Em bé đánh giày chờ… chết trên hè phố

thoa812

New member
Xu
0
Đôi môi thâm đen, mắt luôn nhìn xoáy một cách khó hiểu, nhiều vị khách ngồi uống cà phê nghĩ em nghiện không ai dám đánh giày. Vì thế cơ hội em kiếm tiền chữa bệnh tim bẩm sinh cho mình là điều xa vời. Sự sống của em đang gấp gáp trên hè phố…

embe09112009.gif


Nguyễn Văn Sao, những ngày chống chọi với bệnh tim trên hè phố (ảnh: H. Ngân).

Em Nguyễn Văn Sao - cậu bé đánh giày tâm sự đó là tên bố mẹ em đặt cho còn ở đây mọi người hay gọi em là “thằng Tim” vì từ nhỏ em đã bị mắc bệnh tim bẩm sinh. Ngày đó bố mẹ đưa đi khám các bác sĩ nói em bị hẹp van tim, em chỉ biết vậy, rất khó thở đòi bố mẹ đưa đi viện chữa trị nhưng bố mẹ nói em còn nhỏ, nhà không có tiền con ạ! Lúc đó ngực em rất đau, em òa khóc nhưng bố mẹ vẫn mặc kệ.

Câu chuyện của tôi và Sao trong quán cà phê vỉa hè đầu ngã tư Quang Trung - Lí Thường Kiệt vào buổi sáng cuối thu, trời Hà Nội se lạnh có lẽ chỉ đủ để 2 người nghe thấy. Sao rất yếu em thở hổn hển, gấp gáp nhưng lại khiến nhiều người nhìn em dò xét bởi đôi môi thâm đen, tay, chân xù xì của em.

Sao tâm sự, suốt ngày bố mẹ em cãi nhau, đánh nhau, cuối cùng bố mẹ bỏ nhau, 2 anh em bơ vơ, em được bà ngoại đón về ở cùng và cho ăn học, còn anh em bỏ đi kiếm sống. Bà thương em lắm, nhiều hôm đi học về bị các bạn trong trường trêu, thấy em khóc bà vội ôm em vào lòng động viên. Có những đêm nằm em mong được rúc vào lòng bố mẹ, bố mẹ vuốt ve để cho em bớt đi nỗi đau mà nước mắt cứ trào ra, bà lại ôm em vuốt ve động viên em lớn mau để kiếm tiền chữa bệnh.

embe091120092.gif


Cuộc sống của bố mẹ không hạnh phúc đã đẩy "thằng tim" ra vỉa hè chờ... chết! (ảnh: H. Ngân).

Bà em năm nay cũng 80 tuổi rồi, bà làm gì có tiền chữa bệnh cho em. Vì vậy học hết lớp 9 em quyết chia tay bà xuống Hà Nội đánh giày kiếm tiền tự chữa bệnh cho mình.

Nhưng ở đây nhiều người không biết nghĩ em nghiện nên họ không dám đưa giày cho em đánh. Còn nhiều người biết chuyện thì họ thương em lắm, ngoài việc thường xuyên đưa giày cho em đánh, thỉnh thoảng họ cho em thêm tiền, cho em ăn cơm… Số tiền ít ỏi kiếm được hàng ngày phần em chi tiêu vào cuộc sống, phần em tích cóp để chờ có dịp được về thăm bà còn chuyện chữa bệnh tim cho mình thì có lẽ… nói đến đây Sao òa khóc, người em như lịm đi, những hơi thở rất yếu ớt.

embe091120091.gif


Xã hội sẽ không để Sao "tắt" trên hè phố. (ảnh:H.Ngân)

Em nhớ, hôm bà đưa em ra cổng để bắt ô tô về Hà Nội, hai bà cháu đã ôm nhau khóc, bà gạt đi những giọt nước mắt hiếm hoi của tuổi già dặn cháu giữ gìn sức khỏe, nếu bị bắt nạt thì chạy vào nhờ người lớn giúp đỡ con nhé!

Sao kể, mùa thu trên quê em (thôn Giao Bình, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) đẹp lắm, những ruộng lúa vàng óng hình bậc thang xếp tầng tầng lớp lớp trải dài mê mải quanh co trên các sườn núi như đường lên trời.

Sao kể tiếp, em đang sống ở xóm trọ bên kia cầu Long Biên, cùng xóm trọ với em có anh lái xe ôm rất tốt bụng, anh ấy mua cho em cả quần áo, chăn màn, thỉnh thoảng lại cho em đi ăn sáng rồi chở em vào phố đánh giày vừa kể Sao vừa đưa tay gạt đi những giọt nước mắt, mắt Sao đỏ hoe.

Câu chuyện của tôi và Sao bỗng dưng bị ngắt quãng bởi một ai đó nói chen vào: “Sáng nay nó sang bên kia phố đánh giày bị chúng nó đánh cho, khóc chạy về mọi người dỗ mãi đấy”. Lúc này đã có hàng chục người dân trên phố vây quanh tôi và Sao.

embe091120093.gif


Bà Ngô Thị Bích Lộc - Nhân viên trông giữ xe công cộng: "Tôi sẵn sàng xin nghỉ việc để chăm sóc cháu trong viện": (Ảnh: H.Ngân)

Bà Hải Đường (số nhà 14, đường Quang Trung) cho biết, “Thằng bé này nó bị bệnh tim chú ạ, mấy ngày nay trời Hà Nội trở rét, môi nó đen lại, các đầu ngón tay ngón chân cũng tím đen. Hôm nay nó còn đỡ đấy, mấy hôm rồi nó còn ngã vật ra vỉa hè vì không thở được. Chúng tôi hàng xóm quanh đây ai cũng thương nó, thỉnh thoảng lại cho nó một hai chục nghìn, có người thì cho nó ăn cơm cùng. Có cả những vị khách nước ngoài đến đây uống cà phê thấy nó tội nghiệp cũng rút ra tờ 100 nghìn cho nó…!”.

Bà Ngô Thị Bích Lộc, nhân viên trông giữ xe công cộng khu vực (48 Lí Thường Kiệt), nói thỉnh thoảng bà và Sao vẫn ăn cơm bụi, uống nước cùng nhau, nhưng mấy hôm nay Sao yếu quá, bà rất sợ cảnh “hôm nay ngồi ăn cơm với Sao nhưng ngày mai bà và Sao sẽ không gặp lại được nhau”.

Bà Lộc cho biết, kinh tế gia đình nhà mình rất hoàn cảnh nhưng bà sẵn sàng xin nghỉ việc để chăm sóc Sao trong bệnh viện nếu ai đó tài trợ cho Sao mổ tim.

Chia tay tôi, Sao nói em dự định mùa đông năm nay sẽ về thăm bà, món quà mà em nghĩ đến đó là những chiếc áo ấm để bà chống chọi với cái lạnh miền sơn cước. Sao nghĩ vậy nhưng không biết bệnh tim của em có cho em thực hiện điều đó.

Tôi lên xe phóng đi đem câu chuyện này kể cho anh bạn tôi - Nguyễn Tiến Bình (nhà 1406 tòa nhà Licogi 13, đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội), anh trăn trở hứa sẽ giúp đỡ em khi sự việc còn chưa muộn và qua báo Điện tử Dân trí anh hỗ trợ bé Sao 3 triệu đồng và sẽ tìm cách giúp đỡ để em được điều trị bệnh tim sớm nhất.
 
Em bé đánh giày lại dệt ước mơ trên hè phố

“Ở nhà em thấy buồn và cuồng chân nên ra phố đánh giày, kiếm được thêm đồng nào hay đồng đấy, tiền ủng hộ chữa bệnh là một chuyện, còn tương lai nữa anh ạ…”, Nguyễn Văn Sao - em bé đánh giày chờ chết hôm nào lại dệt những mơ ước trên hè phố.

sao2411091.gif


"Ngày mới" của Nguyễn Văn Sao

Mấy ngày nay, trời Hà Nội bớt lạnh hơn, người ta lại nhìn thấy em bé đánh giày Nguyễn Văn Sao hôm nào “nổi như cồn” trên các phương tiện thông tin đại chúng, giờ lang thang trên tuyến phố Lý Thường Kiệt - Quang Trung, “tái xuất” nghề đánh giày.

Khác với lần gặp trước, lần này tôi phải chờ đợi Sao rất lâu em mới có thời gian tiếp tôi bởi bây giờ Sao rất bận, khách đến đánh giày chỗ em không ngớt.

sao2411093.gif


Em lại tất bật với những đôi giày.

Sao tâm sự, bây giờ khách đánh giày chỗ em đông lắm, họ đọc trên báo biết em bị bệnh tim chứ không phải nghiện nên ai đến đây uống cà phê cũng đưa giày cho đánh, có ngày em đánh được vài chục đôi giày. Có những người giày vẫn bóng loáng nhưng họ cũng đưa cho đánh, em hiểu họ đánh giày cũng là để giúp đỡ em có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Sao kể, em cũng vừa mua được cho bà chiếc áo ấm từ tiền đánh giày mà em cóp nhặt, nhưng chưa biết ngày nào mới mang áo về cho bà được. Giờ em đang phải điều trị tại nhà, giữ gìn sức khỏe chờ các bác sĩ, chuyên gia nước ngoài sang phẫu thuật tim cho em.

Ở nhà cô Lộc một thời gian giờ em cũng đã quen với nếp sinh hoạt của nhà cô. Hàng ngày cô Lộc nấu nướng cho cả nhà ăn, quần áo cô ấy giặt giũ cho em, sữa em tự pha lấy uống. Em muốn nhận cô ấy làm mẹ nuôi, nhưng cô ấy bảo chỉ giúp em chữa khỏi bệnh và dạy dỗ em nên người thôi. Mấy ngày cô ấy trông em trong viện thì việc trông giữ xe cô ấy phải nhờ người khác trông hộ. Thế mà cũng bị “người ta” nhắc nhở đấy…”, Sao kể.

sao2411092.gif


Cậu bé đánh giày nuôi những ước mơ tươi đẹp.

“Sao không ở nhà nghỉ ngơi để chờ ngày bác sĩ mổ tim cho?”, đáp lại câu hỏi của tôi, Sao nói ở nhà mãi thấy cuồng chân, buồn lắm, mấy hôm nay trời ấm lên, em xách đồ ra phố đánh giày, kiếm được thêm đồng nào hay đồng đấy, tiền ủng hộ là để chữa bệnh, còn phải lo tương lai nhiều nữa anh ạ.

Sao kể tiếp, “hôm nọ, cô ruột của em là cô Huyền cũng bắt xe khách từ Lào Cai xuống thăm em, cô ôm em và khóc, cô cho em bánh, kẹo, sữa và cả tiền nhưng tiền thì em trả lại. Em biết cô Huyền rất thương anh em chúng em, nhưng gia đình cô ấy cũng khó khăn, tiền có đâu ra mà cho chúng em…cô Huyền về rồi, giờ em cũng muốn đi học nhưng chẳng biết sẽ bắt đầu từ đâu.”

“Thế bố mẹ có xuống thăm hay gọi điện cho Sao không?” - Tôi hỏi. Sao im lặng, mắt em hoen đỏ.

sao241109.gif

Nguyễn Văn Sao bừng sáng với nụ cười trên gương mặt.

Theo các bác sĩ bệnh viện tim Hà Nội thì Sao bị mắc bệnh tim bẩm sinh, rất phức tạp, khoảng cuối tháng 12 đầu tháng 1/2010, các chuyên gia hàng đầu về tim mạch của Viện Tim quốc gia Malaysia sẽ sang Việt Nam phối hợp với bác sĩ, giáo sư để tiến hành phẫu thuật tim cho Sao. Cô Lộc cho biết, hiện Sao đã nhận được hơn 70 triệu đồng tiền ủng hộ trực tiếp từ những người hảo tâm.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top