• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Gần 900 giáo viên 'khóc' vì bảng điểm

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Gần 900 giáo viên 'khóc' vì bảng điểm


Để được vào biên chế, các giáo viên mầm non ở huyện Yên Thành (Nghệ An) phải trình bảng điểm cho phòng giáo dục huyện xét duyệt. Từ quy định này, gần 900 cô giáo đang mắc kẹt.

Những ngày này cùng với hơn 5.800 giáo viên mầm non của tỉnh Nghệ An, các giáo viên mầm non của huyện Yên Thành mừng vui, chờ đợi được vào biên chế nhà nước theo chủ trương chung của tỉnh.

Tuy nhiên, chiều 6/10, Phòng giáo dục và đào tạo huyện Yên Thành bất ngờ phổ biến quy chế xét duyệt vào biên chế, trong đó kết quả học tập của các hệ như trung cấp, cao đẳng, đại học được nhân hệ 20 và yêu cầu tất cả giáo viên phải nộp bảng điểm trong ngày 7/10.


giao-vien2.jpg


Nhiều giáo viên mầm non cơm đùm cơm nắm vào thành phố Vinh để xin bảng điểm. Ảnh: Nguyên Khoa

Đang giảng dạy, gần 900 giáo viên mầm non của huyện Yên Thành lo lắng bắt ôtô vào Trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An để xin bảng điểm. Tại đây, các giáo viên vốn là học sinh hệ trung cấp không chính quy hoảng hốt khi biết bảng điểm ghi kết quả học tập của mình đã bị thất lạc.

Trong mấy ngày liền, hàng trăm giáo viên ăn nhờ ở đậu quanh Trường cao đẳng sư phạm Nghệ An để chờ nhà trường tìm kiếm và giải quyết. Cô Nguyễn Thị Từ ở xã Đức Thành nói như khóc: “Chúng tôi học khóa 1 hệ trung cấp mầm non, khi ra trường chỉ được phát tấm bằng tốt nghiệp. Giờ không có bảng điểm vì nhà trường nói thất lạc, chúng tôi chẳng biết làm thế nào”.

Tấm bảng điểm không chỉ khiến các giáo viên mầm non Yên Thành lo lắng mà hầu hết rất bức xúc trước cách tính điểm để xét vào biên chế của Phòng giáo dục huyện. Phần đông giáo viên trong diện này có thâm niên cống hiến hàng chục năm, nhiều người chỉ còn dạy vài năm nữa là về hưu, nhưng Phòng giáo dục huyện Yên Thành dựa chủ yếu vào kết quả học tập trong khi thâm niên công tác chỉ được tính 1,5 điểm/năm.

“Tôi đi dạy đã 26 năm, được 39 điểm, nay bảng điểm học tập thì không thấy đâu, mấy chục năm cống hiến của chúng tôi có nguy cơ trở thành công cốc. Mấy ngày nay, chúng tôi sống trong tâm lý nặng nề vì sợ không được vào biên chế, cũng không biết kêu ai”, chị Lê Thị Kim Thủy, giáo viên mầm non xã Đô Thành vừa nói vừa khóc.

giao-vien.jpg

Cô Giáo Thủy lo lắng vì bị mất bảng điểm, sợ không được vào biên chế. Ảnh: Nguyên Khoa

Thạc sĩ Nguyễn Viết Minh, Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng giáo viên Trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An cho biết, những ngày qua, tất cả cán bộ của trung tâm đã làm việc cả ngày đêm để tìm lại bảng điểm gốc cho giáo viên. Vì thời gian đã quá lâu, trung tâm lại trải qua nhiều đợt tách nhập, chuyển đổi nên một số bảng điểm bị thất lạc. Với những trường hợp này, chúng tôi làm giấy xác nhận.

Trong khi đó tiến sĩ Trần Anh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng sư phạm Nghệ An cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc thất lạc bảng điểm là trường đã trải qua nhiều lần sát nhập, việc bàn giao có nhiều thiếu sót. Một cán bộ lưu trữ hồ sơ của trường vừa qua đời đột ngột nên trường cũng bị động, nhưng sẽ nỗ lực tìm lại bảng điểm cho học sinh.

Tiến sĩ Tuấn cũng cho rằng việc xét duyệt biên chế dựa vào bảng điểm là rất bất cập, gây thiệt thòi cho giáo viên bởi điểm học tập qua từng thời kỳ, từng lớp học, từng khóa có độ vênh lớn. Một số học sinh hệ chính quy tập trung điểm thường thấp vì các thầy cô giáo dạy thật, học thật và thi cử nghiêm túc hơn các hệ khác.

“Theo quan điểm của tôi, nếu xét biên chế dựa vào bằng cấp, điểm số thì chỉ nên dựa vào tiêu chí xếp loại bằng tốt nghiệp như trung bình, khá, giỏi để xét tuyển. Phòng giáo dục huyện Yên Thành triển khai việc làm hồ sơ quá chậm, quá gấp gáp, nay lại quy định như vậy thì thiệt thòi cho các em”, tiến sĩ Tuấn chia sẻ.




Theo VnEpress
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top