Fresnel, nhà khoa học vĩ đại mà thầm lặng

Asaki_No1

Trưởng phòng thể thao
Xu
0
Augustin Jean Fresnel
fresnel.jpg


Augustin Jean Fresnel( 10/05/1788-14/7/1827), là nhà vật lý học người Pháp, người đã có đóng góp quan trọng trong việc thiết lập lý thuyết về sóng quang học. Fresnel đã nghiên cứu về trạng thái của sóng cả về mặt lý thuyết lẫn thực nghiệm.
Ông là người được biết đến nhiều nhất với phát minh về thấu kính Fresnel, được áp dụng sớm nhất cho đèn hải đăng khi ông còn là 1 người phụ trách về đèn biển. Thấu kính của ông xuất hiện trong rất nhiều các thiết bị ngày nay.
Fresnel là con trai của một kiến trúc sư. Ông sinh ra ở Broglie (Eure, nước Pháp). Ban đầu, việc học hành của ông khá chậm chạp, thậm chí đến năm 8 tuổi ông vẫn không biết đọc. Năm 13 tuổi, ông vào trường Ecole Centrale ở Caen, và năm 16 tuổi vào Ecole Polytechnique. Ông làm kỹ sư lần lượt ở các khu hành chính ở Vendeé, Drôme và Ille-et-Vilain. Do phục vụ dưới vương triều Bourbon, ông bị mất chức khi Napoleon trở lại nắm quyền vào năm 1814.
Khi chế độ quân chủ được thiết lập trở lại ở nước Pháp, ông được nhận vào làm kỹ sư ở Paris, là nơi mà ông đã dành phần lớn cuộc đời ở đó. Những nghiên cứu về quang học của ông bắt đầu từ năm 1814 và tiếp tục đến khi ông qua đời. Những nghiên cứu đầu tiên của ông về quang sai đã không được công bố. Năm 1818, ông viết một bản luận văn về nhiễu xạ. Luận văn này đã nhận được giải thưởng của học viện khoa học Paris vài năm sau đó. Năm 1823 ông vào làm việc ở học viện này, và năm 1825 trở thành thành viên của hội khoa học hoàng gia London. Năm 1819 ông được bổ nhiệm phụ trách về hải đăng. Từ đó ông đã phát minh ra 1 loại thấu kính đặc biệt mang tên ông, mà ngày nay gọi là thấu kính Fresnel, được coi như là một loại gương.
Fresnel mất vì bệnh lao tại Ville-d’Avray, gần Paris. Ông được hội khoa học hoàng gia London trao tặng huy chương Rumford Medal trong khi đang bị bệnh.
Những cống hiến trong suốt cuộc đời của ông về quang học rất ít được coi trọng. Và một vài công trình của ông cũng không được học viện in ấn đến tận nhiều năm sau khi ông qua đời. Nhưng như ông đã viết trong thư gửi cho Young, trong ông những thứ ‘hư danh mà mọi người gọi là tình yêu của sự vinh quang’ đã bị mài mòn. ‘Tất cả những lời khen’, ông nói, ‘mà tôi nhận được từ Laplace, Arago hay Biot không bao giờ khiến tôi hài lòng bằng những khám phá về sự thật bằng lý thuyết hay là những sự xác thực của tính toán bằng thực nghiệm.
Những khám phá và suy luận toán học của ông, được xây dựng dựa trên cơ sở thực nghiệm của Thomas Young, đã mở rộng lý thuyết về sóng đến một loạt những hiện tượng quang học. Năm 1817, Young đã đề xuất 1 mô hình ánh sáng theo đó sóng ánh sáng có tồn tại 2 kiểu dao động dọc và ngang, nhằm giải thích hiện tượng phân cực. Đến năm 1923, Fresnel đã bằng toán học chỉ ra rằng, hiện tượng phân cực có thể được lí giải chỉ khi sóng ánh sáng hoàn toàn là sóng ngang, không có thành phần sóng dọc.
Ông cũng là người đề xuất ra phương án dùng 2 gương phẳng kim loại hợp với nhau 1 góc gần 180 độ để thực hiện thí nghiệm giao thoa nhằm loại bỏ hiệu ứng nhiễu xạ gây ra bởi khe hẹp. Điều đó cho phép ông điều khiển thí nghiệm gia thoa đúng như lý thuyết sóng.
Vài hình ảnh về thấu kính fresnel

fresnel_lens.jpg


Trong ngọn đèn hải đăng

fresneltk.gif


So với thấu kính thường

(Sưu tầm)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top