ĐEO NHẪN CÓ PHẢI CHỈ VÌ MUỐN LÀM ĐẸP?
Trên thế giới hiện nay, nhẫn là vật trang sức được lưu hành rộng rãi nhát. Nhưng ngoài tác dụng trang sức ra, chiếc nhẫn lại có nhiều ý nghĩa tượng trưng khác.
Trong thời cổ đại Trung Quốc, phi tần của các đế vương lúc bình thường đeo nhẫn bằng bạc ở tay phải, nhưng đến khi có mang thì lại đeo nhẫn bằng vàng ở tay trái. Vì chiếc nhẫn ó ý nghĩa cấm kị, cấm giới, cho nên nó mới có tên là “giới chỉ”.
Ở phương Tây, nói chung người ta cho rằng cái nhẫn bắt đầu có từ thời Ai Cập cổ đại. Trong thời kỳ này, trên ngón tay của các vương tôn quý tộc đều có đeo nhẫn dát ngọc quý có hình một con bọ cánh cứng. Theo truyền thuyết thì loại nhẫn này có tác dụng trừ tà ma, yêu quái, bảo vệ cho người đeo nó.
Sau khi thói quen này được truyền tới châu Âu thì ý nghĩa đầu tiên của việc đeo nhẫn cũng thay đổi và chiếc nhẫn được gán cho những ý nghĩa tượng trưng khác.
Dưới thời cổ La Mã đã từng có quy định chỉ có các nhân vật quý tộc mới được đeo nhẫn bằng vàng, còn người dân thường chỉ được đeo nhẫn bằng sắt. Trên các mặt nhẫn thương có khắc họ tên, thân phận, lời chúc tụng, còn nhận của các nhà quý tộc lại thường là những con dấu dùng để đóng dấu, ký tên trên các văn kiện.
Đến thời kỳ trung cổ ở châu Âu, giáo hội Cơ Đốc dùng nhẫn để chỉ rõ cấp bậc trong tôn giáo của nhân viên nhà thờ. Chẳng hạn: Giáo hoàng đeo nhẫn có hình thánh Pie kéo lưới, chiếc nhẫn cũng dùng làm con dấu để đóng dấu để đóng dấu trên các văn kiên và sau khi Giáo hoàng chết đi thì phải tiêu huỷ.
Ở các Hồng y Giáo chủ thì ngón giữa của bàn tay phải tượng trưng cho “Thánh linh” có đeo một chiếc nhẫn bằng ngọc quý. Các giáo chủ, tu viện trưởng đeo nhẫn bằng thạch anh màu tía, các linh mục đeo nhẫn bằng vàng trên ngón trỏ tượng trưng cho “Đức Chúa con”.
Ở các nước phương Tây, ngoài việc tượng trưng cho thân phận, địa vị của người đeo, nhẫn còn có tác dụng chủ yếu nữa là xác định quan hệ hôn nhân. Con trai, con gái chỉ cần trao đổi những chiếc nhẫn có khắc tên, lời chúc phúc rồi đeo trên ngón vô danh bàn tay trái (ngón áp út), thế là hai bên gắn bó tâm linh với nhau đến khi tóc bạc răng long.
Phong tục này đã lưu truyền lâu đời ở châu Âu đến nỗi ngón tay vô danh (ngón áp út) đã trở thành “ngón tay hôn nhân”.
Bất luận là đám cưới có được cử hành theo nghi thức tôn giáo hay không, nhưng cho đến nay trong các đám cưới, người châu Âu và châu Mỹ vẫn trao đổi nhẫn cưới một cách phổ biến coi đó là điều tượng trưng cho hôn nhân.
ST