PHÚC KEYNES
New member
- Xu
- 0
GANDHI VÀ TRIẾT HỌC
Bài viết này sẽ đánh giá tầm quan trọng về mặt triết học của tác phẩm Hind Swaraj (tựa tiếng Anh là Indian Home Rule - tạm dịch Ấn Độ tự trị) được Mahatma Gandhi viết cách đây 100 năm. Gandhi đã viết cuốn sách trong khuôn khổ mà ông Anthony Parel, Giáo sư Danh dự chuyên ngành Triết học từ Đại học Calgary tại Canada, gọi là nền móng tri thức Ấn Độ.
Một thế kỷ trước đây, Mahatma Gandhi đã lên tàu đi từ London tới Nam Phi. Trong chuyến đi, ông đã thực hiện một bài luận dài, lần đầu tiên thể hiện quan điểm của mình về nền văn minh, về bạo lực, chân lý và mục đích cuộc sống trong một tổng thể thống nhất.
Thành quả của Gandhi là cuốn sách có tựa đề Hind Swaraj, được xuất bản năm 1909. Hind Swaraj được viết dưới hình thức giống như phương pháp truy vấn biện chứng của Socrates, với những câu hỏi được đặt ra bởi một ‘độc giả’, một thanh niên Ấn Độ thiếu kiên nhẫn và muốn giành độc lập bằng mọi giá, kể cả bằng bạo lực.
Ông Anthony Parel, Giáo sư Danh dự chuyên ngành Triết học từ Đại học Calgary tại Canada, cho biết Gandhi đã đưa ra một số quan điểm về nền văn minh, bạo lực và chân lý. Các ý tưởng này đều dựa trên một khuôn mẫu thống nhất, được rút ra từ triết học Ấn Độ, nêu ra cho người dân Ấn Độ bốn mục tiêu chính của cuộc sống, bao gồm: mục tiêu vật chất, chính trị và kinh tế, theo tiếng Ấn Độ là ‘artha’; tiếp đó là mục tiêu đạo đức, được gọi là 'dharma'; mục tiêu thẩm mỹ cũng như niềm vui, được gọi là ‘kama’; và cuối cùng là các mục tiêu tinh thần - ‘moksha’.
Bốn loại mục tiêu này tương tác với nhau và tác phẩm Hind Swaraj của Gandhi cho rằng những khát vọng của người dân Ấn Độ về tự do cá nhân và tự do dân tộc nên được nhìn nhận trong bối cảnh rộng hơn so với những mục tiêu lớn lao của cuộc sống.
Có thể lấy một ví dụ về cách nhìn nhận của Gandhi về nền văn minh. Trong tác phẩm của mình, ông gọi nền văn minh là những gì chỉ cho con người cách thức làm tròn bổn phận và những điều họ quan niệm là mục tiêu của cuộc sống. Đây là những lời mà Gandhi tuyên bố với các môn đồ. Như vậy, nếu coi bổn phận và mục tiêu cuộc sống là khái niệm của nền văn minh, ông phát hiện ra rằng mọi thứ được con người mong muốn trong nền văn minh hiện đại không liên quan gì đến mục tiêu tinh thần hay mục tiêu đạo đức mà lại liên quan tới lợi ích thể chất hay quyền lợi vật chất. Như vậy, nền văn minh hiện đại không có sự kết nối giữa bốn mục tiêu cần phải theo đuổi. Nền văn minh phương Tây sau cuộc Cách mạng Công nghiệp và Thời kỳ Khai sáng tập trung vào mục tiêu đạt được lợi ích thể chất, hay hạnh phúc về vật chất, điều này khác biệt với hạnh phúc về đạo đức, mỹ học và tinh thần như Gandhi đã hiểu.
Tư tưởng cấp tiến
Ý tưởng về 'purusharthas', có nghĩa là ‘bốn mục tiêu lớn của cuộc đời’, đã tồn tại lâu đời như chính nền văn minh Ấn Độ. Tuy nhiên, nền văn minh Ấn Độ cổ, theo như cách chúng ta hiểu, đã đặt bốn mục tiêu này trong mối quan hệ xung đột, do đó chúng triệt tiêu lẫn nhau. Theo đó, một chân sư yogi sẽ không liên quan đến chính trị và kinh tế, còn những người tham gia vào lĩnh vực kinh tế thì cho rằng: “Ồ, cuộc sống đạo đức hoặc tinh thần không dành cho mình mà là cho các bậc chân sư yogi”. Vì vậy, trong nền văn minh truyền thống của Ấn Độ, bốn mục tiêu này không liên kết với nhau. Điều mà Gandhi muốn thể hiện trong tác phẩm Hind Swaraj đã đi ngược lại với truyền thống khi ông lý giải những mục tiêu này trong mối quan hệ tương tác với nhau chứ không phải mối quan hệ đối nghịch.
Xét trên một số phương diện, lối suy nghĩ của Gandhi đã khiến cho cuốn sách Hind Swaraj trở thành một tác phẩm mang tính cấp tiến bởi đối với một độc giả hiện đại, những lợi ích về vật chất vẫn là chưa đủ để làm nên hạnh phúc. Vấn đề này đã bị chỉ trích bởi những trường phái triết học về chính trị-xã hội hiện đại nhất, như triết lý của Machiavelli. Triết gia này nói: “Nhà nước chẳng có liên quan gì đến linh hồn cả. Nếu muốn tìm kiếm sự cứu rỗi linh hồn, hãy tránh xa chính trị.” Theo quan điểm này, chính trị và linh hồn hoàn toàn đối lập nhau. Hobbes, một triết gia khác, trong tác phẩm The Leviathan của mình đã tìm hiểu mọi thuộc tính của con người, bao gồm trí tưởng tượng, lời nói, phương pháp luận, ham muốn và tính ác nhưng lại không đề cập tới linh hồn. Như vậy, toàn bộ cấu trúc của triết học phương Tây đều chống lại yếu tố duy tâm. Triết học phương Tây thống nhất xem của cải vật chất là sức mạnh về kinh tế-chính trị và là mục tiêu thật sự của cuộc sống.
Người ta có thể cho rằng Gandhi có tư tưởng coi thường yếu tố vật chất. Tuy nhiên, Gandhi chỉ đưa ra quan điểm bằng lối nói cường điệu. Theo cách nhìn nhận của Gandhi thì việc y học xem sức khỏe là một hiện tượng thể chất chỉ là một nửa sự thực. Một bác sĩ thực sự nên hiểu rằng bệnh nhân của họ cũng có những cảm xúc, có linh hồn, có cuộc sống nội tâm. Nếu không có sự hòa hợp giữa cuộc sống nội tâm và thể lực, con người sẽ không bao giờ hoàn toàn khỏe mạnh. Như vậy, Gandhi đã không thống nhất với quan điểm cho rằng sức khỏe chỉ thuần túy liên quan đến mặt vật chất và sinh lý.
Swaraj và vai trò của mỗi cá nhân
Swaraj là một từ Ấn Độ cổ có khoảng từ thời Rig-Veda. Tuy nhiên, từ ‘Swaraj’phát sinh thêm nhiều ý nghĩa trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại. Trong tác phẩm Hind Swaraj, Gandhi viết:“Swaraj là việc chúng ta học cách để tự điều khiển bản thân.” Gandhi cho biết Swaraj có hai ý nghĩa quan trọng: một là tự trị về chính trị, nghĩa là độc lập về chính trị và nhà nước; hai là tự trị về tinh thần, là sự kiểm soát ham muốn và tính ác bằng khả năng lý trí và khả năng đánh giá. Khi con người có khả năng tự kiểm soát nội tâm, con người sẽ đạt được Swaraj tinh thần, khi con người tự kiểm soát cuộc sống của bản thân trong cộng đồng và sự độc lập, con người có Swaraj chính trị.
Trong tác phẩm Hind Swaraj, ý tưởng chính cho rằng chìa khóa đưa tới sự cải cách chính trị và độc lập chính trị chính là sự tự thay đổi nhận thức. Đây là một khái niệm mới mang tính cấp tiến. Nếu sự tự thay đổi nhận thức không diễn ra, sự độc lập chính trị đơn giản chỉ là sự cai quản bằng quyền lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Như vậy, một triết lý mới xuất hiện trong tác phẩm Hind Swaraj: để có khả năng tự trị hoàn toàn, người ta cần phải có cả tự trị về chính trị và tự trị về tinh thần, nghĩa là có khả năng kiểm soát bản thân bên trong và có được sự tự do ở bên ngoài.
Theo giáo sư Anthony Parel, tự thay đổi nhận thức là một vấn đề mới quan trọng mà Gandhi đã đặt ra trong nền văn minh Ấn Độ. Người ta có thể hình dung cách thức Gandhi biến một chân sư yogi thành một chính khách. Chân sư yogi thường tách rời Swaraj chính trị ra khỏi Swaraj tinh thần. Điều Gandhi đề cập đến là để có được một Swaraj thực sự, hay khả năng độc lập thực sự, chân sư yogi cần hành động như thể có khả năng điều hành và quản lý xã hội. Để làm được điều này, khả năng kiểm soát bản thân là điều cần thiết nhất. Nếu có thể vượt qua lòng tham và tính ác, người ta có thể trở thành một người quản lý, một nhà cầm quyền tốt. Vì thế, hình mẫu nhà cầm quyền trong quan niệm của Machiavelli hay của Hobbes cần phải chú ý hơn đến ‘cái tâm’ của mình. Nếu người ta sửa đổi thiên hướng hung bạo hoặc lòng tham của mình, họ có thể trở thành một nhà cầm quyền tốt hơn hoặc một công dân tốt hơn. Đó là những gì Gandhi muốn thể hiện trong cuốn sách Hind Swaraj.
Tư tưởng của Gandhi là tư tưởng cấp tiến đối với Ấn Độ. Như mọi người đều biết, Ấn Độ trước đây không có sự kết nối giữa khả năng tự trị chính trị và tự trị tinh thần bởi đời sống thanh cao của những chân sư yogi có tác động mạnh mẽ đến văn hóa Ấn Độ. Hơn nữa, Ấn Độ còn bị chia cắt thành nhiều bộ lạc, tầng lớp xã hội và cộng đồng khác nhau. Vì thế, Ấn Độ không có một nền tảng tư tưởng thống nhất. Ý tưởng trong cuốn sách Hind Swaraj của Gandhi lần đầu tiên đề xuất ra nền tảng tư tưởng này khi cho rằng mỗi cá nhân phải nhận thấy mình có khả năng tự trị tinh thần, khả năng đó giúp họ trở thành một công dân tốt và góp phần xây dựng Ấn Độ thành một xã hội tích cực.
Liệu ý tưởng trở thành một công dân mẫu mực trong suy nghĩ của Gandhi có phải bắt nguồn từ những nhà tư tưởng phương Tây do ông đã đọc các tác phẩm của các tác giả như Machiavelli hay không?
Giáo sư Anthony Parel không cho rằng Gandhi đã đọc tác phẩm của Machiavelli. Tuy nhiên, ông đã đọc tác phẩm của một số tác giả phương Tây bởi ông đã liệt kê tên các tác giả và tựa đề sách mà ông tham khảo trong lời tựa cuốn sách Hind Swaraj. Trên thực tế, ông đã cung cấp danh sách bao gồm hai mươi tác phẩm tham khảo cho độc giả cuốn sách Hind Swaraj. Những tác giả có nhiều ảnh hưởng lớn đối với Gandhi là Tolstoy, John Ruskin, cùng với Thoreau, Mazzini, Emerson và một số tác giả khác.
Sáu trong số các cuốn sách Gandhi giới thiệu là tác phẩm của Tolstoy. Gandhi đã bị lôi cuốn bởi những gì tốt đẹp nhất trong nền văn minh phương Tây, triết lý đạo đức và tinh thần, cùng với khái niệm nhân quyền. Gandhi đã tiếp nhận khái niệm nhân quyền từ triết học phương Tây và tích hợp chúng thành nền tảng tư tưởng có tầm bao quát lớn hơn. Vì vậy, có thể thấy rằng tư tưởng về nhân quyền ở đây có liên quan tới lĩnh vực chính trị. Nhiều người có thể cho rằng tác phẩm Hind Swaraj chứa đựng một số tư tưởng phương Tây được đặt trong nền móng tri thức Ấn Độ. Đó là lý do tại sao Giáo sư Anthony Parel gọi Hind Swaraj là tác phẩm đầu tiên về chính trị hiện đại của Ấn Độ. Tất cả những cuốn sách khác nói về chính trị và Ấn Độ một cách tách biệt trong khi cuốn sách này là một tác phẩm về chính trị Ấn Độ.
Chân lí và bất bạo lực
Tiếp theo là vấn đề bạo lực, chủ đề trung tâm của cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ. Năm 1931, Mahatma Gandhi đã phát biểu tại Geneva như sau: “Tôi tự coi mình là một chiến binh, chiến binh của hòa bình. Tôi biết rõ giá trị của nguyên tắc và chân lý. Quý vị cần phải tin tưởng vào lời nói của tôi, tôi chưa từng đưa ra một tuyên bố nào nói rằng trong trường hợp cần thiết, dân chúng Ấn Độ sẽ có thể viện đến bạo lực.”
Xin nhắc lại Hind Swaraj được viết năm 1909 dưới dạng một cuộc hội thoại hư cấu, một trong những nhân vật chính là một thanh niên Ấn Độ coi bạo lực là phương pháp đấu tranh để tạo ra những thay đổi. Tuy nhiên, Gandhi đã nhận xét: “Người ta cho rằng hình thức đấu tranh cũng chỉ là công cụ; tôi cho rằng cuối cùng thì hình thức đấu tranh là tất cả.” Vậy ý nghĩa lời nhận xét của Gandhi là gì?
Giáo sư Anthony Parel cho rằng đây là một chi tiết rất quan trọng. Chúng ta hãy quay lại lịch sử một bước: Machiavelli lấy kết quả để biện minh cho phương pháp hay công cụ để đạt được mục đích, cho dù phương pháp đó có bất chính và toàn bộ những lý luận truyền thống đi cùng tư tưởng này của Machiavelli đều là những truyền thống tiêu cực. Gandhi không nhắm vào triết lý của Machiavelli. Ông nhận xét bằng những trải nghiệm của chính mình. Nếu hình thức đấu tranh là chính đáng, con người không phải lo lắng về kết cục và kết cục cũng sẽ là sự thắng lợi chính đáng. Đó là một trong những đóng góp quan trọng nhất của tác phẩm Hind Swaraj về quan điểm chính trị. Nếu có thể đảm bảo phương pháp đấu tranh là chính đáng, hợp lý và khôn ngoan, con người không cần phải lo lắng về kết cục, kết cục sẽ có thể tự diễn ra.
Có người cho rằng đây là một tư tưởng kỳ lạ bởi theo họ, bất kỳ phương pháp đấu tranh nào cũng đều do mục đích sai khiến. Con người có thể xác định không nên áp dụng một số phương pháp đấu tranh bởi phương pháp đó vi phạm các nguyên tắc đạo đức. Tuy nhiên, về cơ bản họ vẫn cho rằng mục đích sẽ quyết định phương pháp.
Theo Giáo sư Anthony Parel, nếu phương pháp đấu tranh là do mục đích ‘sai khiến’ thì có lẽ tư tưởng của Machiavelli đã thắng thế. Ông cho rằng phương pháp đấu tranh phải chính đáng, giữa phương pháp và mục tiêu có một mối quan hệ cần được cân nhắc thận trọng. Cuốn sách Hind Swaraj đề cập tới một ví dụ nổi tiếng về chiếc đồng hồ đeo tay. Bạn có một chiếc đồng hồ đeo tay. Nó có thể là một quà tặng hoặc dễ bị lấy trộm. Việc lấy lại chiếc đồng hồ phụ thuộc vào việc tên trộm là ai. Giả sử chủ nhân chiếc đồng hồ là bạn, tên trộm tình cờ là em trai bạn, khi đó bạn dùng một phương pháp hơi khác biệt để lấy lại chiếc đồng hồ. Nếu người ăn trộm chiếc đồng hồ là một kẻ trộm khác, chắc hẳn bạn không áp dụng phương pháp như trên. Bạn có thể báo cảnh sát hoặc tránh liên lạc trực tiếp với tên trộm. Có thể thấy là Gandhi đã phân tích khá sâu câu hỏi về phương pháp và mục tiêu. Mối quan hệ giữa chúng là sự lựa chọn khôn ngoan giữa các phương pháp có thể áp dụng.
Một số người phê phán Gandhi cho rằng, một trong những lý do khiến cuộc đấu tranh bất bạo động ở Ấn Độ thắng lợi là do Gandhi và những người cùng đấu tranh nói với người Anh rằng: “Các ông xem mình như là những con người tao nhã, có truyền thống luật pháp dựa trên lẽ phải. Vậy, các ông hãy là chính những gì các ông đã tự nói ra. Và nếu như vậy, các ông không thể thống trị Ấn Độ.” Phương pháp này cuối cùng đã trở thành hiện thực khi mà người Anh có thể tự nhận thức được điều này. Tuy nhiên, những người phê phán Gandhi cũng cho rằng phương pháp của ông sẽ không trở thành hiện thực nếu ông phải đối mặt với những kẻ thích sự độc đoán và bạo lực, chẳng hạn như Hitler.
Giáo sư Anthony Parel cho biết vấn đề trên đã được nhiều nhà phê bình đặt ra. Nếu phải đối mặt với Hitler, có lẽ Gandhi đã đi quá xa khi tin rằng Hitler có thể bị đánh bại bằng phương pháp đấu tranh phi bạo lực. Tuy nhiên, Gandhi đã từng nói rằng nếu một cuộc chiến là chính đáng, đó chính là cuộc chiến chống lại Đức quốc xã. Gandhi nhận thức được cần phải sử dụng phương pháp chiến tranh để đối mặt với kẻ thù khi các phương tiện khác không có tác dụng. Tuy nhiên, những người phê phán Gandhi đã viện dẫn luận điểm này. Nếu phải đối mặt với Hitler, như một nhà phê bình đã nhận định, có lẽ Gandhi chỉ tồn tại được năm phút. Rõ ràng giữa người Anh và người Ấn Độ có mối quan hệ qua lại lẫn nhau.
Gandhi cũng đã phát triển những tư tưởng khá độc đáo về chân lý. Gandhi tin rằng chân lý là cái con người đạt được một cách riêng biệt chứ không phải là điều được mọi người, trong mối quan hệ với nhiều người khác, khám phá ra.
Theo Giáo sư Anthony Parel, Gandhi khẳng định điều này bởi lẽ phải có nhiều trường hợp khác nhau. Chân lý mà con người đạt được một cách biệt lập được gọi là chân lý tinh thần, chân lý trong trường hợp này nằm trong mối quan hệ giữa tinh thần với những gì mang tính tuyệt đối. Trong triết lý của Gandhi, người ta có thể phân biệt một số loại chân lý. Chân lý mà con người tìm kiếm trong mối quan hệ với người khác là lẽ phải được tìm kiếm trong hành động. Ví dụ chân lý 'satyagraha' (chân lý về đấu tranh bất bạo động) là cái người ta tìm kiếm trong mối quan hệ với kẻ thù của mình.
Trong khi đó, chân lý con người tìm kiếm về chính bản thân mình, hay chân lý tinh thần, chỉ có thể đạt được trong mối tương quan với việc theo đuổi những điều tuyệt đối. Hai yếu tố tách biệt xa nhau về mặt nhận thức. Sự thực mà chúng ta tìm kiếm nằm trong hành động, ví dụ để giải quyết một cuộc xung đột trong một cuộc đình công, ban quản lý và người lao động có thể ngồi lại với nhau để tìm ra giải pháp chung. Đó là chân lý chính trị, là loại chân lý tương đối đối với người quản lý cũng như đối với người lao động. Nếu bạn tư tìm ra chân lý bằng tìm tòi của chính mình, đó là sự tự nhận thức. Đây là một vấn đề lớn trong triết lý của Gandhi.
Hind Swarajlà một cuốn sách nhỏ có tầm quan trọng tại thời điểm cuốn sách ra đời. Tuy nhiên, giáo sư Anthony Parel cho rằng nó còn chứa đựng những giá trị vĩnh cửu bởi mối quan hệ giữa khả năng tự trị chính trị và tự trị tinh thần, mối quan hệ giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối hay tự nhận thức là những mối quan tâm của toàn nhân loại. Ý tưởng cho rằng sự đầy đủ về vật chất hay thể lực tốt và sức khỏe tinh thần nên hài hòa cũng có giá trị toàn cầu. Trên thực tế, điều mà nền văn minh hiện đại cần là sự hòa nhập chính nền văn minh đó với các giá trị đạo đức và tinh thần.
Alan Saunders
Bài viết này sẽ đánh giá tầm quan trọng về mặt triết học của tác phẩm Hind Swaraj (tựa tiếng Anh là Indian Home Rule - tạm dịch Ấn Độ tự trị) được Mahatma Gandhi viết cách đây 100 năm. Gandhi đã viết cuốn sách trong khuôn khổ mà ông Anthony Parel, Giáo sư Danh dự chuyên ngành Triết học từ Đại học Calgary tại Canada, gọi là nền móng tri thức Ấn Độ.
Một thế kỷ trước đây, Mahatma Gandhi đã lên tàu đi từ London tới Nam Phi. Trong chuyến đi, ông đã thực hiện một bài luận dài, lần đầu tiên thể hiện quan điểm của mình về nền văn minh, về bạo lực, chân lý và mục đích cuộc sống trong một tổng thể thống nhất.
Thành quả của Gandhi là cuốn sách có tựa đề Hind Swaraj, được xuất bản năm 1909. Hind Swaraj được viết dưới hình thức giống như phương pháp truy vấn biện chứng của Socrates, với những câu hỏi được đặt ra bởi một ‘độc giả’, một thanh niên Ấn Độ thiếu kiên nhẫn và muốn giành độc lập bằng mọi giá, kể cả bằng bạo lực.
Ông Anthony Parel, Giáo sư Danh dự chuyên ngành Triết học từ Đại học Calgary tại Canada, cho biết Gandhi đã đưa ra một số quan điểm về nền văn minh, bạo lực và chân lý. Các ý tưởng này đều dựa trên một khuôn mẫu thống nhất, được rút ra từ triết học Ấn Độ, nêu ra cho người dân Ấn Độ bốn mục tiêu chính của cuộc sống, bao gồm: mục tiêu vật chất, chính trị và kinh tế, theo tiếng Ấn Độ là ‘artha’; tiếp đó là mục tiêu đạo đức, được gọi là 'dharma'; mục tiêu thẩm mỹ cũng như niềm vui, được gọi là ‘kama’; và cuối cùng là các mục tiêu tinh thần - ‘moksha’.
Bốn loại mục tiêu này tương tác với nhau và tác phẩm Hind Swaraj của Gandhi cho rằng những khát vọng của người dân Ấn Độ về tự do cá nhân và tự do dân tộc nên được nhìn nhận trong bối cảnh rộng hơn so với những mục tiêu lớn lao của cuộc sống.
Có thể lấy một ví dụ về cách nhìn nhận của Gandhi về nền văn minh. Trong tác phẩm của mình, ông gọi nền văn minh là những gì chỉ cho con người cách thức làm tròn bổn phận và những điều họ quan niệm là mục tiêu của cuộc sống. Đây là những lời mà Gandhi tuyên bố với các môn đồ. Như vậy, nếu coi bổn phận và mục tiêu cuộc sống là khái niệm của nền văn minh, ông phát hiện ra rằng mọi thứ được con người mong muốn trong nền văn minh hiện đại không liên quan gì đến mục tiêu tinh thần hay mục tiêu đạo đức mà lại liên quan tới lợi ích thể chất hay quyền lợi vật chất. Như vậy, nền văn minh hiện đại không có sự kết nối giữa bốn mục tiêu cần phải theo đuổi. Nền văn minh phương Tây sau cuộc Cách mạng Công nghiệp và Thời kỳ Khai sáng tập trung vào mục tiêu đạt được lợi ích thể chất, hay hạnh phúc về vật chất, điều này khác biệt với hạnh phúc về đạo đức, mỹ học và tinh thần như Gandhi đã hiểu.
Tư tưởng cấp tiến
Ý tưởng về 'purusharthas', có nghĩa là ‘bốn mục tiêu lớn của cuộc đời’, đã tồn tại lâu đời như chính nền văn minh Ấn Độ. Tuy nhiên, nền văn minh Ấn Độ cổ, theo như cách chúng ta hiểu, đã đặt bốn mục tiêu này trong mối quan hệ xung đột, do đó chúng triệt tiêu lẫn nhau. Theo đó, một chân sư yogi sẽ không liên quan đến chính trị và kinh tế, còn những người tham gia vào lĩnh vực kinh tế thì cho rằng: “Ồ, cuộc sống đạo đức hoặc tinh thần không dành cho mình mà là cho các bậc chân sư yogi”. Vì vậy, trong nền văn minh truyền thống của Ấn Độ, bốn mục tiêu này không liên kết với nhau. Điều mà Gandhi muốn thể hiện trong tác phẩm Hind Swaraj đã đi ngược lại với truyền thống khi ông lý giải những mục tiêu này trong mối quan hệ tương tác với nhau chứ không phải mối quan hệ đối nghịch.
Xét trên một số phương diện, lối suy nghĩ của Gandhi đã khiến cho cuốn sách Hind Swaraj trở thành một tác phẩm mang tính cấp tiến bởi đối với một độc giả hiện đại, những lợi ích về vật chất vẫn là chưa đủ để làm nên hạnh phúc. Vấn đề này đã bị chỉ trích bởi những trường phái triết học về chính trị-xã hội hiện đại nhất, như triết lý của Machiavelli. Triết gia này nói: “Nhà nước chẳng có liên quan gì đến linh hồn cả. Nếu muốn tìm kiếm sự cứu rỗi linh hồn, hãy tránh xa chính trị.” Theo quan điểm này, chính trị và linh hồn hoàn toàn đối lập nhau. Hobbes, một triết gia khác, trong tác phẩm The Leviathan của mình đã tìm hiểu mọi thuộc tính của con người, bao gồm trí tưởng tượng, lời nói, phương pháp luận, ham muốn và tính ác nhưng lại không đề cập tới linh hồn. Như vậy, toàn bộ cấu trúc của triết học phương Tây đều chống lại yếu tố duy tâm. Triết học phương Tây thống nhất xem của cải vật chất là sức mạnh về kinh tế-chính trị và là mục tiêu thật sự của cuộc sống.
Người ta có thể cho rằng Gandhi có tư tưởng coi thường yếu tố vật chất. Tuy nhiên, Gandhi chỉ đưa ra quan điểm bằng lối nói cường điệu. Theo cách nhìn nhận của Gandhi thì việc y học xem sức khỏe là một hiện tượng thể chất chỉ là một nửa sự thực. Một bác sĩ thực sự nên hiểu rằng bệnh nhân của họ cũng có những cảm xúc, có linh hồn, có cuộc sống nội tâm. Nếu không có sự hòa hợp giữa cuộc sống nội tâm và thể lực, con người sẽ không bao giờ hoàn toàn khỏe mạnh. Như vậy, Gandhi đã không thống nhất với quan điểm cho rằng sức khỏe chỉ thuần túy liên quan đến mặt vật chất và sinh lý.
Swaraj và vai trò của mỗi cá nhân
Swaraj là một từ Ấn Độ cổ có khoảng từ thời Rig-Veda. Tuy nhiên, từ ‘Swaraj’phát sinh thêm nhiều ý nghĩa trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại. Trong tác phẩm Hind Swaraj, Gandhi viết:“Swaraj là việc chúng ta học cách để tự điều khiển bản thân.” Gandhi cho biết Swaraj có hai ý nghĩa quan trọng: một là tự trị về chính trị, nghĩa là độc lập về chính trị và nhà nước; hai là tự trị về tinh thần, là sự kiểm soát ham muốn và tính ác bằng khả năng lý trí và khả năng đánh giá. Khi con người có khả năng tự kiểm soát nội tâm, con người sẽ đạt được Swaraj tinh thần, khi con người tự kiểm soát cuộc sống của bản thân trong cộng đồng và sự độc lập, con người có Swaraj chính trị.
Trong tác phẩm Hind Swaraj, ý tưởng chính cho rằng chìa khóa đưa tới sự cải cách chính trị và độc lập chính trị chính là sự tự thay đổi nhận thức. Đây là một khái niệm mới mang tính cấp tiến. Nếu sự tự thay đổi nhận thức không diễn ra, sự độc lập chính trị đơn giản chỉ là sự cai quản bằng quyền lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Như vậy, một triết lý mới xuất hiện trong tác phẩm Hind Swaraj: để có khả năng tự trị hoàn toàn, người ta cần phải có cả tự trị về chính trị và tự trị về tinh thần, nghĩa là có khả năng kiểm soát bản thân bên trong và có được sự tự do ở bên ngoài.
Theo giáo sư Anthony Parel, tự thay đổi nhận thức là một vấn đề mới quan trọng mà Gandhi đã đặt ra trong nền văn minh Ấn Độ. Người ta có thể hình dung cách thức Gandhi biến một chân sư yogi thành một chính khách. Chân sư yogi thường tách rời Swaraj chính trị ra khỏi Swaraj tinh thần. Điều Gandhi đề cập đến là để có được một Swaraj thực sự, hay khả năng độc lập thực sự, chân sư yogi cần hành động như thể có khả năng điều hành và quản lý xã hội. Để làm được điều này, khả năng kiểm soát bản thân là điều cần thiết nhất. Nếu có thể vượt qua lòng tham và tính ác, người ta có thể trở thành một người quản lý, một nhà cầm quyền tốt. Vì thế, hình mẫu nhà cầm quyền trong quan niệm của Machiavelli hay của Hobbes cần phải chú ý hơn đến ‘cái tâm’ của mình. Nếu người ta sửa đổi thiên hướng hung bạo hoặc lòng tham của mình, họ có thể trở thành một nhà cầm quyền tốt hơn hoặc một công dân tốt hơn. Đó là những gì Gandhi muốn thể hiện trong cuốn sách Hind Swaraj.
Tư tưởng của Gandhi là tư tưởng cấp tiến đối với Ấn Độ. Như mọi người đều biết, Ấn Độ trước đây không có sự kết nối giữa khả năng tự trị chính trị và tự trị tinh thần bởi đời sống thanh cao của những chân sư yogi có tác động mạnh mẽ đến văn hóa Ấn Độ. Hơn nữa, Ấn Độ còn bị chia cắt thành nhiều bộ lạc, tầng lớp xã hội và cộng đồng khác nhau. Vì thế, Ấn Độ không có một nền tảng tư tưởng thống nhất. Ý tưởng trong cuốn sách Hind Swaraj của Gandhi lần đầu tiên đề xuất ra nền tảng tư tưởng này khi cho rằng mỗi cá nhân phải nhận thấy mình có khả năng tự trị tinh thần, khả năng đó giúp họ trở thành một công dân tốt và góp phần xây dựng Ấn Độ thành một xã hội tích cực.
Liệu ý tưởng trở thành một công dân mẫu mực trong suy nghĩ của Gandhi có phải bắt nguồn từ những nhà tư tưởng phương Tây do ông đã đọc các tác phẩm của các tác giả như Machiavelli hay không?
Giáo sư Anthony Parel không cho rằng Gandhi đã đọc tác phẩm của Machiavelli. Tuy nhiên, ông đã đọc tác phẩm của một số tác giả phương Tây bởi ông đã liệt kê tên các tác giả và tựa đề sách mà ông tham khảo trong lời tựa cuốn sách Hind Swaraj. Trên thực tế, ông đã cung cấp danh sách bao gồm hai mươi tác phẩm tham khảo cho độc giả cuốn sách Hind Swaraj. Những tác giả có nhiều ảnh hưởng lớn đối với Gandhi là Tolstoy, John Ruskin, cùng với Thoreau, Mazzini, Emerson và một số tác giả khác.
Sáu trong số các cuốn sách Gandhi giới thiệu là tác phẩm của Tolstoy. Gandhi đã bị lôi cuốn bởi những gì tốt đẹp nhất trong nền văn minh phương Tây, triết lý đạo đức và tinh thần, cùng với khái niệm nhân quyền. Gandhi đã tiếp nhận khái niệm nhân quyền từ triết học phương Tây và tích hợp chúng thành nền tảng tư tưởng có tầm bao quát lớn hơn. Vì vậy, có thể thấy rằng tư tưởng về nhân quyền ở đây có liên quan tới lĩnh vực chính trị. Nhiều người có thể cho rằng tác phẩm Hind Swaraj chứa đựng một số tư tưởng phương Tây được đặt trong nền móng tri thức Ấn Độ. Đó là lý do tại sao Giáo sư Anthony Parel gọi Hind Swaraj là tác phẩm đầu tiên về chính trị hiện đại của Ấn Độ. Tất cả những cuốn sách khác nói về chính trị và Ấn Độ một cách tách biệt trong khi cuốn sách này là một tác phẩm về chính trị Ấn Độ.
Chân lí và bất bạo lực
Tiếp theo là vấn đề bạo lực, chủ đề trung tâm của cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ. Năm 1931, Mahatma Gandhi đã phát biểu tại Geneva như sau: “Tôi tự coi mình là một chiến binh, chiến binh của hòa bình. Tôi biết rõ giá trị của nguyên tắc và chân lý. Quý vị cần phải tin tưởng vào lời nói của tôi, tôi chưa từng đưa ra một tuyên bố nào nói rằng trong trường hợp cần thiết, dân chúng Ấn Độ sẽ có thể viện đến bạo lực.”
Xin nhắc lại Hind Swaraj được viết năm 1909 dưới dạng một cuộc hội thoại hư cấu, một trong những nhân vật chính là một thanh niên Ấn Độ coi bạo lực là phương pháp đấu tranh để tạo ra những thay đổi. Tuy nhiên, Gandhi đã nhận xét: “Người ta cho rằng hình thức đấu tranh cũng chỉ là công cụ; tôi cho rằng cuối cùng thì hình thức đấu tranh là tất cả.” Vậy ý nghĩa lời nhận xét của Gandhi là gì?
Giáo sư Anthony Parel cho rằng đây là một chi tiết rất quan trọng. Chúng ta hãy quay lại lịch sử một bước: Machiavelli lấy kết quả để biện minh cho phương pháp hay công cụ để đạt được mục đích, cho dù phương pháp đó có bất chính và toàn bộ những lý luận truyền thống đi cùng tư tưởng này của Machiavelli đều là những truyền thống tiêu cực. Gandhi không nhắm vào triết lý của Machiavelli. Ông nhận xét bằng những trải nghiệm của chính mình. Nếu hình thức đấu tranh là chính đáng, con người không phải lo lắng về kết cục và kết cục cũng sẽ là sự thắng lợi chính đáng. Đó là một trong những đóng góp quan trọng nhất của tác phẩm Hind Swaraj về quan điểm chính trị. Nếu có thể đảm bảo phương pháp đấu tranh là chính đáng, hợp lý và khôn ngoan, con người không cần phải lo lắng về kết cục, kết cục sẽ có thể tự diễn ra.
Có người cho rằng đây là một tư tưởng kỳ lạ bởi theo họ, bất kỳ phương pháp đấu tranh nào cũng đều do mục đích sai khiến. Con người có thể xác định không nên áp dụng một số phương pháp đấu tranh bởi phương pháp đó vi phạm các nguyên tắc đạo đức. Tuy nhiên, về cơ bản họ vẫn cho rằng mục đích sẽ quyết định phương pháp.
Theo Giáo sư Anthony Parel, nếu phương pháp đấu tranh là do mục đích ‘sai khiến’ thì có lẽ tư tưởng của Machiavelli đã thắng thế. Ông cho rằng phương pháp đấu tranh phải chính đáng, giữa phương pháp và mục tiêu có một mối quan hệ cần được cân nhắc thận trọng. Cuốn sách Hind Swaraj đề cập tới một ví dụ nổi tiếng về chiếc đồng hồ đeo tay. Bạn có một chiếc đồng hồ đeo tay. Nó có thể là một quà tặng hoặc dễ bị lấy trộm. Việc lấy lại chiếc đồng hồ phụ thuộc vào việc tên trộm là ai. Giả sử chủ nhân chiếc đồng hồ là bạn, tên trộm tình cờ là em trai bạn, khi đó bạn dùng một phương pháp hơi khác biệt để lấy lại chiếc đồng hồ. Nếu người ăn trộm chiếc đồng hồ là một kẻ trộm khác, chắc hẳn bạn không áp dụng phương pháp như trên. Bạn có thể báo cảnh sát hoặc tránh liên lạc trực tiếp với tên trộm. Có thể thấy là Gandhi đã phân tích khá sâu câu hỏi về phương pháp và mục tiêu. Mối quan hệ giữa chúng là sự lựa chọn khôn ngoan giữa các phương pháp có thể áp dụng.
Một số người phê phán Gandhi cho rằng, một trong những lý do khiến cuộc đấu tranh bất bạo động ở Ấn Độ thắng lợi là do Gandhi và những người cùng đấu tranh nói với người Anh rằng: “Các ông xem mình như là những con người tao nhã, có truyền thống luật pháp dựa trên lẽ phải. Vậy, các ông hãy là chính những gì các ông đã tự nói ra. Và nếu như vậy, các ông không thể thống trị Ấn Độ.” Phương pháp này cuối cùng đã trở thành hiện thực khi mà người Anh có thể tự nhận thức được điều này. Tuy nhiên, những người phê phán Gandhi cũng cho rằng phương pháp của ông sẽ không trở thành hiện thực nếu ông phải đối mặt với những kẻ thích sự độc đoán và bạo lực, chẳng hạn như Hitler.
Giáo sư Anthony Parel cho biết vấn đề trên đã được nhiều nhà phê bình đặt ra. Nếu phải đối mặt với Hitler, có lẽ Gandhi đã đi quá xa khi tin rằng Hitler có thể bị đánh bại bằng phương pháp đấu tranh phi bạo lực. Tuy nhiên, Gandhi đã từng nói rằng nếu một cuộc chiến là chính đáng, đó chính là cuộc chiến chống lại Đức quốc xã. Gandhi nhận thức được cần phải sử dụng phương pháp chiến tranh để đối mặt với kẻ thù khi các phương tiện khác không có tác dụng. Tuy nhiên, những người phê phán Gandhi đã viện dẫn luận điểm này. Nếu phải đối mặt với Hitler, như một nhà phê bình đã nhận định, có lẽ Gandhi chỉ tồn tại được năm phút. Rõ ràng giữa người Anh và người Ấn Độ có mối quan hệ qua lại lẫn nhau.
Gandhi cũng đã phát triển những tư tưởng khá độc đáo về chân lý. Gandhi tin rằng chân lý là cái con người đạt được một cách riêng biệt chứ không phải là điều được mọi người, trong mối quan hệ với nhiều người khác, khám phá ra.
Theo Giáo sư Anthony Parel, Gandhi khẳng định điều này bởi lẽ phải có nhiều trường hợp khác nhau. Chân lý mà con người đạt được một cách biệt lập được gọi là chân lý tinh thần, chân lý trong trường hợp này nằm trong mối quan hệ giữa tinh thần với những gì mang tính tuyệt đối. Trong triết lý của Gandhi, người ta có thể phân biệt một số loại chân lý. Chân lý mà con người tìm kiếm trong mối quan hệ với người khác là lẽ phải được tìm kiếm trong hành động. Ví dụ chân lý 'satyagraha' (chân lý về đấu tranh bất bạo động) là cái người ta tìm kiếm trong mối quan hệ với kẻ thù của mình.
Trong khi đó, chân lý con người tìm kiếm về chính bản thân mình, hay chân lý tinh thần, chỉ có thể đạt được trong mối tương quan với việc theo đuổi những điều tuyệt đối. Hai yếu tố tách biệt xa nhau về mặt nhận thức. Sự thực mà chúng ta tìm kiếm nằm trong hành động, ví dụ để giải quyết một cuộc xung đột trong một cuộc đình công, ban quản lý và người lao động có thể ngồi lại với nhau để tìm ra giải pháp chung. Đó là chân lý chính trị, là loại chân lý tương đối đối với người quản lý cũng như đối với người lao động. Nếu bạn tư tìm ra chân lý bằng tìm tòi của chính mình, đó là sự tự nhận thức. Đây là một vấn đề lớn trong triết lý của Gandhi.
Hind Swarajlà một cuốn sách nhỏ có tầm quan trọng tại thời điểm cuốn sách ra đời. Tuy nhiên, giáo sư Anthony Parel cho rằng nó còn chứa đựng những giá trị vĩnh cửu bởi mối quan hệ giữa khả năng tự trị chính trị và tự trị tinh thần, mối quan hệ giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối hay tự nhận thức là những mối quan tâm của toàn nhân loại. Ý tưởng cho rằng sự đầy đủ về vật chất hay thể lực tốt và sức khỏe tinh thần nên hài hòa cũng có giá trị toàn cầu. Trên thực tế, điều mà nền văn minh hiện đại cần là sự hòa nhập chính nền văn minh đó với các giá trị đạo đức và tinh thần.