Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong buổi chất vấn của kỳ họp Quốc hội, game online đang rất được quan tâm. Đa phần cho rằng nó đang trở thành một hiểm họa cho thế hệ trẻ và rất nhiều tệ nạn xã hội cũng do nghiện game online.
Vấn đề đặt ra ở đây là games online (GOL) đáng bị “kết tội” như các phát biểu đã nêu hay không ? Dưới cái nhìn của một người làm giáo dục tôi xin phép được đưa ra một số ý kiến về vấn đề này như sau:
Một kết luận chung trong các ý kiến lên án GOL cho rằng đó là yếu tố kích động bạo lực với những dẫn chứng khá rõ ràng như trên 70% trò GOL là trò chơi bạo lực, các cảnh chém giết, bắn giết... trong GOL đã kích thích tính hung hăng ở trẻ.
Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chưa có một quy chuẩn thế nào là “mang tính bạo lực” để đánh giá mà hầu như là dựa trên cảm tính để đánh giá yếu tố này. Nếu so sánh yếu tố bạo lực trong các GOL với yếu tố bạo lực trong các phim truyện chiếu thường ngày trên các kênh truyền hình của các đài địa phương, truyền hình cáp, thì có thể thấy, mức độ bạo lực trong GOL cũng chỉ tương đương với các film này, thậm chí có khi còn nhẹ hơn.
Nếu theo dõi các bộ phim thì việc đâm chém, bắn giết lẫn nhau xuất hiện với tần số khá cao, mức độ tàn bạo cũng hết sức đáng ngại, do đó liệu có chính xác không nếu quy kết rằng GOL là yếu tố kích động bạo lực ở giới trẻ.
Chưa hết, nếu làm một cuộc khảo sát qua các điểm bán đĩa DVD, VCD có giấy phép thì số lượng đĩa film dạng “đâm chém xã hội đen” hiện diện không ít. Vì thế, vấn đề nảy sinh là giả sử rằng nếu cấm các GOL mang tính bạo lực thì có gì đảm bảo rằng giới trẻ sẽ không bị ảnh hưởng bởi các bộ film này ?
Một câu trả lời rất ngắn gọn, rất rõ ràng mà nếu ai quan tâm nghiên cứu đến vấn nạn GOL đều thấy được vấn nạn, giới trẻ nghiện GOL, vì không có một sân chơi nào khác cho các em.
Thực tế, thử nhìn vào các khu chung cư ở trong thành phố chúng ta, lấy điển hình khu chung cư 18 tầng Miếu nổi đường Phan Xích Long quận Phú Nhuận, bình quân mỗi tầng có 40 căn hộ, trong số đó chỉ có 20 căn hộ có 2 trẻ em. Như vậy toàn khu chung cư sẽ có ít nhất 720 em, đó là một con số không nhỏ. Điều đáng nói ở đây là các trẻ này lại không có một sân chơi riêng. Thế thì các em sẽ chọn phương pháp giải trí bằng cách chơi GOL.
Bên cạnh đó, đa phần các trường học trong nội thành TP HCM đều có sân trường quá nhỏ (thậm chí có trường còn không đủ chỗ để các em tập thể dục như trường Nguyễn Du, Quận 1). Trong suốt các tháng hè, hầu như trường nào cũng đóng kín cổng, hạn chế không cho các em vào chơi trong sân trường để đảm bảo cơ sở vật chất, đường xá thì xe cộ quá đông đúc, hiểm nguy chực chờ, ngõ hẻm bị người lớn chiếm dụng làm chỗ buôn bán đủ loại, các sân bóng đá mini, sân cầu lông... thì buộc phải trả một số tiền khá lớn vượt quá khả năng tài chính các em.
Chính vì vậy, dù không cố ý, hàng ngày chính người lớn chúng ta đang đẩy các em đến gần với GOL là phương cách giải trí duy nhất phù hợp với điều kiện sống của các em. Ngoài ra, chúng ta thử nhìn nhận xem các tổ chức đoàn thể của giới trẻ đã có được những hoạt động thực sự sinh động bổ ích và hấp dẫn để lôi cuốn các em đến với mình không ? hay đa phần các em đến sinh hoạt với sự miễn cưỡng, vì “điểm rèn luyện”...
Nghiện GOL ở giới trẻ, chính là sự phản ảnh hiện thực xã hội người lớn.Trong khi chúng ta đang trách móc giới trẻ về việc nghiện GOL, đốt thời gian, tiền bạc, sức lực vào thế giới ảo, thì có bao giờ chúng ta nhìn lại bản thân người lớn cũng đâu có khác gì các em, người lớn cũng ghiền nhậu, mê cá độ bóng đá, mê số đề, mê đi spa, mê shopping v.v... cũng tiêu tốn tiền bạc vào biết bao nhiêu điều vô bổ.
Chúng ta không thể đòi hỏi ở giới trẻ một nếp sống nghiêm túc, lành mạnh khi chính bản thân thế giới người lớn không lành mạnh, nghiêm túc. Người lớn chúng ta đã không nghiêm túc ngay từ những chuyện nhỏ nhặt nhất như tuân thủ quy tắc giao thông : không lấn trái đường, không chạy lên vỉa hè, không xả rác bừa bãi nơi công cộng.Người lớn chúng ta không không thoát việc nghiện tivi, rất nhiều gia đình trong bữa ăn gia đình, người lớn thay vì dành thời gian để nói chuyện với con cái lại dán mắt vào các cảnh film trên tivi không ai nói với ai tiếng nào
Chúng ta không làm chủ được bản thân mình và cũng không dạy cho trẻ kỹ năng làm chủ bản thân, để rồi khi GOL lan tràn thì thay vì tìm những phương cách để đẩy lùi nó hợp lý thì chúng ta chỉ nghĩ ra được cách duy nhất đó là “CẤM”, mà một quy luật tâm lý học mà chúng ta ai cũng biết cái gì càng cấm thì lại càng có sự hấp dẫn càng lớn
Xét cho cùng, GOL cũng chỉ là một công cụ phục vụ cho nhu cầu giải trí của con người như muôn vàn công cụ khác, bản thân GOL không hề xấu, không hề gây ra những tệ nạn xã hội. GOL chỉ trở nên xấu khi người lớn không giáo dục được cho thế hệ trẻ bản lĩnh làm chủ mình, kỹ năng nói không với những điều xấu và khi giới trẻ không còn cách giải trí nào khác để chọn lựa GOL.
Cũng như con dao sắc nhọn có thể dùng vào việc có ích như làm bếp gọt trái cây, nhưng cũng có thể trở thành công cụ giết người khi nó nằm trong tay kẻ xấu. Do đó, cần có một cách nhìn khách quan, công bằng và hợp lý về GOL để có những cách ứng phó hợp tình và hợp lý nhằm không để GOL trở thành một đại nạ của xã hội
(Sưu tầm)
Vấn đề đặt ra ở đây là games online (GOL) đáng bị “kết tội” như các phát biểu đã nêu hay không ? Dưới cái nhìn của một người làm giáo dục tôi xin phép được đưa ra một số ý kiến về vấn đề này như sau:
Một kết luận chung trong các ý kiến lên án GOL cho rằng đó là yếu tố kích động bạo lực với những dẫn chứng khá rõ ràng như trên 70% trò GOL là trò chơi bạo lực, các cảnh chém giết, bắn giết... trong GOL đã kích thích tính hung hăng ở trẻ.
Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chưa có một quy chuẩn thế nào là “mang tính bạo lực” để đánh giá mà hầu như là dựa trên cảm tính để đánh giá yếu tố này. Nếu so sánh yếu tố bạo lực trong các GOL với yếu tố bạo lực trong các phim truyện chiếu thường ngày trên các kênh truyền hình của các đài địa phương, truyền hình cáp, thì có thể thấy, mức độ bạo lực trong GOL cũng chỉ tương đương với các film này, thậm chí có khi còn nhẹ hơn.
Nếu theo dõi các bộ phim thì việc đâm chém, bắn giết lẫn nhau xuất hiện với tần số khá cao, mức độ tàn bạo cũng hết sức đáng ngại, do đó liệu có chính xác không nếu quy kết rằng GOL là yếu tố kích động bạo lực ở giới trẻ.
Chưa hết, nếu làm một cuộc khảo sát qua các điểm bán đĩa DVD, VCD có giấy phép thì số lượng đĩa film dạng “đâm chém xã hội đen” hiện diện không ít. Vì thế, vấn đề nảy sinh là giả sử rằng nếu cấm các GOL mang tính bạo lực thì có gì đảm bảo rằng giới trẻ sẽ không bị ảnh hưởng bởi các bộ film này ?
Một câu trả lời rất ngắn gọn, rất rõ ràng mà nếu ai quan tâm nghiên cứu đến vấn nạn GOL đều thấy được vấn nạn, giới trẻ nghiện GOL, vì không có một sân chơi nào khác cho các em.
Thực tế, thử nhìn vào các khu chung cư ở trong thành phố chúng ta, lấy điển hình khu chung cư 18 tầng Miếu nổi đường Phan Xích Long quận Phú Nhuận, bình quân mỗi tầng có 40 căn hộ, trong số đó chỉ có 20 căn hộ có 2 trẻ em. Như vậy toàn khu chung cư sẽ có ít nhất 720 em, đó là một con số không nhỏ. Điều đáng nói ở đây là các trẻ này lại không có một sân chơi riêng. Thế thì các em sẽ chọn phương pháp giải trí bằng cách chơi GOL.
Bên cạnh đó, đa phần các trường học trong nội thành TP HCM đều có sân trường quá nhỏ (thậm chí có trường còn không đủ chỗ để các em tập thể dục như trường Nguyễn Du, Quận 1). Trong suốt các tháng hè, hầu như trường nào cũng đóng kín cổng, hạn chế không cho các em vào chơi trong sân trường để đảm bảo cơ sở vật chất, đường xá thì xe cộ quá đông đúc, hiểm nguy chực chờ, ngõ hẻm bị người lớn chiếm dụng làm chỗ buôn bán đủ loại, các sân bóng đá mini, sân cầu lông... thì buộc phải trả một số tiền khá lớn vượt quá khả năng tài chính các em.
Chính vì vậy, dù không cố ý, hàng ngày chính người lớn chúng ta đang đẩy các em đến gần với GOL là phương cách giải trí duy nhất phù hợp với điều kiện sống của các em. Ngoài ra, chúng ta thử nhìn nhận xem các tổ chức đoàn thể của giới trẻ đã có được những hoạt động thực sự sinh động bổ ích và hấp dẫn để lôi cuốn các em đến với mình không ? hay đa phần các em đến sinh hoạt với sự miễn cưỡng, vì “điểm rèn luyện”...
Nghiện GOL ở giới trẻ, chính là sự phản ảnh hiện thực xã hội người lớn.Trong khi chúng ta đang trách móc giới trẻ về việc nghiện GOL, đốt thời gian, tiền bạc, sức lực vào thế giới ảo, thì có bao giờ chúng ta nhìn lại bản thân người lớn cũng đâu có khác gì các em, người lớn cũng ghiền nhậu, mê cá độ bóng đá, mê số đề, mê đi spa, mê shopping v.v... cũng tiêu tốn tiền bạc vào biết bao nhiêu điều vô bổ.
Chúng ta không thể đòi hỏi ở giới trẻ một nếp sống nghiêm túc, lành mạnh khi chính bản thân thế giới người lớn không lành mạnh, nghiêm túc. Người lớn chúng ta đã không nghiêm túc ngay từ những chuyện nhỏ nhặt nhất như tuân thủ quy tắc giao thông : không lấn trái đường, không chạy lên vỉa hè, không xả rác bừa bãi nơi công cộng.Người lớn chúng ta không không thoát việc nghiện tivi, rất nhiều gia đình trong bữa ăn gia đình, người lớn thay vì dành thời gian để nói chuyện với con cái lại dán mắt vào các cảnh film trên tivi không ai nói với ai tiếng nào
Chúng ta không làm chủ được bản thân mình và cũng không dạy cho trẻ kỹ năng làm chủ bản thân, để rồi khi GOL lan tràn thì thay vì tìm những phương cách để đẩy lùi nó hợp lý thì chúng ta chỉ nghĩ ra được cách duy nhất đó là “CẤM”, mà một quy luật tâm lý học mà chúng ta ai cũng biết cái gì càng cấm thì lại càng có sự hấp dẫn càng lớn
Xét cho cùng, GOL cũng chỉ là một công cụ phục vụ cho nhu cầu giải trí của con người như muôn vàn công cụ khác, bản thân GOL không hề xấu, không hề gây ra những tệ nạn xã hội. GOL chỉ trở nên xấu khi người lớn không giáo dục được cho thế hệ trẻ bản lĩnh làm chủ mình, kỹ năng nói không với những điều xấu và khi giới trẻ không còn cách giải trí nào khác để chọn lựa GOL.
Cũng như con dao sắc nhọn có thể dùng vào việc có ích như làm bếp gọt trái cây, nhưng cũng có thể trở thành công cụ giết người khi nó nằm trong tay kẻ xấu. Do đó, cần có một cách nhìn khách quan, công bằng và hợp lý về GOL để có những cách ứng phó hợp tình và hợp lý nhằm không để GOL trở thành một đại nạ của xã hội
(Sưu tầm)