- Xu
- 458
Đến Gia Lai, có một lịch như đã được mặc định trong đầu nhiều du khách đó là phải được trực tiếp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của “đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy” nổi tiếng. Có khách từ TP Đà Nẵng đến chơi, chúng tôi, những “thổ địa” phố núi trở thành “hướng dẫn viên du lịch” đưa bạn bè đi ngắm ngắm Biển Hồ.
Sau nhiều giờ đi dạo, chụp ảnh lưu niệm khung cảnh quanh khu vực Biển Hồ, cô bạn trong nhóm eo éo: “Đói quá, kiếm gì ăn đi”. Một đề nghị được đưa ra: Đã ngắm phong cảnh đặc trưng của phố núi, giờ phải ăn đồ chỉ riêng phố núi mới có. Thế là cả nhóm kéo ra quán gà nướng Plei Kơtêng.
Quán này nằm cách Biển Hồ chừng 3 cây số (cách trung tâm TP Pleiku chừng 12 cây số), thuộc làng Têng, xã Tân Sơn, TP. Pleiku. Đó là một căn nhà sàn truyền thống của người đồng bào Tây nguyên. “Đẹp quá!” - nhóm khách ồ lân thích thú hơn khi thấy những nam thanh nữ tú người J’rai là nhân viên phục vụ quán đều khoác trên mình bộ quần áo thổ cẩm truyền thống, chào mời khách bằng những nụ cười hết sức thân thiện.
Cách nướng gà độc đáo của phố núi
Cơm lam là món được mang ra đầu tiên, đây cũng được coi là đặc sản của người đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng đại ngàn Tây nguyên. Nguyên liệu là nếp rẫy của đồng bào, sau khi vo sạch, ngâm trong nước chừng 30 phút thì cho vào ống nứa tươi, nút lại bằng lá chuối rồi vùi trong than trấu. Một tiếng đồng hồ sau cơm chín. Các ống cơm được đập dập trước, khách chỉ việc xé ống kiểu tước mía để lấy cơm ra ăn. Ai đã từng được thưởng thức cơm lam Tây nguyên hẳn khó lòng quên được hương nếp dẻo thơm đậm đà hòa quyện với muối é cay xé, nức mũi. É là lá của hạt é trong các ly chè giải khát vẫn được bày bán khắp chốn trên cả nước, có vị thơm rất dễ chịu. Lá é, ớt hiểm xanh giã cùng với muối hạt tạo ra một vị đặc trưng.
Món chủ đạo gà nướng, nguyên liệu là “gà leo cây” (những con gà của người đồng bào với dáng nhỏ, ngày lân la kiếm ăn, tối phi lên cây ngủ nên thịt rất chắc, thơm). Nướng gà rất công phu, xung quanh đống than củi đỏ hừng hực, chủ quán đóng hơn chục cây cọc. Gà được banh thân sao cho có tiết diện lớn nhất rồi treo lên các cọc. Cứ thế xoay qua xuay lại, quệt gia vị ướp sẵn, phải gần 4 giờ đồng hồ gà mới chín. Khi gà đã chín thì gia vị thấm đến tận xương tủy. Món gà nướng vàng ruộm chấm với muối é tạo ra vị thơm dịu, khách nhai cả xương mà vẫn cảm thấy ngọt lừ miệng.
Nhiều du khách đến phố núi đã "say" cơm lam và gà nướng
Bình rượu cần với nguyên liệu là hạt bo bo được đặt giữa bàn tiệc chính là sợi dây kết nối cộng đồng. Đây là loại rượu người đồng bào ủ dành cho phụ nữ nên các cô gái cũng tưng bừng vít cần giao lưu. Khi men rượu cần đã làm đầu óc khách lâng lâng, tiếng cồng chiêng được phát qua chiếc loa khiến ta có cảm giác như đang được thưởng thức, uống cả không gian của đại ngàn Tây nguyên.
Tại Festival cồng chiêng Quốc tế lần I được tổ chức ở Gia Lai vào năm 2009, ông Dúi - chủ quán vinh dự là một trong những nghệ nhân được Ban tổ chức mời về phục vụ du khách trong khu ẩm thực, tại đây du khách quốc tế đánh giá ông rất cao. Ông Dúi hồn hậu kể về nguồn gốc nhà hàng của mình, theo quan niệm của người J’rai, món gà nướng này thường dành để tẩm bổ cho phụ nữ sau sinh. Ban đầu, ông Dúi chỉ nướng cho con cháu và những người quen thưởng thức. Tay nghề của ông ngày càng được lan truyền nên ông quyết định mở quán để cải thiện thu nhập cho gia đình.
Bảo Châu - CAO
Sau nhiều giờ đi dạo, chụp ảnh lưu niệm khung cảnh quanh khu vực Biển Hồ, cô bạn trong nhóm eo éo: “Đói quá, kiếm gì ăn đi”. Một đề nghị được đưa ra: Đã ngắm phong cảnh đặc trưng của phố núi, giờ phải ăn đồ chỉ riêng phố núi mới có. Thế là cả nhóm kéo ra quán gà nướng Plei Kơtêng.
Quán này nằm cách Biển Hồ chừng 3 cây số (cách trung tâm TP Pleiku chừng 12 cây số), thuộc làng Têng, xã Tân Sơn, TP. Pleiku. Đó là một căn nhà sàn truyền thống của người đồng bào Tây nguyên. “Đẹp quá!” - nhóm khách ồ lân thích thú hơn khi thấy những nam thanh nữ tú người J’rai là nhân viên phục vụ quán đều khoác trên mình bộ quần áo thổ cẩm truyền thống, chào mời khách bằng những nụ cười hết sức thân thiện.
Cách nướng gà độc đáo của phố núi
Món chủ đạo gà nướng, nguyên liệu là “gà leo cây” (những con gà của người đồng bào với dáng nhỏ, ngày lân la kiếm ăn, tối phi lên cây ngủ nên thịt rất chắc, thơm). Nướng gà rất công phu, xung quanh đống than củi đỏ hừng hực, chủ quán đóng hơn chục cây cọc. Gà được banh thân sao cho có tiết diện lớn nhất rồi treo lên các cọc. Cứ thế xoay qua xuay lại, quệt gia vị ướp sẵn, phải gần 4 giờ đồng hồ gà mới chín. Khi gà đã chín thì gia vị thấm đến tận xương tủy. Món gà nướng vàng ruộm chấm với muối é tạo ra vị thơm dịu, khách nhai cả xương mà vẫn cảm thấy ngọt lừ miệng.
Nhiều du khách đến phố núi đã "say" cơm lam và gà nướng
Tại Festival cồng chiêng Quốc tế lần I được tổ chức ở Gia Lai vào năm 2009, ông Dúi - chủ quán vinh dự là một trong những nghệ nhân được Ban tổ chức mời về phục vụ du khách trong khu ẩm thực, tại đây du khách quốc tế đánh giá ông rất cao. Ông Dúi hồn hậu kể về nguồn gốc nhà hàng của mình, theo quan niệm của người J’rai, món gà nướng này thường dành để tẩm bổ cho phụ nữ sau sinh. Ban đầu, ông Dúi chỉ nướng cho con cháu và những người quen thưởng thức. Tay nghề của ông ngày càng được lan truyền nên ông quyết định mở quán để cải thiện thu nhập cho gia đình.
Bảo Châu - CAO