Geumsan Market
New member
- Xu
- 0
Em hiểu thế nào về lời dạy sau đây của Hồ Chủ tịch: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
BÀI LÀM
Đức và tài là hai tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá một con người đồng thời nó trở thành mục tiêu phấn đấu rèn luyện tu dưỡng của thanh niên. Chính vì vậy, khi bàn về mối quan hệ giữa đức và tài, trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Bác Hồ đã phát biểu:
“Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Lời giáo huấn của Bác khiến ta hiểu rõ hơn việc cần thiết phải rèn luyện tài năng và đức độ cho bản thân mình.
Trước hết, ta cần hiểu tài là gì? Đức là gì? Thế nào là người có tài? Người có đức là người ra sao?
“Tài” là năng khiếu của con người được biểu hiện qua công việc, là sự hiểu biết, trí tuệ, khả năng và chuyên môn. Người có tài là người có trình độ nhảy bén, linh hoạt trong công tác, có thể “đứng mũi chịu sào” trước những công việc khó khăn. Ngoài ra họ còn biết tìm tòi sáng tạo ra những phương pháp tốt để đạt năng suất cao, hiệu quả lớn.
“Đức” là đạo đức, phẩm chất, nhân cách tốt đẹp của con người. Người có đức là người luôn có tình cảm tốt, biết yêu thương giúp đỡ mọi người, biết hi sinh cái riêng của mình cho cái chung tập thể. Người có đạo đức lúc nào cũng khiêm tốn, nhún nhường, xem hạnh phúc của ngời khác như hạnh phúc của chính mình. Họ luôn sống trung thực, sống có lí tưởng không vì lợi ích cá nhân mà bán rẻ lương tâm. Cả hai mặt tài và đức có mối quan hệ rất mật thiết. Do vậy, Bác cho rằng nếu thấu hiểu một trong hai mặt thì không làm được gì cả.
Bác nói “có tài mà không có đức là người vô dụng”. Tại sao? Rõ ràng tài năng là rất cần thiết. Nếu xây dựng xã hội mà thiếu người tài giỏi thì làm sao cải tiến, thây đổi bộ mặt xã hội để đưa đất nước đi lên. Nhưng nếu có tài mà thiếu đức thì sẽ như thế nào? Xã hội có cần những người sống vị kỉ, chỉ biết vun vén lợi ích cá nhân, đem tài năng ra làm điều phí phạm không? Những kẻ tài năng ấy có cần thiết gì cho đất nước đâu. Chất xám quý giá vô ngần. Thế nhưng nếu những con người trí tuệ hơn người ấy không biết sử dụng tài năng của mình vào mục đích cao cả mà vì động cơ thấp hèn, vụ lợi thì quả thật là tác hại vô cùng – Và loài người có nguy cơ bị diệt vong vì các chất hóa học. Cho nên Bác Hồ mới nói cái “tài” đó là “vô dụng”. đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Thật vậy, dẫu ta có nhiệt tình năng nô đến đâu mà trình độ, khr năng chuyên môn hạn chế thì không thể giải quyết, thực hiện công việc tốt trôi chảy. Nhất là trong quá trình xây dựng xã hội với nền văn hóa khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại thì đất nước rất cần những người có năng lực, trí tuệ đảm đương được những việc, đôi khi còn gây trở ngại hoặc làm hỏng việc nữa. Lênin cũng đã từng nêu công thức: Nhiệt tình cộng với ngu dốt ra phá hoại- là như vậy.
Hiểu được tầm quan trọng của hai mặt tài và đức, chúng ta cần có ý thức rèn luyện cả hai mặt không được xem nhẹ mặt nào. Bởi vì chỉ có những con người có đủ cả tài lẫn đức mới là người đất nước đang cần. Như vậy, song song với việc trao đổi kiến thức, học hỏi tiếp thu những điều mới lạ, ta cũng cần tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân để thật sự là người có ích cho xã hội.
Bác Hồ kính yêu không những là vị lãnh tụ thiên tài của đất nước mà còn là nhà tư tưởng lớn. Bác luôn nêu cao lí tưởng sống đẹp, luôn cho ta nhiều bài học quí. Người ta nhắc nhở cho chúng ta tầm quan trọng của việc rèn luyện cả tài lẫn đức. Để xứng đáng với sự mong mỏi và lòng tin yêu của Bác, mỗi chúng ta sẽ từng bước tu dưỡng phấn đấu để trở thành những công dân tốt.
BÀI LÀM
“Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Lời giáo huấn của Bác khiến ta hiểu rõ hơn việc cần thiết phải rèn luyện tài năng và đức độ cho bản thân mình.
Trước hết, ta cần hiểu tài là gì? Đức là gì? Thế nào là người có tài? Người có đức là người ra sao?
“Tài” là năng khiếu của con người được biểu hiện qua công việc, là sự hiểu biết, trí tuệ, khả năng và chuyên môn. Người có tài là người có trình độ nhảy bén, linh hoạt trong công tác, có thể “đứng mũi chịu sào” trước những công việc khó khăn. Ngoài ra họ còn biết tìm tòi sáng tạo ra những phương pháp tốt để đạt năng suất cao, hiệu quả lớn.
“Đức” là đạo đức, phẩm chất, nhân cách tốt đẹp của con người. Người có đức là người luôn có tình cảm tốt, biết yêu thương giúp đỡ mọi người, biết hi sinh cái riêng của mình cho cái chung tập thể. Người có đạo đức lúc nào cũng khiêm tốn, nhún nhường, xem hạnh phúc của ngời khác như hạnh phúc của chính mình. Họ luôn sống trung thực, sống có lí tưởng không vì lợi ích cá nhân mà bán rẻ lương tâm. Cả hai mặt tài và đức có mối quan hệ rất mật thiết. Do vậy, Bác cho rằng nếu thấu hiểu một trong hai mặt thì không làm được gì cả.
Bác nói “có tài mà không có đức là người vô dụng”. Tại sao? Rõ ràng tài năng là rất cần thiết. Nếu xây dựng xã hội mà thiếu người tài giỏi thì làm sao cải tiến, thây đổi bộ mặt xã hội để đưa đất nước đi lên. Nhưng nếu có tài mà thiếu đức thì sẽ như thế nào? Xã hội có cần những người sống vị kỉ, chỉ biết vun vén lợi ích cá nhân, đem tài năng ra làm điều phí phạm không? Những kẻ tài năng ấy có cần thiết gì cho đất nước đâu. Chất xám quý giá vô ngần. Thế nhưng nếu những con người trí tuệ hơn người ấy không biết sử dụng tài năng của mình vào mục đích cao cả mà vì động cơ thấp hèn, vụ lợi thì quả thật là tác hại vô cùng – Và loài người có nguy cơ bị diệt vong vì các chất hóa học. Cho nên Bác Hồ mới nói cái “tài” đó là “vô dụng”. đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Thật vậy, dẫu ta có nhiệt tình năng nô đến đâu mà trình độ, khr năng chuyên môn hạn chế thì không thể giải quyết, thực hiện công việc tốt trôi chảy. Nhất là trong quá trình xây dựng xã hội với nền văn hóa khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại thì đất nước rất cần những người có năng lực, trí tuệ đảm đương được những việc, đôi khi còn gây trở ngại hoặc làm hỏng việc nữa. Lênin cũng đã từng nêu công thức: Nhiệt tình cộng với ngu dốt ra phá hoại- là như vậy.
Hiểu được tầm quan trọng của hai mặt tài và đức, chúng ta cần có ý thức rèn luyện cả hai mặt không được xem nhẹ mặt nào. Bởi vì chỉ có những con người có đủ cả tài lẫn đức mới là người đất nước đang cần. Như vậy, song song với việc trao đổi kiến thức, học hỏi tiếp thu những điều mới lạ, ta cũng cần tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân để thật sự là người có ích cho xã hội.
Bác Hồ kính yêu không những là vị lãnh tụ thiên tài của đất nước mà còn là nhà tư tưởng lớn. Bác luôn nêu cao lí tưởng sống đẹp, luôn cho ta nhiều bài học quí. Người ta nhắc nhở cho chúng ta tầm quan trọng của việc rèn luyện cả tài lẫn đức. Để xứng đáng với sự mong mỏi và lòng tin yêu của Bác, mỗi chúng ta sẽ từng bước tu dưỡng phấn đấu để trở thành những công dân tốt.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: