benoinhieu_kg
New member
- Xu
- 40
"Em biết mình cũng chẳng còn sống được bao lâu nữa. Sau này khi chết đi em sẽ hiến các bộ phận còn khoẻ mạnh của mình cho bất cứ ai cần đến nó. Em muốn rằng khi mình chết đi thì mẹ em vẫn có thể thấy em qua những người khác".
Em là Nguyễn Bá Kỳ (SN1990, trú tại xóm 18, xã Nghi Phong, huỵên Nghi Lộc, Nghệ An), sinh ra lành lặn như bao đứa trẻ cùng trang lứa. Tuy nhiên, khi Kỳ lên lớp 6, một sáng kia thức dậy toàn thân em đau buốt, không thể đi lại được.
Bố mẹ đưa Kỳ vào bệnh viện huyện khám, các bác sỹ cho biết em bị giãn dây chằng vùng xương chậu. Gia đình đã cố hết sức để chạy chữa nhưng bệnh tình của em cũng không thuyên giảm. Sau đó, Kỳ được bố mẹ đưa đi một bệnh viện có tiếng ở Hà Nội và được các bác sỹ chẩn đoán bị lao xương.
Hơn 10 năm nay, Kỳ đã phải nằm một chỗ, từ sinh hoạt bản thân cho tới những việc nhỏ nhất đều nhờ vào mẹ và chị....
Nhưng càng chữa trị, thì căn bệnh ngày một xấu đi. Từ những cơn đau vùng xương chậu bắt đầu lan xuống đầu gối rồi xuống cổ chân và toàn thân. Kỳ được chuyển xuống bệnh viện Lao - Phổi Nghệ An điều trị rồi được chuyển ra bệnh viện Lao Trung ương. Tại đây, Kỳ được các bác sỹ chẩn đoán: Viêm đa khớp, lao xương. Các bác sỹ bó bột một nửa thân dưới cho em và yêu cầu em phải nằm yên không được cử động.
Khi Kỳ đang vật lộn với những cơn đau hành hạ, ở nhà bố em gặp phải một cơn tai biến mạch máu não rồi qua đời. Sợ Kỳ bi quan nên chẳng ai dám nói với em mất mát quá lớn này.
Sau hơn hai tháng bó bột Kỳ được tháo băng. Nhìn thấy hai chân mình, Kỳ thực sự bị sốc: "Đôi chân khoẻ mạnh ngày nào tung tăng đến trường, đôi chân cùng lũ bạn đá bóng bây giờ đã teo lại như hai khúc củi, thậm chí khớp đầu gối của em không còn cử động được. Hai chân của em chỉ có thể duỗi thẳng đơ không thể nào co lại. Duy chỉ có 3 ngón tay trái có thể cựa quậy...”. Kỳ nói trong nước mắt.
“Về nhà em mới biết là mình không còn bố. Mất bố, mất đi đôi chân và trở thành người tàn phế em không còn thiết sống nữa. Em chỉ muốn chết đi cho xong. Sống mà khổ mình, khổ cả mẹ và chị thì sống làm gì hả anh chị. Biết em đang có ý định tìm đến cái chết mẹ đã khóc. Mẹ khóc rất nhiều và em hiểu ra dù mình là người tàn phế nhưng hàng ngày mẹ vẫn có mình bên cạnh, hàng ngày em vẫn có thể nhìn thấy những người thân yêu của mình. Vì vậy em tự nhủ: Mình phải sống”.
“Có bệnh vái tứ phương”, thấy ai bày cho ở đâu có thuốc hay mẹ em lại lặn lội tìm đến. Bao nhiêu thuốc em uống vào người nhưng cơ thể em ngày càng teo lại. Cơn đau lan ra khắp cơ thể, các cơ cũng bắt đầu co rút.
Uống thuốc không được mẹ lại đưa em đi tìm thầy châm cứu. Thấy gia cảnh em quá nghèo thầy thuốc không lấy tiền. Ông bảo khi nào em còn muốn châm cứu cứ đến nhưng em biết bệnh của mình không còn có hy vọng.
Hơn 10 năm nay nằm bất động một chỗ, tất cả công việc vệ sinh cá nhân, ăn uống đều từ bàn tay mẹ. Chỉ cần di chuyển một chút thôi là đau tưởng chừng chịu không nổi. Nhưng dù sao ông trời cũng còn thương em, vẫn còn chừa cho em cái đầu tỉnh táo.
Chính vì tỉnh táo nên em lại hay nghĩ ngợi. Thương mẹ, Kỳ tiếp tục ôm ấp giấc mơ học hành đã bị gián đoạn từ khi em bị bệnh. Không có ai để nói chuyện em làm bạn với chiếc ti vi. “Qua ti vi em được biết đến anh Công Hùng (một người tàn tật nhưng bằng khối óc đã làm nên tất cả - được phong là hiệp sỹ công nghệ thông tin - PV). Anh ấy cũng là người khuyết tật như em nhưng bây giờ anh đã là giám đốc của một trung tâm công nghệ thông tin. Em ngưỡng mộ anh ấy và cũng mơ ước đến một ngày mình sẽ được như anh ấy”. Kỳ tâm sự. Thế nhưng điều kiện gia đình không cho phép em trang bị cho mình một dàn máy vi tính để hiện thực hóa giấc mơ "trở thành hiệp sỹ công nghệ thông tin".
Rồi “phép màu” cũng đã đến với em. Tháng 4/2009, có mấy người đến thăm và tặng em một dàn máy vi tính nhưng nhất định không để lại danh tính. Mãi sau này em mới biết đó là quà của bác Phan Đình Trạc - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An.
Có máy vi tính rồi, ba ngón tay còn lại của em lại nỗ lực để thực hiện các thao tác để sử dụng con chuột thay cho bàn phím và hy vọng mình có thể kiếm tiền từ máy vi tính. Sau gần một năm tự mày mò, hiện nay Kỳ có thể tự mình làm các đĩa CD đám cưới, mừng thọ… cho những người trong xóm.
Dần dần những người trong xã kéo đến nhờ em làm đĩa CD một đông hơn. Cứ mỗi chiếc đĩa hoàn thành em nhận 15 - 20 nghìn đồng. Thế nhưng em không muốn chỉ dừng lại ở đó mà muốn học cao hơn để có thể làm được nhiều thứ hơn. Nhưng đi học thì không thể vì cơ thể em không di chuyển được mà chỉ có thể nằm một chỗ. “Em ước gì máy tính của em được kết nối Internet để em có thể tiếp tục được học nhưng với gia cảnh của gia đình em như thế này thì mỗi tháng thêm vài trăm nghìn chi trả cho Internet không phải là điều đơn giản”, Kỳ thở dài.
Hiện nay cuộc sống của 3 mẹ con khó khăn hơn khi chị Tân (chị gái Kỳ) thất nghiệp, hiện vẫn chưa tìm được việc làm mới. “Em biết mình cũng chẳng còn sống được bao lâu nữa. Sau này khi chết đi em sẽ hiến các bộ phận còn khoẻ mạnh của mình cho bất cứ ai cần đến nó. Em muốn rằng khi mình chết đi thì mẹ em vẫn có thể thấy em qua những người khác. Hoặc nếu có một tổ chức nào cần người để nghiên cứu cách chữa bệnh cho những người như em, em sẵn sàng đồng ý hiến thân mình cho y học.” Thế nhưng điều Kỳ băn khoăn hiện nay là không biết tổ chức nào sẽ đứng ra tiếp nhận cơ thể em khi em không còn trên đời này nữa.
Đừng bao giờ tuyệt vọng nghe em. Xung quanh em còn có rất nhiều người. Những người sẽ không bao giờ dửng dưng trước nỗi đau của em. Những người sẽ biến ước mơ của em thành hiện thực và cả những người sẽ sống tiếp cuộc đời của em.
Em là Nguyễn Bá Kỳ (SN1990, trú tại xóm 18, xã Nghi Phong, huỵên Nghi Lộc, Nghệ An), sinh ra lành lặn như bao đứa trẻ cùng trang lứa. Tuy nhiên, khi Kỳ lên lớp 6, một sáng kia thức dậy toàn thân em đau buốt, không thể đi lại được.
Bố mẹ đưa Kỳ vào bệnh viện huyện khám, các bác sỹ cho biết em bị giãn dây chằng vùng xương chậu. Gia đình đã cố hết sức để chạy chữa nhưng bệnh tình của em cũng không thuyên giảm. Sau đó, Kỳ được bố mẹ đưa đi một bệnh viện có tiếng ở Hà Nội và được các bác sỹ chẩn đoán bị lao xương.
Hơn 10 năm nay, Kỳ đã phải nằm một chỗ, từ sinh hoạt bản thân cho tới những việc nhỏ nhất đều nhờ vào mẹ và chị....
Nhưng càng chữa trị, thì căn bệnh ngày một xấu đi. Từ những cơn đau vùng xương chậu bắt đầu lan xuống đầu gối rồi xuống cổ chân và toàn thân. Kỳ được chuyển xuống bệnh viện Lao - Phổi Nghệ An điều trị rồi được chuyển ra bệnh viện Lao Trung ương. Tại đây, Kỳ được các bác sỹ chẩn đoán: Viêm đa khớp, lao xương. Các bác sỹ bó bột một nửa thân dưới cho em và yêu cầu em phải nằm yên không được cử động.
Khi Kỳ đang vật lộn với những cơn đau hành hạ, ở nhà bố em gặp phải một cơn tai biến mạch máu não rồi qua đời. Sợ Kỳ bi quan nên chẳng ai dám nói với em mất mát quá lớn này.
Sau hơn hai tháng bó bột Kỳ được tháo băng. Nhìn thấy hai chân mình, Kỳ thực sự bị sốc: "Đôi chân khoẻ mạnh ngày nào tung tăng đến trường, đôi chân cùng lũ bạn đá bóng bây giờ đã teo lại như hai khúc củi, thậm chí khớp đầu gối của em không còn cử động được. Hai chân của em chỉ có thể duỗi thẳng đơ không thể nào co lại. Duy chỉ có 3 ngón tay trái có thể cựa quậy...”. Kỳ nói trong nước mắt.
“Về nhà em mới biết là mình không còn bố. Mất bố, mất đi đôi chân và trở thành người tàn phế em không còn thiết sống nữa. Em chỉ muốn chết đi cho xong. Sống mà khổ mình, khổ cả mẹ và chị thì sống làm gì hả anh chị. Biết em đang có ý định tìm đến cái chết mẹ đã khóc. Mẹ khóc rất nhiều và em hiểu ra dù mình là người tàn phế nhưng hàng ngày mẹ vẫn có mình bên cạnh, hàng ngày em vẫn có thể nhìn thấy những người thân yêu của mình. Vì vậy em tự nhủ: Mình phải sống”.
“Có bệnh vái tứ phương”, thấy ai bày cho ở đâu có thuốc hay mẹ em lại lặn lội tìm đến. Bao nhiêu thuốc em uống vào người nhưng cơ thể em ngày càng teo lại. Cơn đau lan ra khắp cơ thể, các cơ cũng bắt đầu co rút.
Uống thuốc không được mẹ lại đưa em đi tìm thầy châm cứu. Thấy gia cảnh em quá nghèo thầy thuốc không lấy tiền. Ông bảo khi nào em còn muốn châm cứu cứ đến nhưng em biết bệnh của mình không còn có hy vọng.
Hơn 10 năm nay nằm bất động một chỗ, tất cả công việc vệ sinh cá nhân, ăn uống đều từ bàn tay mẹ. Chỉ cần di chuyển một chút thôi là đau tưởng chừng chịu không nổi. Nhưng dù sao ông trời cũng còn thương em, vẫn còn chừa cho em cái đầu tỉnh táo.
Chính vì tỉnh táo nên em lại hay nghĩ ngợi. Thương mẹ, Kỳ tiếp tục ôm ấp giấc mơ học hành đã bị gián đoạn từ khi em bị bệnh. Không có ai để nói chuyện em làm bạn với chiếc ti vi. “Qua ti vi em được biết đến anh Công Hùng (một người tàn tật nhưng bằng khối óc đã làm nên tất cả - được phong là hiệp sỹ công nghệ thông tin - PV). Anh ấy cũng là người khuyết tật như em nhưng bây giờ anh đã là giám đốc của một trung tâm công nghệ thông tin. Em ngưỡng mộ anh ấy và cũng mơ ước đến một ngày mình sẽ được như anh ấy”. Kỳ tâm sự. Thế nhưng điều kiện gia đình không cho phép em trang bị cho mình một dàn máy vi tính để hiện thực hóa giấc mơ "trở thành hiệp sỹ công nghệ thông tin".
Rồi “phép màu” cũng đã đến với em. Tháng 4/2009, có mấy người đến thăm và tặng em một dàn máy vi tính nhưng nhất định không để lại danh tính. Mãi sau này em mới biết đó là quà của bác Phan Đình Trạc - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An.
Có máy vi tính rồi, ba ngón tay còn lại của em lại nỗ lực để thực hiện các thao tác để sử dụng con chuột thay cho bàn phím và hy vọng mình có thể kiếm tiền từ máy vi tính. Sau gần một năm tự mày mò, hiện nay Kỳ có thể tự mình làm các đĩa CD đám cưới, mừng thọ… cho những người trong xóm.
Dần dần những người trong xã kéo đến nhờ em làm đĩa CD một đông hơn. Cứ mỗi chiếc đĩa hoàn thành em nhận 15 - 20 nghìn đồng. Thế nhưng em không muốn chỉ dừng lại ở đó mà muốn học cao hơn để có thể làm được nhiều thứ hơn. Nhưng đi học thì không thể vì cơ thể em không di chuyển được mà chỉ có thể nằm một chỗ. “Em ước gì máy tính của em được kết nối Internet để em có thể tiếp tục được học nhưng với gia cảnh của gia đình em như thế này thì mỗi tháng thêm vài trăm nghìn chi trả cho Internet không phải là điều đơn giản”, Kỳ thở dài.
Hiện nay cuộc sống của 3 mẹ con khó khăn hơn khi chị Tân (chị gái Kỳ) thất nghiệp, hiện vẫn chưa tìm được việc làm mới. “Em biết mình cũng chẳng còn sống được bao lâu nữa. Sau này khi chết đi em sẽ hiến các bộ phận còn khoẻ mạnh của mình cho bất cứ ai cần đến nó. Em muốn rằng khi mình chết đi thì mẹ em vẫn có thể thấy em qua những người khác. Hoặc nếu có một tổ chức nào cần người để nghiên cứu cách chữa bệnh cho những người như em, em sẵn sàng đồng ý hiến thân mình cho y học.” Thế nhưng điều Kỳ băn khoăn hiện nay là không biết tổ chức nào sẽ đứng ra tiếp nhận cơ thể em khi em không còn trên đời này nữa.
Đừng bao giờ tuyệt vọng nghe em. Xung quanh em còn có rất nhiều người. Những người sẽ không bao giờ dửng dưng trước nỗi đau của em. Những người sẽ biến ước mơ của em thành hiện thực và cả những người sẽ sống tiếp cuộc đời của em.
Nguồn Tin: Dân trí