hoangphuong
New member
- Xu
- 110
Dàn ý phần thân bài:
+ Phân tích tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong những ngày cuối đời khi phát hiện ra bãi bồi bên kia sông, ngay trước của sổ nhà mình.
Nhĩ trước đó từng đi khắp mọi nơi trên trái đất nhưng về cuối đời anh mắc bệnh trọng nằm liệt giường mọi hoạt động của anh đều phải nhờ vào người thân. Chính lúc này anh mới nhận ra vẻ đẹp của những cánh hoa bằng lăng, của mặt sông Hồng màu đỏ nhạt, một dải đất bồi dấp dính phù sa, của những sắc màu thân thuộc như da thịt, như hơi thở thân thuộc. Đó là những phát hiện vừa mới mẻ, vừa muộn màng gửi gắm tâm trạng của một con ngưười nặng trĩu những từng trải, đau thương: yêu quê hương nhưng một đời phải li hương, thường hờ hững và mắc vào những điều vòng vèo, chùng chình nên bây giờ cảm thấy tiếc nuối, xa xôi. Qua đó nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến mọi người một thông điệp: Cái đẹp thật gần gũi, cái đẹp nằm ngay trong những điều giản dị, tiêu sơ của cuộc đời mà mỗi người vì sự thờ ơ có thể lãng quên.
+ Khẳng định cái đẹp nằm trong những điều giản dị, gần gũi: cái đẹp trong lời ăn tiếng nói, trong trang phục giản dị hợp người hợp cảnh, trong gia đình với ngôi nhà sạch sẽ gọn gàng, trong cách trang trí nhẹ nhàng thanh thoát không một chút cầu kì, phô trương; cái đẹp trong một buổi sớm mai trên con đường quen thuộc từ nhà đến trường, trong những bông hoa dại ven đường mong manh bé nhỏ; cái đẹp trong những cử chỉ thân mật gắn bó giữa bạn bè…
+ Con người cần phải tự ý thức để nhận ra và trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, đích thực của cuộc sống. Trước hết mỗi người phải biết yêu cái đẹp, trân trọng và nâng niu vẻ đẹp trong cuộc đời. Mỗi người phải biết tạo ra cái đẹp cho mình và cho mọi người để tô điểm cho cái đẹp của cuộc sống quanh ta. Có thể liên hệ tới những câu nói “Ăn cho mình mặc cho người” hoặc “Không có người phụ nữ náo xấu, chỉ có những người phụ nữ không biết làm đẹp mà thôi”.
+ Phê phán những quan niệm sai lầm về cái đẹp của nhiều người trong cuộc sống hiện nay: đẹp là phải ăn mặc sành điệu, đúng mốt hợp thời trang, đẹp là phải sống trong ngôi nhà cao tầng trang trí cầu kì sang trọng trong khi chủ nhân của những trang phục, ngôi nhà đó sống chưa đẹp; đẹp là phải đi đến những nơi xa lạ, những nơi có danh lam thắng cảnh trong khi người khách du lịch ấy chưa nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn môi trường xung quanh, xem thường những nơi từng gắn bó, thân quen từ trước…
+ Từ đó biết làm đẹp cho mình một cách phù hợp, làm đẹp cho quê hương, cho cuộc đời chung, biết trân trọng những giá trị đích thực, giản dị và bền vững của cuộc đời. Liên hệ đến ý thơ của tác giảTố Hữu:
“Còn gì đẹp trên đời hơn thế.
Người với người sống để yêu nhau.”
Yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng là một cách sống đẹp.
(Sưu tầm)
+ Phân tích tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong những ngày cuối đời khi phát hiện ra bãi bồi bên kia sông, ngay trước của sổ nhà mình.
Nhĩ trước đó từng đi khắp mọi nơi trên trái đất nhưng về cuối đời anh mắc bệnh trọng nằm liệt giường mọi hoạt động của anh đều phải nhờ vào người thân. Chính lúc này anh mới nhận ra vẻ đẹp của những cánh hoa bằng lăng, của mặt sông Hồng màu đỏ nhạt, một dải đất bồi dấp dính phù sa, của những sắc màu thân thuộc như da thịt, như hơi thở thân thuộc. Đó là những phát hiện vừa mới mẻ, vừa muộn màng gửi gắm tâm trạng của một con ngưười nặng trĩu những từng trải, đau thương: yêu quê hương nhưng một đời phải li hương, thường hờ hững và mắc vào những điều vòng vèo, chùng chình nên bây giờ cảm thấy tiếc nuối, xa xôi. Qua đó nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến mọi người một thông điệp: Cái đẹp thật gần gũi, cái đẹp nằm ngay trong những điều giản dị, tiêu sơ của cuộc đời mà mỗi người vì sự thờ ơ có thể lãng quên.
+ Khẳng định cái đẹp nằm trong những điều giản dị, gần gũi: cái đẹp trong lời ăn tiếng nói, trong trang phục giản dị hợp người hợp cảnh, trong gia đình với ngôi nhà sạch sẽ gọn gàng, trong cách trang trí nhẹ nhàng thanh thoát không một chút cầu kì, phô trương; cái đẹp trong một buổi sớm mai trên con đường quen thuộc từ nhà đến trường, trong những bông hoa dại ven đường mong manh bé nhỏ; cái đẹp trong những cử chỉ thân mật gắn bó giữa bạn bè…
+ Con người cần phải tự ý thức để nhận ra và trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, đích thực của cuộc sống. Trước hết mỗi người phải biết yêu cái đẹp, trân trọng và nâng niu vẻ đẹp trong cuộc đời. Mỗi người phải biết tạo ra cái đẹp cho mình và cho mọi người để tô điểm cho cái đẹp của cuộc sống quanh ta. Có thể liên hệ tới những câu nói “Ăn cho mình mặc cho người” hoặc “Không có người phụ nữ náo xấu, chỉ có những người phụ nữ không biết làm đẹp mà thôi”.
+ Phê phán những quan niệm sai lầm về cái đẹp của nhiều người trong cuộc sống hiện nay: đẹp là phải ăn mặc sành điệu, đúng mốt hợp thời trang, đẹp là phải sống trong ngôi nhà cao tầng trang trí cầu kì sang trọng trong khi chủ nhân của những trang phục, ngôi nhà đó sống chưa đẹp; đẹp là phải đi đến những nơi xa lạ, những nơi có danh lam thắng cảnh trong khi người khách du lịch ấy chưa nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn môi trường xung quanh, xem thường những nơi từng gắn bó, thân quen từ trước…
+ Từ đó biết làm đẹp cho mình một cách phù hợp, làm đẹp cho quê hương, cho cuộc đời chung, biết trân trọng những giá trị đích thực, giản dị và bền vững của cuộc đời. Liên hệ đến ý thơ của tác giảTố Hữu:
“Còn gì đẹp trên đời hơn thế.
Người với người sống để yêu nhau.”
Yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng là một cách sống đẹp.
(Sưu tầm)
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: