Cần trợ giúp Game bạo lực tác động tới giới trẻ hiện nay

duc nguyen

New member
Xu
0
[FONT=&quot]Game bạo lực ảnh hưởng tới giới trẻ như thế nào?[/FONT]
[FONT=&quot] Mỗi lần xảy ra một vụ bạo lực, hay nhắc đến nạn bạo lực trong giới trẻ - nhiều người thường nghĩ đến và cho rằng nguyên nhân chính là do nhà trường hiện nay chỉ nặng dạy chữ mà coi nhẹ việc dạy người?Có thể trả lời ngay rằng: đó là một trong những nguyên nhân làm gia tăng sự xuống cấp đạo đức trong giới trẻ. Giới trẻ ngày nay dễ dàng tiếp cận với các phương tiện thông tin giải trí hiện đại như Internet, game online. Những cảnh bạo lực từ đấm đá đến chém giết man rợ đầy rẫy trong các trò chơi điện tử, trên ti vi, trong truyện tranh- những thú vui giải trí được giới trẻ yêu thích….Trong phạm vi bài viết cho phép,tôi chỉ xét tới 1 trong những nguyên nhân. Đó là game bạo lực.[/FONT]
[FONT=&quot] Đầu tiên phải nhắc tới sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các hình thức giải trí như game online cũng đang xuất hiện có xu thế tăng mạnh mẽ và đi sâu vào đời sống. Theo một vài nghiên cứu cho thấy trong vòng 8 năm (2006-2010) số lượng người chơi game ở Việt Nam tăng gấp 4 lần (từ 2 triệu lên tới 8 triệu người) với rất nhiều thể loại game phong phú đa dạng như nhập vai kiếm hiệp, bắn sung, … Nhìn chung, tính bạo lực trong game online hiện nay ngày cơng tinh vi hơn, hung dữ hơn, bạo lực hơn. Có ý kiến cho rằng: Tenchu là một dòng game offlive nhập vai, với lời chào chỉ bảo người chơi: “Việc ám sát Ninja là lẳng lặng đến gần đối thủ ra đòn giết chết hắn theo kiểu hạ thủ bí mật. Và đó cũng chính là tất cả những gì bạn phải làm để ám sát”. Trong hướng dẫn chơi các loại game “khát máu” này, các “hướng dẫn viên” đã chỉ bảo rất kỹ: “Tùy theo từng góc độ tiếp cận đối thủ, bạn có thể thực hiện các chiêu hạ thủ từ sau lưng, bên trái, bên phải,…”. Đáng sợ hơn, Tenchu có slogan nghe “lạnh xương sống”: Chém và giết cũng cần phải học”. Cũng trong game này các “hướng dẫn viên” dạy tiếp: “ Sau màn triệt hạ, bạn phải luyện cách di chuyển xác chết sao cho nhanh nhẹn”. Sự tư vấn này giống với câu chuyện buồn mà một một game thủ đồng thời cũng là một “sát thủ” máu lạnh là Nguyễn Đức Nghĩa gây ra cách đây hai ba năm trước ở Hà Nội. Lúc đó, Nghĩa đã giết và phân xác người yêu cũ ra thành nhiều mảnh để phi tang. Đáng sợ hơn là cuối tháng 8 – 2009, một thanh niên 19 tuổi ở TP Bảo Lộc – Lâm Đồng đã bị bắt giữ do phạm tội ác tày trời, dung gậy đập mẹ đẻ đến chết rồi bình thản đào hố chon thi thể mẹ xuống chân hòn non bộ trước nhà để phi tang. Dọn dẹp hiện trường xong, đứa con vô nhân tính này bình thản ra quán internet tiếp tục “cày” game.[/FONT]
Trước đây, ví dụ một trò game, các nhân vật chỉ đánh bằng tay thì ngày nay được trang bị hàng loạt vũ khí có tính sát thương cao hơn và giết được nhiều người chơi hơn. Trong tâm lý, con người có hai bản năng là gây hấn và tình dục. Bản năng gây hấn đã bị các nhà làm game lạm dụng. Hơn nữa họ đã biết kích hoạt khả năng này để tăng phần kích thích trong các game thủ, từ mức độ thấp nhất là đánh nhau bằng tay chân đến các loại hung khí như thật là kiếm, dao và súng, thậm chí cả... cưa máy. Các nhà phát hành game lập luận trong game phải có tính đối kháng, nhưng đâu nhất thiết phải đối kháng bằng cơ bắp, bằng những hành vi hung ác tàn bạo. Không có một thước đo nào chính xác để nói game nào đó bạo lực ít hay nhiều, nhưng những hành vi như đâm chém, cừu sát, đồ sát là bạo lực, dã man và khó chấp nhận ngay cả trong game. Một hành vi vô pháp luật trong game như giết người một cách dã man và được xem là chuyện bình thường sẽ dễ dẫn đến những hành vi phạm pháp trong xã hội thực. Nó nguy hiểm ở chỗ nhiều game thủ sẽ chấp nhận và xem những việc đó là bình thường, hình thành một lối sống bất chấp luật pháp từ game bạo lực. Tâm lý của giới trẻ là khi thấy những hành vi bạo lực trên game thường xuyên sẽ cảm nhận, chấp nhận hình ảnh đó (đã, khoái, thích thú), lâu ngày đúc kết thành niềm tin (nhập tâm vào cuộc sống trong game, như game). Khi đó ảo thực lẫn lộn, các game thủ sẽ ám ảnh trong tâm thức những hành vi đó, cuối cùng là chấp nhận và cho đó là một hành vi bình thường trong xã hội thực. Chuyện băng nhóm học trò đánh nhau trong trường học cũng (có phần) xuất phát từ những bang hội trong thế giới game online mà ra. Ở đây không chỉ tác động vào ý thức, tiềm thức mà còn đánh vào vùng vô thức của mỗi người - nơi con người không tự kiểm soát được.
[FONT=&quot] Thật vậy, trong thời gian gần đây, xuất phát từ nhiều vụ án có nghi can là game mà hiện tượng chơi game bạo lực đang được dư luận xã hội quan tâm. Chắc hẳn công chúng vẫn chưa quên vụ án “Xác chết không đầu ở khu chung cư G4” do Nguyễn Đức Nghĩa là hung thủ, một sát nhân máu lạnh và cũng là một người nghiện game. Ngoài ra còn nhiều vụ trọng án cướp của giết người mà hung thủ là đối tượng nghiện game. Đặc biệt nghiêm trọng là vụ án giết người tại nhà riêng bà Bùi Thị Mỹ, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận Phú Nhuận, TP.HCM làm 2 người bị thương nặng và 1 người tử vong tại chỗ. Xuất phát từ thù hận cá nhân, tên Nhân và tên Sang đã dùng dao đâm nhiều nhát khiến nạn 2nhân chết ngay tại chỗ và làm bị thương nặng 2 người khác. Phía Công an TP.HCM cho rằng hành vi của hung thủ gây án rất dã man, có tính bạo lực cao. Tính chất gây án của hung thủ có khả năng liên quan đến các trò chơi game bạo lực trên mạng Internet. Khi công an bắt giữ kẻ sát giết người tại nhà bà Mỹ cũng phát hiện nhiều thẻ trò chơi trực tuyến trong túi đựng tang vật….[/FONT]
[FONT=&quot] Game là trò chơi giải trí thời @, có nhiều trò chơi có tính trí tuệ cao, có cả trường phái game nghệ thuật, thậm chí ở Hàn Quốc có ý kiến đề xuất game là một phần văn hóa của thời hiện đại. Đó cũng là một ngành công nghệ thu lợi khổng lồ. Tuy nhiên, nó có nhiều mặt trái, đặc biệt đối với những người tâm lý yếu, game bạo lực dễ lẫn lộn giữa thế giới ảo và thực; những người mê game đến độ nghiện, để lại những hậu quả khó lường. Còn bao nhiêu trường hợp như Nguyễn Đức Nghĩa, như Nhân, như Sang, … trên xảy ra? Chúng ta cần phải làm gì để các các em không tránh vào vòng luân lý, tội ác, ma túy, bạo lực…Đó là câu hỏi lớn với những người làm cha làm mẹ, nhà trường, xã hội, …???[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Tài liệu tham khảo[/FONT]​
[FONT=&quot]1. [/FONT][FONT=&quot]Chu H[/FONT][FONT=&quot]ươ[/FONT][FONT=&quot]ng, báo an ninh th[/FONT][FONT=&quot]ủ[/FONT][FONT=&quot] đô, ngày 14-9-2011[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] https://www.anninhthudo.vn/Quoc-te/Bao-luc-trong-gioi-tre-việt-nam/396863.antd[/FONT]
[FONT=&quot]2.[/FONT] Chuyên gia tâm lý, TS. Nguyễn Kim Quý, Giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội
[FONT=&quot] https://luatviet.org/Home/cung-suy-ngam/2009/8159/Vi-sao-gioi-tre-ua-dung-bao-luc.aspx[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]3. [/FONT][FONT=&quot]Bảo Trân, báo người lao động, ngày 7/9/2011[/FONT]
[FONT=&quot] https://nld.com.vn/2011090710435878p0c1002/ra-tay-nhu-trong-game.htm[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top