Gà Bán, Giá Rẻ Bất Ngờ, Có Khuyến Mãi !

NguoiDien

Người Điên
Xu
0
Dòng chữ đó được kẻ ngay ngắn trên tấm bảng to tướng bằng chiếc chiếu đôi dựng ngay ngõ nhà tôi vào dịp tết con gà năm nay.

Hơn thế nữa, trên báo, trên truyền hình, thậm chí trên Internet tôi còn đặt quảng cáo rõ ràng, tỉ mỉ hơn về hình thức khuyễn mãi và tấm ảnh chú gà trống oai phong cùng cô nàng mái tơ béo mẫm hứa hẹn món cà ri hoặc gà chiên bơ tuyệt hảo.

Không phải vì cái dịch cúm gia cầm đang tràn lan làm tôi lo sợ mà bán gà. Cũng không phải vì điều kiện kinh tế khó khăn mà tôi không đủ khả năng nuôi gần một trăm con gà ấy. Đơn giản chỉ vì...ông cụ nhà tôi mới qua đời cách đây nửa tháng và khi ấy tôi tiếp nhận chức ... chủ nhà. Tôi được quyền quyết định mọi công việc trong gia đình. Nguyên nhân sâu xa của việc bán gà thì phải nói từ cách đây những hơn... mười năm. Khi thằng con út nhà tôi mới lên mười và con chị nó còn đang học lớp tám.

Hồi ấy, ông nội tôi qua đời vào cái tuổi chín chục truyền lại ngôi vị chủ nhà cho bố tôi. Bà nội tôi trở thành người cố vấn.

Bố tôi vốn là trưởng ban tuyên huấn xã. Ông là người thấm nhuần tư tưởng Mác - Lê và luôn vận dụng một cách sáng tạo vào cuộc sống xã hội cũng như giải quyết các công việc trong gia đình. Sau một cuộc họp của xã về đường lối, chủ trương tư duy đổi mới trong thời kì tiến lên xã hội chủ nghĩa. Ông tuyên bố trong cuộc họp gia đình ngay sau đó: “Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có phát triển bền vững thì xã hội mới phát triển và ngày càng bền vững. Đất nước ta có theo kịp bạn bè thế giới hay không là phụ thuộc vào các gia đình như gia đình chúng ta. Vì vậy, gia đình ta phải có kế hoạch phát triển một cách đồng bộ. Nâng cao văn hóa, đẩy mạnh phát triển kinh tế và đối ngoại với hàng xóm láng giềng ...”. Ông giải thích: “ Cũng như nhà nước, để phát triển cần có những bộ luật để điều chỉnh các hành vi của công dân, tổ chức kinh tế xã hội. Gia đình ta cũng cần có những bộ luật tương tự như vậy để điều chỉnh hành vi của từng cá nhân, từng cây trồng, vật nuôi.” Ông bắt đầu hoạch định kế hoạch làm luật. Đàn gà gần bảy chục con là ưu tiên số một vì chúng là những kẻ bừa bãi nhất, thường gây ra những xung đột nhất. Ông quyết định giao cho vợ chồng tôi nghiên cứu và thảo ra bộ luật cho đàn gà.

Thú thật, tôi cũng không phải là kẻ ít học. Vấn đề ở chỗ suốt ngày tôi lu bu với ruộng lúa, đồng ngô, với củ khoai cây sắn. Với lại tôi cũng không chịu để ý xem các nhà khác làm luật cho đàn gà nhà họ như thế nào nên tôi không muốn nhận. Nhưng ông cụ đã giao cho rồi còn biết làm thế nào. Tôi bàn với vợ tìm cách cùng nhau thảo ra dự luật, rồi trình xin ý kiến của ông cụ. Khổ quá, vợ tôi kiêm nhiệm đủ thứ. Nào là giặt giũ, cơm nước cho gia đình. Nào là đàn lợn, đàn gà, lại còn ao cá với vườn rau. tôi mày mò học cách làm luật của nhà nước, và thế là tôi bắt đầu. Tôi để ý thấy lăng nhăng nhất là mấy anh chàng gà trống, thường đi đạp bậy đạp bạ bên hàng xómneen nhiều khi láng giềng to tiếng với nhau. Tôi làm ngay một dự luật về chuyện này và đặt tên là “luật đạp mái”. Toi quy định rất rõ từng điều một, mỗi điều có ghi rất rõ ràng mức độ vi phạm tương ứng mức độ xử lý. Riêng dự thảo “luật đạp mái” cho các anh chàng gà trống đã ngốn hết hơn sáu tháng trời với hơn một trăm điều trong đó có gần bốn trăm khoản. Xong xuôi, tôi trình lên ông cụ (tức bố tôi). Ông cụ nghiên cứu mất hơn hai tháng rồi đem ra lấy ý kiến dan chủ của cả nhà và đàn gà. Dẫu gà chẳng có ý kiến gì, (chúng có ý kiến thì chúng cũng có nói được đâu, nhưng phải làm vậy mới tỏ rõ thái độ dân chủ), nhưng cuộc tranh luận nảy lửa về từng điều khoản trong bộ luật này giữa những thành viên trong gia đình chúng tôi cũng kéo dài rất lâu. Khi bộ luật có hiệu lực thi hành thì thằng con tôi đã mười tuổi. Tôi tiếp tục nghiên cứu những bộ luật khác cho đàn gà.

Lần này, đã có kinh nghiệm hơn nên tôi làm một lúc hai bộ luật. Luật “ Đẻ trứng” và luật “ Ăn ở”. Ròng rã gần một năm nữa trôi qua, vợ chồng tôi mới xây dựng xong dự luật. Rồi lại xin ý kiến ông cụ, rồi lại đem ra thảo luận, lại lấy ý kiến. Cuộc thảo luận lần này có vẻ căng hơn luật “ Đạp mái”. Xem ra thằng con tôi có vẻ thích ăn trứng nên đề nghị cho gà đẻ thoải mái. Nó viện ra đủ thứ lí do hợp lý để bảo vệ quan điểm của nó. Thậm chí nó còn lấy dẫn chứng từ chuyện nhân quyền ớ Mỹ, chuyện cấm nạo phá thai trong đạo Thiên chúa và luật bảo vệ và chăm sóc động vật của thế giới. Ông cụ nhà tôi đã định quyết thì con chị nó phản đổi kịch liệt. Con bé nêu những lí do xác đáng không kém. Đàn gà đẻ nhiều quá thì phải tăng diện tích chuồng trại, phải tăng chi phí thức ăn, hơn nữa, nếu cứ cho đẻ thoải mái, đàn gà chẳng mấy chốc sẽ lên đến một trăm, thậm chí vài trăm con. Lúc đó sẽ không còn chỗ cho chúng ở, rồi lại lộn xộn vì những tranh giành đồ ăn, chỗ ngủ... Nói chung là sẽ nảy sinh nhiều tiêu cực, vân vân và vân vân...

Thằng cu nhà tôi mười bốn tuổi thì “luật đẻ trứng” và “luật ăn ở” có hiệu lực thi hành. Gần sáu tháng sau, khi tôi đang nghiên cứu dự luật hưởng lợi từ bên ngoài” quy định về việccacs công dân gà được phép hay không được phép ăn thức ăn của hàng xóm hoặc nhận sự đạp mái của mấy anh chàng gà trống láng giềng thì con bé lớn báo với tôi một tin làm tôi giật thót người. Đàn gà nhà tôi đã hơn tám chục con trong khi nhà tôi vẫn bán gà, gà vẫn chết do bệnh, và “luật đẻ trứng” đã có hiệu lực thi hành. Tôi bỏ ngay dự luật đang soạn thảo dở dang xuống và lật đật kiểm tra lại “luật đẻ trứng”. Chết cha ! Điều một trăm mười hai khoản b có ghi: “Cho phép gà mái tự quyết định số trứng”. Ngay bên cạnh đó có một dòng chữ đỏ tôi ghi chú thêm khi có ý kiến của ông cụ nhà tôi: “Lưu ý thêm: giới hạn số trứng có trống là mười trứng một lứa”. Tôi nhớ lại, ông cụ đã chỉ thị không cần sửa chữa vào trong luật làm gì mà nên ghi vào hướng dẫn sử dụng luật. Vậy mà tôi quên. Ngay lập tức, tôi ban hành bổ sung hướng dẫn sử dụng “luật đẻ trứng” sau một tháng trời nghiền ngẫm cho chắc ăn. May mà đàn gà nhà tôi còn có nhiều con khoái sắc đẹp nên không đẻ nhiều, chứ nếu không thì...

Rút kinh nghiệm sau mỗi lần thiếu sót. Những bọ luật sau này tôi làm kĩ hơn, đương nhiên thời gian lâu hơn. Nhưng đàn gà quả là giống vật bất trị. Xã hội thay đổi, phát triển thì chúng cũng thay đổi và phát triển, nảy sinh nhiều mâu thuẫn mới cần điều chỉnh. tôi cứ theo đàn gà mà làm luật đằng đẵng tới nãy đã hơn mười nắm mà vẫn chưa giải quyết hết những vấn đề của chúng. Giá sách nhà tôi đã có hơn hai mươi bộ luật cho đàn gà vào giữa năm 2004. Tôi dự kiến trong năm 2005 này, tôi sẽ phải ban hành thêm cho chúng vài bộ luật nữa mới mong yên ổn. Thế nhưng, tháng mười hai năm 2004, trước tình hình toàn cầu hóa, việc gia nhập WTO của đất nước, quá trình hội nhập văn hóa, kinh tế,... Tôi chắc phải làm cho chúng thêm mươi bộ luật nữa. Thật là gay go, nhà tôi vẫn nghèo, vẫn lục đục và thường xuyên có mâu thuẫn bởi mới có đàn gà là có tí luật. Còn trâu, bò, lợn, cá... Ôi ! Mệt đầu quá. Đến bao giờ tôi mới thôi phải làm luật cho chúng. Chắc rằng cả đời tôi, tôi cũng không làm hết, lại phải trông chờ vào thằng con tôi. Nó đang học Đại học luật. Hi vọng rằng nó sẽ khá hơn bố nó. Nhưng hiện tại, tôi vẫn cứ phải làm thôi, đàn gà vẫn còn nhiều vấn đề lắm...

Ngày ngày, tôi vẫn phải ra đồng để duy trì nền kinh tế gia đình. Vợ tôi vẫn kiêm nhiệm trăm công nghìn việc để lo cho gia đình yên ấm. Đêm về, hai vợ chồng tôi lại trằn trọc, thao thức suy nghĩ để ban hành ra những bộ luật mới với hi vọng bộ mặt gia đình tôi sẽ thay đổi, nền kinh tế sẽ khá hơn và gia đình tôi sẽ văn minh hơn như mong muốn của ông cụ nhà tôi và toàn thể gia đình. Nhưng than ôi, do thức đêm nhiều, làm lụng và suy nghĩ quá sức, sức lực của tôi ngày càng yếu dần, trí tuệ của tôi ngày càng giảm sút. Nhà tôi vẫn nghèo như xưa, khong có nhiều tiền để thuốc thang bồi bổ. Liệu tôi có còn đủ sức để gánh vác trọng trách này hay không?

Dịp may đã đến. Tôi sung sướng như phát điên vì ông cụ nhà tôi qua đời. Các bạn đừng hiểu nhầm là tôi bất hiếu. Ông cụ về với tổ tiên tôi cũng buồn và thương cụ lắm. Nhưng tôi sung sướng bởi lẽ tôi sẽ chính thức nhận ngôi vị chủ nhà. Tôi được quyền quyết định mọi công việc trong gia đình, và đương nhiên tôi thoát khoit nỗi thống khổ làm luật cho đàn gà kia. Toi đã định giao việc này cho cậu con trai vì con bé lớn lấy chồng mãi tận Châu Phi. Nhưng tôi chợt nhớ lại sự thống khổ của bản thân, tôi không thể để thằng bé mới hai mươi hai tuổi đầu , vừa tốt nghiệp Đại học luật lại phải chịu nỗi khổ đã hành hạ tôi suốt bao năm. Giải pháp hay nhất là bán. Bán ngay lập tức, càng nhanh càng tốt.

Và thế là cái bảng thông báo bán gà được dựng lên trước ngõ nhà tôi. Để nhanh chóng giải quyết được vấn đề, tôi phải quảng cáo, phải khuyến mãi như các doanh nghiệp đã, đang và tiếp tục làm.

Thế đấy ! Tôi hi vọng sau cái tết con gà năm nay, tôi sẽ được ăn no ngủ yên mà lo cho gia đình. Ồ ! còn lợn, cá, trâu bò... Phải. Năm 2005 này, tôi sẽ đổi mới một cách toàn diện, đổi mới một cách đột phá. tôi sẽ bán. Bán hết. Cho dù có lỗ!

====================
Nghệ An 2005
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top