Hiện nay có những thông tin trái chiều về việc có đeo khẩu trang hay không. Trong khi thủ tướng nước ta cho rằng có thể toàn dân phải đeo khẩu trang để phòng bệnh thì WHO khuyến cáo không nên đeo khẩu trang khi không phải là nhân viên y tế hoặc không trực tiếp chăm sóc bệnh nhân hoặc bản thân không có các triệu chứng như ho, khó thở. Nhưng diễn biến dưới đây sẽ khiến cho các cảnh báo này của WHO không còn phù hợp nữa.
KHẨU TRANG: ĐEO HAY KHÔNG?
"Một phụ nữ từ Thượng Hải đã tới Đức để đi công tác từ ngày 19 tháng 1 đến ngày 22 tháng 1 và không có dấu hiệu của bệnh, bao gồm ho và sốt. Cô chỉ bị bệnh trên chuyến bay trở về Trung Quốc và được xác nhận vào ngày 26 tháng 1 là có virus, được biết đến tạm thời là 2019 - nCoV. Tuy nhiên, vào ngày 24 tháng 1, một doanh nhân người Đức 33 tuổi, đã có cuộc gặp với người phụ nữ vào ngày 20 và 21 tháng 1, bị đau họng, ớn lạnh và đau nhức cơ bắp, bị sốt và ho vào ngày hôm sau. Anh bắt đầu cảm thấy tốt hơn và trở lại làm việc vào ngày 27 tháng 1. Sau khi người phụ nữ bị phát hiện nhiễm virut ở Trung Quốc, các chuyên gia đã liên lạc với những người đã tiếp xúc với người phụ nữ đó- bao gồm cả doanh nhân người Đức, người sau đó đã hồi phục và có vẻ khỏe mạnh trong một cuộc kiểm tra Munich. Tuy nhiên, các xét nghiệm sau đó cho thấy anh ta có virus. Vào ngày 28 tháng 1, ba đồng nghiệp của doanh nhân nói trên cũng đã cho kết qủa thử nghiệm dương tính với virus này. Chỉ một trong số những bệnh nhân này có liên lạc với người phụ nữ đến từ Thượng Hải; hai người kia chỉ liên lạc với người đàn ông Đức.
" https://bit.ly/2Uhr959
Như vậy, bệnh do 2019 - nCov có thời gian ủ bệnh thể kéo dài tới 14 ngày, và một người bệnh không có triệu chứng có thể lây sang 3 người mới ở một nơi xa ổ bệnh hàng nghìn km. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không thể biết chắc việc chính mình hay người đang phun nước bọt trước mặt mình có phải là bệnh nhân hay không. Vậy nên, ĐEO KHẨU TRANG Ở NƠI CÔNG CỘNG LÀ GIẢI PHÁP PHÒNG DỊCH HỢP LÝ.
Nhưng hãy nhớ, khẩu trang giúp ngăn bạn không lây bệnh cho xung quanh, và ngăn chặn việc bạn hít trực tiếp virus từ các giọt nước bọt bắn ra từ người khác NẾU ĐEO ĐÚNG CÁCH. Hiện có nhiều hướng dẫn về cách đeo khẩu trang sao cho đúng rồi. Khẩu trang khác nhau sẽ có mức độ ngăn chặn khác nhau.
Khẩu trang N95 có thể ngăn được virus nhưng khá khó chịu, nếu bạn đeo không thường xuyên, thỉnh thoảng mở ra để thở thì cũng chẳng hơn loại thường là mấy. Khẩu trang 3 lớp thông thường, nếu đeo đúng, sẽ giúp ngăn được các giọt nước lớn, tác nhân chính gây nhiễm virus. Khẩu trang chống nắng nếu ôm mặt vẫn dùng tạm được. Hãy xem hướng dẫn đeo khẩu trang ở đây:
KHÔNG ĐƯỢC DÙNG LẠI KHẨU TRANG NHIỀU LẦN
Khi đi ra nơi công cộng có thể trên bề mặt khẩu trang đã dính mầm bệnh. Khi dùng khẩu trang xong, phải dùng ngón tay móc quai đeo thả vào túi rác kín tránh để mầm bệnh bị phát tán ra môi trường. Đặc biệt dù khẩu trang đắt đến mấy cũng không dùng đi dùng lại nhiều lần.
KHÔNG NÊN MUA KHẨU TRANG XỊN BẰNG MỌI GIÁ
Có nên đi mua khẩu trang bằng mọi giá để đeo không? Câu trả lời là không. Vì nếu nguồn cung khẩu trang là có hạn. Khi bạn mua khẩu trang N95, bạn đang tranh phần trang bị tối cần của các bác sỹ, những người trực tiếp tham gia phòng dịch và nhất là bệnh nhân bị bệnh. Hãy hình dung một bệnh nhân mắc bệnh sẽ hắt xì với khẩu trang 3 lớp thông thường khi bác sỹ ghé xuống hỏi thăm chỉ vì không còn đủ nguồn cung N95.Mua khẩu trang y tế 3 lớp thông thường đeo khi ra đường xong bỏ vào túi rác là cách làm hợp lý. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh lây lan thì loại này cũng có thể bị tăng giá hoặc khó mua.
KHÔNG MUA ĐƯỢC THÌ CÓ THỂ TỰ LÀM KHÁ ĐƠN GIẢN
Mỗi ngày không được bảo vệ là một ngày bạn tạo nguy cơ cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Đừng trông chờ vào người khác. Trong trường hợp không mua được khẩu trang y tế, hãy tự tạọ khẩu trang sẵn cho gia đình để mọi người dùng khi đi ra đường theo hướng dẫn của thầy Phạm Hùng Vân, TS. BS, chuyên gia vi sinh dưới đây. Dù không bằng khẩu trang 3 lớp nhưng chắc chắn tốt hơn không có gì. Chúc mọi người sáng suốt lựa chọn giải pháp phù hợp cho bản thân và gia đình để vượt qua đợt dịch này.
hoặc các bạn thích xịn hơn thì xem hẳn hướng dẫn của Đài truyền hình NHK Nhật hướng dẫn làm khẩu trang bằng giấy ăn.
HÃY CHIA SẺ POST NÀY VÌ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG!
St
KHẨU TRANG: ĐEO HAY KHÔNG?
"Một phụ nữ từ Thượng Hải đã tới Đức để đi công tác từ ngày 19 tháng 1 đến ngày 22 tháng 1 và không có dấu hiệu của bệnh, bao gồm ho và sốt. Cô chỉ bị bệnh trên chuyến bay trở về Trung Quốc và được xác nhận vào ngày 26 tháng 1 là có virus, được biết đến tạm thời là 2019 - nCoV. Tuy nhiên, vào ngày 24 tháng 1, một doanh nhân người Đức 33 tuổi, đã có cuộc gặp với người phụ nữ vào ngày 20 và 21 tháng 1, bị đau họng, ớn lạnh và đau nhức cơ bắp, bị sốt và ho vào ngày hôm sau. Anh bắt đầu cảm thấy tốt hơn và trở lại làm việc vào ngày 27 tháng 1. Sau khi người phụ nữ bị phát hiện nhiễm virut ở Trung Quốc, các chuyên gia đã liên lạc với những người đã tiếp xúc với người phụ nữ đó- bao gồm cả doanh nhân người Đức, người sau đó đã hồi phục và có vẻ khỏe mạnh trong một cuộc kiểm tra Munich. Tuy nhiên, các xét nghiệm sau đó cho thấy anh ta có virus. Vào ngày 28 tháng 1, ba đồng nghiệp của doanh nhân nói trên cũng đã cho kết qủa thử nghiệm dương tính với virus này. Chỉ một trong số những bệnh nhân này có liên lạc với người phụ nữ đến từ Thượng Hải; hai người kia chỉ liên lạc với người đàn ông Đức.
" https://bit.ly/2Uhr959
Như vậy, bệnh do 2019 - nCov có thời gian ủ bệnh thể kéo dài tới 14 ngày, và một người bệnh không có triệu chứng có thể lây sang 3 người mới ở một nơi xa ổ bệnh hàng nghìn km. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không thể biết chắc việc chính mình hay người đang phun nước bọt trước mặt mình có phải là bệnh nhân hay không. Vậy nên, ĐEO KHẨU TRANG Ở NƠI CÔNG CỘNG LÀ GIẢI PHÁP PHÒNG DỊCH HỢP LÝ.
Nhưng hãy nhớ, khẩu trang giúp ngăn bạn không lây bệnh cho xung quanh, và ngăn chặn việc bạn hít trực tiếp virus từ các giọt nước bọt bắn ra từ người khác NẾU ĐEO ĐÚNG CÁCH. Hiện có nhiều hướng dẫn về cách đeo khẩu trang sao cho đúng rồi. Khẩu trang khác nhau sẽ có mức độ ngăn chặn khác nhau.
Khẩu trang N95 có thể ngăn được virus nhưng khá khó chịu, nếu bạn đeo không thường xuyên, thỉnh thoảng mở ra để thở thì cũng chẳng hơn loại thường là mấy. Khẩu trang 3 lớp thông thường, nếu đeo đúng, sẽ giúp ngăn được các giọt nước lớn, tác nhân chính gây nhiễm virus. Khẩu trang chống nắng nếu ôm mặt vẫn dùng tạm được. Hãy xem hướng dẫn đeo khẩu trang ở đây:
KHÔNG ĐƯỢC DÙNG LẠI KHẨU TRANG NHIỀU LẦN
Khi đi ra nơi công cộng có thể trên bề mặt khẩu trang đã dính mầm bệnh. Khi dùng khẩu trang xong, phải dùng ngón tay móc quai đeo thả vào túi rác kín tránh để mầm bệnh bị phát tán ra môi trường. Đặc biệt dù khẩu trang đắt đến mấy cũng không dùng đi dùng lại nhiều lần.
KHÔNG NÊN MUA KHẨU TRANG XỊN BẰNG MỌI GIÁ
Có nên đi mua khẩu trang bằng mọi giá để đeo không? Câu trả lời là không. Vì nếu nguồn cung khẩu trang là có hạn. Khi bạn mua khẩu trang N95, bạn đang tranh phần trang bị tối cần của các bác sỹ, những người trực tiếp tham gia phòng dịch và nhất là bệnh nhân bị bệnh. Hãy hình dung một bệnh nhân mắc bệnh sẽ hắt xì với khẩu trang 3 lớp thông thường khi bác sỹ ghé xuống hỏi thăm chỉ vì không còn đủ nguồn cung N95.Mua khẩu trang y tế 3 lớp thông thường đeo khi ra đường xong bỏ vào túi rác là cách làm hợp lý. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh lây lan thì loại này cũng có thể bị tăng giá hoặc khó mua.
KHÔNG MUA ĐƯỢC THÌ CÓ THỂ TỰ LÀM KHÁ ĐƠN GIẢN
Mỗi ngày không được bảo vệ là một ngày bạn tạo nguy cơ cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Đừng trông chờ vào người khác. Trong trường hợp không mua được khẩu trang y tế, hãy tự tạọ khẩu trang sẵn cho gia đình để mọi người dùng khi đi ra đường theo hướng dẫn của thầy Phạm Hùng Vân, TS. BS, chuyên gia vi sinh dưới đây. Dù không bằng khẩu trang 3 lớp nhưng chắc chắn tốt hơn không có gì. Chúc mọi người sáng suốt lựa chọn giải pháp phù hợp cho bản thân và gia đình để vượt qua đợt dịch này.
hoặc các bạn thích xịn hơn thì xem hẳn hướng dẫn của Đài truyền hình NHK Nhật hướng dẫn làm khẩu trang bằng giấy ăn.
HÃY CHIA SẺ POST NÀY VÌ SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG!
St
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: