Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Phổ Thông
Ngữ văn THPT
ÔN THI VĂN THPT
Em hiểu thế nào về lời dạy sau đây của Hồ Chủ tịch: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 137108" data-attributes="member: 7"><p style="text-align: center"><strong>BÀI LÀM</strong></p> <p style="text-align: center"></p><p></p><p>Đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới, thời kì xây dựng một đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Nhiệm vụ lớn lao mà đất nước đặt ra cho mỗi thanh niên ta là phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng tài năng để có thể gánh vác nhiệm vụ vẻ vang mà Tổ quốc và lịch sử giao phó. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn sống, trong một cuộc nói chuyện với học sinh đã nói: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".</p><p></p><p>Lời nói của Bác đặt ra cho thanh niên, học sinh của chúng ta một vấn đề rất cụ thể và cần thiết: Phải tu dưỡng, rèn luyện để có đức, có tài. Chúng ta nên hiểu lời dạy của Bác như thế nào cho đúng?</p><p></p><p>Có tài là có kiến thức, có kĩ năng, kinh nghiệm để hoàn thành tốt mọi công việc được giao, dù công việc đó khó khăn gian khổ thế nào? Dù tình huống có phức tạp đến đâu. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, các chiến sĩ binh chủng đặc công của chúng ta đã khéo léo ngụy trang che mắt địch, dùng tài năng và tinh thần dũng cảm chiến đấu của mình để tiêu diệt nhiều căn cứ ngay trong lòng địch. Anh Đặng Thái Sơn một nhạc sỹ Pi-a-nô có tài biểu diễn xuất sắc các nhạc phẩm của nhạc sĩ Sô-panh đoạt giải nhất trong kì thi âm nhạc quốc tế tổ chức tại Vác-xa-va thủ đô của Ba Lan quê hương của nhạc sĩ thiên tài, anh Lê Bá Khánh Trình đã sử dụng tài trí của mình để giải xuất sắc các bài toán trong cuộc thi toán quốc tế, đem về cho Tổ quốc tấm huy chương vàng...</p><p></p><p>Có đức là hết lòng phục vụ nhân dân, có tư cách đạo đức tác phong tốt; tôn trọng và bảo vệ cái đúng, dũng cảm đấu tranh cho lẽ phải; kiên quyết đấu tranh với những sai lầm, tiêu cực trong xã hội; trung thực giản dị trong cuộc sống. Về tấm gương đạo đức, Bác Hồ của chúng ta là một người tiêu biểu. Cả đời Bác hi sinh phấn đấu cho hạnh phúc của giống nòi, cho đời sống của con người mà quên bản thân mình. Xung quanh chúng ta, có biết bao tấm gương về đức hi sinh của các chiến sĩ bộ đội, công an dũng cảm diệt kẻ gian cứu người bị nạn. Trong lớp học của em, bạn Lan Anh cũng là một điển hình như thế, bạn là một tấm gương sáng về đạo đức của người học sinh, bạn luôn luôn lễ độ với thầy cô giáo, giúp đỡ bạn bè trong học tập và đời sống, thẳng thắn đấu tranh với những bạn lười biếng, thiếu ý thức tổ chức kỉ luật...</p><p></p><p>Tài và đức, phẩm chất và năng lực là hai mặt của một con người. Có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi lẽ có tài mà không đem ra phục vụ nhân dân đất nước há chẳng phải là vô dụng sao? Có tài mà làm việc xấu, trái đạo đức, tiếp tay cho kẻ phản bội Tổ quốc thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Người cán bộ quản lý giỏi nhưng tham ô, hối lộ thì chỉ gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước và trước sau cũng dẫn đến sự yếu kém của đơn vị. Một học sinh giỏi mà vô tổ chức, vô kỉ luật thì chẳng có tác dụng gì cho lớp...</p><p></p><p>Ngược lại có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, khó bởi lẽ tài chính là khả năng giúp ta hoàn thành công việc một cách khoa học, đem lại hiệu quả lớn trong sản xuất và đời sống. Nếu có đức muốn phục vụ tốt nhưng không có hiểu biết thì mọi ý định dù tốt đến mấy cũng có thể sẽ dẫn đến sản xuất thụt lùi. Một học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, nhưng học kém thì không thể phát huy được tác dụng đối với các bạn.</p><p></p><p>Đức và tài liên quan chặt chẽ với nhau, bổ sung lẫn nhau cho con người toàn diện. Đức là yếu tố quyết định nhưng không phải là cái gì cũng chung chung, trừu tượng mà đức phải thể hiện cụ thể trong việc hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, đạt hiệu quả cao.</p><p></p><p>Ngày nay, khi nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước đòi hỏi mỗi chúng ta chẳng những phải cố gắng, nỗi lực, khiêm tốn học hỏi, hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc và nhân dân, mà còn phải phấn đấu học tập không ngừng để theo kịp những thành tựu của nhân loại, của các nước tiên tiến. Thanh thiếu niên chúng ta không thể thờ ơ, chạy theo lối sống mới sa đọa, thiếu đạo lí, mà phải không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tích cực học tập văn hóa, khoa học, tiếng nước ngoài để có khả năng tiếp cận trình độ tiên tiến của thời đại. Lời dạy của Bác là một bài học về nhân sinh, bài học về thực tế cuộc sống cần thiết cho mỗi chúng ta.</p><p></p><p>Lời dạy của Bác động viên, tiếp tay cho chúng ta tu dưỡng, vươn lên trên tầm cao lịch sử, của thời đại mà mình đang sống. Riêng em, em thấy mình phải không ngừng phấn đấu rèn luyện tư cách, đạo đức của một người học sinh, một người thanh thiếu niên mới dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, cố gắng để luôn luôn xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt. Chỉ có thể làm một học sinh tốt hiện nay, một công dân và một cán bộ, một người lao động tốt sau này mới có thể góp phần thực hiện ước mơ của bản thân, góp phần cùng thế hệ mới xây dựng đất nước ta giàu mạnh trong tương lai.</p><p></p><p>(Lê Hồng Việt)</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 137108, member: 7"] [CENTER][B]BÀI LÀM[/B] [/CENTER] Đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới, thời kì xây dựng một đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Nhiệm vụ lớn lao mà đất nước đặt ra cho mỗi thanh niên ta là phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng tài năng để có thể gánh vác nhiệm vụ vẻ vang mà Tổ quốc và lịch sử giao phó. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn sống, trong một cuộc nói chuyện với học sinh đã nói: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Lời nói của Bác đặt ra cho thanh niên, học sinh của chúng ta một vấn đề rất cụ thể và cần thiết: Phải tu dưỡng, rèn luyện để có đức, có tài. Chúng ta nên hiểu lời dạy của Bác như thế nào cho đúng? Có tài là có kiến thức, có kĩ năng, kinh nghiệm để hoàn thành tốt mọi công việc được giao, dù công việc đó khó khăn gian khổ thế nào? Dù tình huống có phức tạp đến đâu. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, các chiến sĩ binh chủng đặc công của chúng ta đã khéo léo ngụy trang che mắt địch, dùng tài năng và tinh thần dũng cảm chiến đấu của mình để tiêu diệt nhiều căn cứ ngay trong lòng địch. Anh Đặng Thái Sơn một nhạc sỹ Pi-a-nô có tài biểu diễn xuất sắc các nhạc phẩm của nhạc sĩ Sô-panh đoạt giải nhất trong kì thi âm nhạc quốc tế tổ chức tại Vác-xa-va thủ đô của Ba Lan quê hương của nhạc sĩ thiên tài, anh Lê Bá Khánh Trình đã sử dụng tài trí của mình để giải xuất sắc các bài toán trong cuộc thi toán quốc tế, đem về cho Tổ quốc tấm huy chương vàng... Có đức là hết lòng phục vụ nhân dân, có tư cách đạo đức tác phong tốt; tôn trọng và bảo vệ cái đúng, dũng cảm đấu tranh cho lẽ phải; kiên quyết đấu tranh với những sai lầm, tiêu cực trong xã hội; trung thực giản dị trong cuộc sống. Về tấm gương đạo đức, Bác Hồ của chúng ta là một người tiêu biểu. Cả đời Bác hi sinh phấn đấu cho hạnh phúc của giống nòi, cho đời sống của con người mà quên bản thân mình. Xung quanh chúng ta, có biết bao tấm gương về đức hi sinh của các chiến sĩ bộ đội, công an dũng cảm diệt kẻ gian cứu người bị nạn. Trong lớp học của em, bạn Lan Anh cũng là một điển hình như thế, bạn là một tấm gương sáng về đạo đức của người học sinh, bạn luôn luôn lễ độ với thầy cô giáo, giúp đỡ bạn bè trong học tập và đời sống, thẳng thắn đấu tranh với những bạn lười biếng, thiếu ý thức tổ chức kỉ luật... Tài và đức, phẩm chất và năng lực là hai mặt của một con người. Có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi lẽ có tài mà không đem ra phục vụ nhân dân đất nước há chẳng phải là vô dụng sao? Có tài mà làm việc xấu, trái đạo đức, tiếp tay cho kẻ phản bội Tổ quốc thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Người cán bộ quản lý giỏi nhưng tham ô, hối lộ thì chỉ gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước và trước sau cũng dẫn đến sự yếu kém của đơn vị. Một học sinh giỏi mà vô tổ chức, vô kỉ luật thì chẳng có tác dụng gì cho lớp... Ngược lại có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, khó bởi lẽ tài chính là khả năng giúp ta hoàn thành công việc một cách khoa học, đem lại hiệu quả lớn trong sản xuất và đời sống. Nếu có đức muốn phục vụ tốt nhưng không có hiểu biết thì mọi ý định dù tốt đến mấy cũng có thể sẽ dẫn đến sản xuất thụt lùi. Một học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, nhưng học kém thì không thể phát huy được tác dụng đối với các bạn. Đức và tài liên quan chặt chẽ với nhau, bổ sung lẫn nhau cho con người toàn diện. Đức là yếu tố quyết định nhưng không phải là cái gì cũng chung chung, trừu tượng mà đức phải thể hiện cụ thể trong việc hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, đạt hiệu quả cao. Ngày nay, khi nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước đòi hỏi mỗi chúng ta chẳng những phải cố gắng, nỗi lực, khiêm tốn học hỏi, hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc và nhân dân, mà còn phải phấn đấu học tập không ngừng để theo kịp những thành tựu của nhân loại, của các nước tiên tiến. Thanh thiếu niên chúng ta không thể thờ ơ, chạy theo lối sống mới sa đọa, thiếu đạo lí, mà phải không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tích cực học tập văn hóa, khoa học, tiếng nước ngoài để có khả năng tiếp cận trình độ tiên tiến của thời đại. Lời dạy của Bác là một bài học về nhân sinh, bài học về thực tế cuộc sống cần thiết cho mỗi chúng ta. Lời dạy của Bác động viên, tiếp tay cho chúng ta tu dưỡng, vươn lên trên tầm cao lịch sử, của thời đại mà mình đang sống. Riêng em, em thấy mình phải không ngừng phấn đấu rèn luyện tư cách, đạo đức của một người học sinh, một người thanh thiếu niên mới dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, cố gắng để luôn luôn xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt. Chỉ có thể làm một học sinh tốt hiện nay, một công dân và một cán bộ, một người lao động tốt sau này mới có thể góp phần thực hiện ước mơ của bản thân, góp phần cùng thế hệ mới xây dựng đất nước ta giàu mạnh trong tương lai. (Lê Hồng Việt) [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Phổ Thông
Ngữ văn THPT
ÔN THI VĂN THPT
Em hiểu thế nào về lời dạy sau đây của Hồ Chủ tịch: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức
Top