Du Lich Lao - Đã từ lâu Lào luôn là anh em thân tình cùng dân tộc Việt Nam chúng ta, thu hút nhiều người Việt Nam sang lập nghiệp. Ngày nay Lào đang dần trở thành một điểm đến hấp dẫn của các du khách ...
Có thể thấy trạng thái thân thiện ngay từ cửa khẩu: Trẻ con (chẳng hiểu người Lào hay người Việt) bình thản đạp xe qua lại trước cơ quan xuất nhập cảnh hai nước, ngay cả phong cách làm thủ tục xuất nhập cảnh không mấy chuyên nghiệp cũng tạo nên sự thân thiện. Một nữ công chức hải quan Lào thật xinh, mặc bộ váy đồng phục lạ mắt, cầm một tập hồ sơ đi qua hành lang, nhìn du khách cười tủm tỉm rất thân thiện..
Du Lich Lao - Nước Lào còn nghèo, người Lào hiền lành, thật thà, làng mạc thưa thớt, đất rộng, màu mỡ; đô thị thanh bình, yên ả. Hình ảnh đó mau chóng trở nên thân thuộc với du khách. Suốt con đường hơn 700 km, từ cửa khẩu Lao Bảo vượt qua Savanakhet, đến Vientiane là đoạn đường xuyên Á, êm như lụa, xe có thể chạy 80 - 90 km/giờ. Song, chỉ hiềm một nỗi là thỉnh thoảng lại bị bò, dê “bắn tốc độ”: Dọc đường đi, chốc chốc lại gặp vài con dê nằm đứng, ngổn ngang. Ngôn ngữ bất đồng, nên dù có bấm còi, la hét, các chú vẫn lững thững nghênh nghênh sừng “đắc chí”.
Đường phố đô thị ở Lào sạch sẽ, không có chuyện lấn chiếm, buôn bán trên vỉa hè. Ở Vientiane, đã từ lâu người Lào thực hiện đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Tuy nhiên, việc đội mũ bảo hiểm của bạn có khác ta: Trong thành phố bắt buộc, ngoài thành phố, kể cả trên xa lộ, vô tư. Mũ bảo hiểm xe máy ở Lào treo thoải mái trên xe trong bãi gửi hoặc dựng trên vỉa hè mà không sợ bị mất cắp...
Hình như những ngày ở Lào, chưa ai nghe thấy tiếng rú của động cơ xe máy. Người Lào đi đứng khoan thai, không phóng nhanh vượt ẩu. Lưu thông ở các giao lộ trong thành phố Vientiane theo nguyên tắc chỉ 1 tuyến đi, tất cả các hướng khác phải dừng. Vì vậy, tuy ít người, nhưng chờ đến lượt đèn xanh cũng khá lâu. Ấy vậy mà người Lào chấp hành luật giao thông rất nghiêm túc. Hơn 10 giờ đêm, đường phố vắng tanh, vẫn thấy một bác xe máy rụt cổ, co ro dừng xe chờ đèn xanh.
Du Lich Lao - Nước Lào có rất nhiều chùa. Chỉ riêng thủ đô Vientiane, dân số hơn 550.000 người đã có tới 500 ngôi chùa lớn nhỏ. Chùa ở Lào góp phần quan trọng trong việc giáo dục thuần phong, đạo lý. Cố Chủ tịch nước Lào Cayxon Phonnevihan cũng đã từng có thời gian đi tu. Không như một số nước, tận dụng chùa để kinh doanh du lịch, chùa ở Lào vào cửa tự do. Chùa thể hiện sự nghiêm túc, linh thiêng, bao dung và là biểu trưng của hòa bình, độ lượng. Mọi xung đột, tranh chấp chỉ có thể diễn ra bên ngoài cổng chùa; kẻ độ nhật, người gặp khốn khó có thể vào chùa xin ăn, tá túc.
Đạo lý, thuần phong mỹ tục ở Lào gắn với việc gìn giữ vào bảo tồn văn hóa dân tộc. Ở nơi công cộng bạn khó bắt găp một bài hát tiếng nước ngoài nào. Ngay trong quán bar dành cho khách du lịch, điệu nhảy chachacha, disco cũng chỉ có nhịp phách, còn âm giai và lời ca thì vẫn là nhạc Lào, tiếng Lào. Song, người Lào vào bar cũng ít khi nhảy điệu múa... ngoại. Họ đã có điệu múa của họ - Lâm vông. Lâm vông, với nhịp chân đơn giản, khi múa, tay con trai, con gái không chạm nhau, chỉ theo tiếng nhạc dìu dặt, nhún nhảy nhè nhẹ mà sao bay bổng, thăng hoa, làm say đắm lòng người.
Riêng với lĩnh vực rất khó vận động là dùng hàng nội địa thì dân Lào để lại cho chúng ta một bài học thú vị. Mọi sản phẩm phục vụ đời sống hằng ngày, họ đều ưu tiên sử dụng hàng sản xuất trong nước. Bia Lào bán đắt hơn bia ngoại, họ vẫn uống bia Lào. Ngay đến cái túi ni-lông đựng hàng của Việt Nam, tốt hơn, đẹp hơn, rẻ hơn thì người Lào cũng vẫn dùng túi ni-lông sản xuất ở Lào. Chính vì thế mà người ta bảo: Đến Lào học được ba điều, đó là: Thực hành an toàn giao thông, ý thức gìn giữ nền văn hóa dân tộc và dùng hàng nội địa.
Du Lich Lao - Một lần tham quan nước bạn Lào sẽ giúp du khách thêm khám phá những điều hay, tốt đẹp tại nước bạn. Những điều mà cuộc sống xô bồ hiện đại đã làm mất đi những giá trị xa xưa kia người Việt từng có, qua đó giúp du khách có thời gian ngẫm nghĩ & nhìn lại mình để vươn tới những giá trị đẹp đẽ hơn!
Có thể thấy trạng thái thân thiện ngay từ cửa khẩu: Trẻ con (chẳng hiểu người Lào hay người Việt) bình thản đạp xe qua lại trước cơ quan xuất nhập cảnh hai nước, ngay cả phong cách làm thủ tục xuất nhập cảnh không mấy chuyên nghiệp cũng tạo nên sự thân thiện. Một nữ công chức hải quan Lào thật xinh, mặc bộ váy đồng phục lạ mắt, cầm một tập hồ sơ đi qua hành lang, nhìn du khách cười tủm tỉm rất thân thiện..
Du Lich Lao - Nước Lào còn nghèo, người Lào hiền lành, thật thà, làng mạc thưa thớt, đất rộng, màu mỡ; đô thị thanh bình, yên ả. Hình ảnh đó mau chóng trở nên thân thuộc với du khách. Suốt con đường hơn 700 km, từ cửa khẩu Lao Bảo vượt qua Savanakhet, đến Vientiane là đoạn đường xuyên Á, êm như lụa, xe có thể chạy 80 - 90 km/giờ. Song, chỉ hiềm một nỗi là thỉnh thoảng lại bị bò, dê “bắn tốc độ”: Dọc đường đi, chốc chốc lại gặp vài con dê nằm đứng, ngổn ngang. Ngôn ngữ bất đồng, nên dù có bấm còi, la hét, các chú vẫn lững thững nghênh nghênh sừng “đắc chí”.
Đường phố đô thị ở Lào sạch sẽ, không có chuyện lấn chiếm, buôn bán trên vỉa hè. Ở Vientiane, đã từ lâu người Lào thực hiện đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Tuy nhiên, việc đội mũ bảo hiểm của bạn có khác ta: Trong thành phố bắt buộc, ngoài thành phố, kể cả trên xa lộ, vô tư. Mũ bảo hiểm xe máy ở Lào treo thoải mái trên xe trong bãi gửi hoặc dựng trên vỉa hè mà không sợ bị mất cắp...
Hình như những ngày ở Lào, chưa ai nghe thấy tiếng rú của động cơ xe máy. Người Lào đi đứng khoan thai, không phóng nhanh vượt ẩu. Lưu thông ở các giao lộ trong thành phố Vientiane theo nguyên tắc chỉ 1 tuyến đi, tất cả các hướng khác phải dừng. Vì vậy, tuy ít người, nhưng chờ đến lượt đèn xanh cũng khá lâu. Ấy vậy mà người Lào chấp hành luật giao thông rất nghiêm túc. Hơn 10 giờ đêm, đường phố vắng tanh, vẫn thấy một bác xe máy rụt cổ, co ro dừng xe chờ đèn xanh.
Du Lich Lao - Nước Lào có rất nhiều chùa. Chỉ riêng thủ đô Vientiane, dân số hơn 550.000 người đã có tới 500 ngôi chùa lớn nhỏ. Chùa ở Lào góp phần quan trọng trong việc giáo dục thuần phong, đạo lý. Cố Chủ tịch nước Lào Cayxon Phonnevihan cũng đã từng có thời gian đi tu. Không như một số nước, tận dụng chùa để kinh doanh du lịch, chùa ở Lào vào cửa tự do. Chùa thể hiện sự nghiêm túc, linh thiêng, bao dung và là biểu trưng của hòa bình, độ lượng. Mọi xung đột, tranh chấp chỉ có thể diễn ra bên ngoài cổng chùa; kẻ độ nhật, người gặp khốn khó có thể vào chùa xin ăn, tá túc.
Đạo lý, thuần phong mỹ tục ở Lào gắn với việc gìn giữ vào bảo tồn văn hóa dân tộc. Ở nơi công cộng bạn khó bắt găp một bài hát tiếng nước ngoài nào. Ngay trong quán bar dành cho khách du lịch, điệu nhảy chachacha, disco cũng chỉ có nhịp phách, còn âm giai và lời ca thì vẫn là nhạc Lào, tiếng Lào. Song, người Lào vào bar cũng ít khi nhảy điệu múa... ngoại. Họ đã có điệu múa của họ - Lâm vông. Lâm vông, với nhịp chân đơn giản, khi múa, tay con trai, con gái không chạm nhau, chỉ theo tiếng nhạc dìu dặt, nhún nhảy nhè nhẹ mà sao bay bổng, thăng hoa, làm say đắm lòng người.
Riêng với lĩnh vực rất khó vận động là dùng hàng nội địa thì dân Lào để lại cho chúng ta một bài học thú vị. Mọi sản phẩm phục vụ đời sống hằng ngày, họ đều ưu tiên sử dụng hàng sản xuất trong nước. Bia Lào bán đắt hơn bia ngoại, họ vẫn uống bia Lào. Ngay đến cái túi ni-lông đựng hàng của Việt Nam, tốt hơn, đẹp hơn, rẻ hơn thì người Lào cũng vẫn dùng túi ni-lông sản xuất ở Lào. Chính vì thế mà người ta bảo: Đến Lào học được ba điều, đó là: Thực hành an toàn giao thông, ý thức gìn giữ nền văn hóa dân tộc và dùng hàng nội địa.
Du Lich Lao - Một lần tham quan nước bạn Lào sẽ giúp du khách thêm khám phá những điều hay, tốt đẹp tại nước bạn. Những điều mà cuộc sống xô bồ hiện đại đã làm mất đi những giá trị xa xưa kia người Việt từng có, qua đó giúp du khách có thời gian ngẫm nghĩ & nhìn lại mình để vươn tới những giá trị đẹp đẽ hơn!