường, do nhận thức của bà con dân tộc còn hạn chế nên việc cho con đi học cái chữ là chuyện rất khó khăn. Trưởng bản Vừ Gạ Sênh chia sẻ: “Cả bản có 57 hộ, gồm 414 khẩu và có 57 trẻ em đến tuổi đến trường. Ngày đầu các thầy giáo lên đây, bà con sợ lắm vì phải cho con đi học. Người dân nơi đây sinh đông con cũng chỉ mong có người đi làm nương rẫy để no cái bụng”.

Thuyết phục bà con cho các em đến lớp rồi, thầy Thuận và đồng nghiệp lại phải lo bàn ghế, bảng, điện thắp sáng để dạy thêm cho các em buổi tối khi công việc trên nương đã gác lại. Thầy Thuận kể, trường đã kết hợp với đồn Biên Phòng 449 tạo ra chiếc máy bơm chạy bằng nước suối, mang ánh sáng tới cho 57 hộ dân trong bản; bàn ghế cũng do các chiến sỹ đồn biên phòng giúp đỡ đóng mới. Kiên trì với từng con chữ, 10 năm trôi qua, nhiều học sinh (HS) của thầy Thuận đã “xuống núi”, ra tỉnh theo học lên cao.

B1giaoduc.jpg


Thầy Thuận đang dạy các em lớp 1 luyện chữ. Ảnh:

H.Đức Hằng ngày, thầy Thuận cùng các đồng nghiệp lên lớp dạy các em tập đọc, tập viết, tập làm quen với chữ phổ thông. Tối đến các thầy lại thay phiên nhau đến từng hộ gia đình động viên, bảo ban các em học tập, giảng bài cho nhưng em học yếu để các em theo kịp các bạn. Hua Lạnh là bản 100% dân tộc Mông, lại nghèo nhất huyện nên bên cạnh việc dạy chữ các thầy còn phối hợp với chiến sĩ biên phòng giúp bà con làm ăn kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

10 năm gắn bó với bản Hua Lạnh, nhìn nhưng em HS chăm chỉ học tập và tiến bộ dần lên, thầy Thuận không còn ý định trở về quê nữa. Niềm vui và động lực lớn nhất để thầy Thuận và đồng nghiệp không ngại khó khăn tiếp tục chở những con chữ đi xa hơn khi thấy sự tin tưởng của bà con dân bản, niềm vinh dự khi các em học sinh được lên tỉnh tiếp tục học tập để về cống hiến cho quê hương. Anh Giàng Giúa Trá, 37 tuổi, không giấu nổi niềm hạnh phúc: “Tôi có 8 đứa con thì 7 đứa đều được học cái chữ, nhờ các thầy mà các con tôi không bị mù chữ và khổ như cha mẹ. Tối về các con lại dạy cả bố mẹ tập đọc, bây giờ cũng đã biết hết các chữ cái rồi, tôi mừng lắm”.

Chia sẻ với chúng tôi, mong ước của thầy Thuận là có báo Nhi đồng để các em HS của bản Hua Lạnh được tiếp cận với cuộc sống và con người miền xuôi. Mang theo mong ước của thầy Thuận, chúng tôi rời bản Hua Lạnh trong tiếng hát vang từ lớp học, tiếng hát như làm đất trời bừng tỉnh của buổi sớm mai nơi núi rừng Tây Bắc.



Theo Đất việt.
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top