Đề: Ý kiến của anh (chị) về 1 cơ thể khiếm khuyết ko thể đạt được ước mơ cháy bỏng

  • Thread starter Thread starter KuroKami
  • Ngày gửi Ngày gửi

KuroKami

New member
Xu
0
Đề: Ý kiến của anh (chị) về 1 cơ thể khiếm khuyết ko thể đạt được ước mơ cháy bỏng

Em cần rất gấp, search trên gg ko có nên em hỏi anh chị giúp đỡ, thứ 7 này em nộp bài rồi :((
 
Đề: Ý kiến của anh (chị) về 1 cơ thể khiếm khuyết ko thể đạt được ước mơ cháy bỏng

Em cần rất gấp, search trên gg ko có nên em hỏi anh chị giúp đỡ, thứ 7 này em nộp bài rồi :((

Theo mình, mình không đồng ý với ý kiến trên, và sẽ dùng một số chi tiết của bài văn dưới đây làm minh chứng cho việc vượt lên số phận để đạt được ước mơ.

NHỮNG CON NGƯỜI KHÔNG CHỊU THUA SỐ PHẬN

Sống là một hành trình dài và rộng mà ở đó luôn có hạnh phúc, niềm vui và có cả những bất hạnh, éo le, những khổ đau mà cuộc sống mang lại. Và những éo le, khổ đau ấy vô tình, phũ phàng dày vò, trà xát lên cuộc đời của bao người, đeo đẳng lấy cuộc đời họ như sự an bài định mệnh của số phận. Họ sẽ đầu hàng trước số phận? Họ chấp nhận cuộc đời mình ngụp lặn trong bế tắc và tuyệt vọng? Không, họ đã đứng lên bằng ý chí, nghị lực phi thường vượt lên sô phận để thay đổi số phận của chính mình, họ đã viết sự kì diệu lên trang đời của chính mình, họ là những con người tiêu biểu, là một trong những anh hùng thời bình của một dân tộc anh hùng- Việt Nam, viết lên câu chuyện bất hủ: “ Những người không chịu thua số phận.”

Quả vậy, để đạt được những thành công nhất định ở một chừng mực nào đó, đối với người bình thường đã khó huống chi là đối với những người mà ông trời nhẫn tâm lấy đi đôi tay, đôi chân hay mắt… thì điều đó còn chông gai hơn gấp ngàn vạn lần. Ấy vậy mà quanh ta vẫn có biết bao câu chuyện vượt khó, bao phế nhân có ý chí sắt thép và bao mảnh đời bất hạnh… họ đã đứng lên bằng sự kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm chiến thắng số phận để viết tiếp bản hùng ca của dân tộc Việt Nam. Họ là ai?

Có lẽ chúng ta đã quá quen với cái tên Nguyễn Ngọc Kí- một nhà giáo ưu tú, một nhà văn, một nhà tư vấn tâm lí và giáo dục. Nhưng có ít ai biết rằng để viết lên thành công của cuộc đời chính mình, ông đã phải trải qua biết bao trớ trêu mà cuộc sống mang lại, ông đã phải đứng lên quyết tâm từ những mặc cảm, từ những bất công của số phận. Lên 4 tuổi, Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, đã có những lúc Kí nhìn đôi tay bất lực, cảm thấy buồn tủi, gò bó như chim non đang lúc tập bay bị gãy cánh. Và nỗi buồn tủi, sự mặc cảm ấy như càng nhân lên gấp bội lần khi lên bảy, các bạn í ới gọi nhau đi học, còn Kí với đôi tay mềm nhũn ấy sao mà viết cho được. Nhưng với khao khát được đi học, ông đã vượt lên sự run rủi của số phận, Ký đã viết chữ bằng chân.

Thật thương cho Nguyễn Ngọc Kí khi tôi đọc lời tâm sự của ông: " Lúc đầu, ngón chân tôi cứ cứng đờ ra, vẽ trên giấy đủ thứ hình thù. Đôi lúc chân còn bị chuột rút, tôi đau đến phát khóc. Qua một tháng mà chữ vẫn chưa ra hình thù gì, nhiều người xung quanh ái ngại khuyên tôi bỏ cuộc.” Tưởng rằng Ký sẽ đầu hàng, sẽ nhụt trí, sẽ chấp nhận sự an bài của cuộc đời nhưng sự kiên trì, ý chí sắt đá phi thường đã làm nên trang đời kì diệu của Nguyễn Ngọc Kí hôm nay. Với đôi chân kì diệu ấy ông có thể viết chữ và cũng đôi chân ấy thật khó mà tin cho được ông có thể cầm kéo, cầm dao để làm thủ công, cầm kim để khâu vá, cầm thìa để ăn cơm…, với đôi chân ấy ông có thể tự lo cho cuộc đời mình. Và với đôi chân ấy ông đã viết lên bao tác phẩm văn học được xuất bản để đời: Những năm tháng không quên( tôi đi học- 1970), Bức tranh vui (1987), Chú Nhện chơi đu ( !1992)… Tôi chợt nghĩ Nguyễn Ngọc Kí đi học là một huyền thoại, Nguyễn Ngọc Kí đi dạy cũng là một huyền thoại và Nguyễn Ngọc Kí sáng tác văn chương có lẽ cũng là một huyền thoại nữa. Đôi chân ấy đã vẽ lên biết bao huyền thoại cho ông, cho đời…

TO-1.jpg



Con người ấy, sự kiên trì ấy thật đáng khâm phục! Nguyễn Ngọc Kí xứng đáng là một biểu tượng cho thế hệ Việt Nam noi theo, là một bài học lớn và sáng về: Vươn lên sô phận. Không chỉ có Nguyễn Ngọc Kí, tôi còn thật sự khâm phục Trần Hồng Giang- cũng là một mảnh đời vượt lên số phận. Tôi đã chứng kiến nhiều người tàn phế nhưng có lẽ Trần Hồng Giang là người viết cực nhọc và vất vả: anh phải nằm nghiêng, tì bút vào má và khi viết cái đầu cũng phải chuyển động theo chữ.

Vậy mà bao năm nay, những con chữ nhọc nhằn của Giang vẫn hiện lên trang giấy. Chúng không chỉ thấm đãm những giọt mồ hôi mà có cả nỗi đau anh ngấm vào. Như bao đứa trẻ khác, thuở nhỏ Giang rất thông minh và hiếu động. Nhưng lên 5 tuổi, một tai họa đã bất ngờ ập xuống cuộc đời cậu bé: một tai nạn đã dẫn tới một chấn thương nặng vào đốt sống cổ làm thân thể Giang vĩnh viễn bại liệt. Liệu Giang có thể làm gì với thân thể ấy? Giang đã tự học văn hóa, hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, tự học ngoại ngữ để có trình độ tiếng anh với chứng chỉ C. Thật kì diệu cái tên Trần Hồng Giang! Nhưng đôi khi anh cũng nản chí, Giang đã từng có những phút giây cô đơn yếu lòng… Nhưng xin đừng vội trách bởi nếu trong hoàn cảnh như anh ai cũng vậy thôi.

Giang cũng là một con người bằng da thịt, biết đau đớn và buồn vui. Đã biết bao lần anh muốn buông xuôi tìm đến cái chết nhưng có lẽ sức mạnh củalí trí anh, suy nghĩ: “ Tôi muốn được sống và sống có ích cho cuộc đời này” đã giúp Giang Vượt qua tất cả. Ai đã nói rằng thành công lớn nhất với mỗi người chính là tự vươn lên chính mình. Với những người khỏe mạnh bình thường mà sự vươn lên đó là khó một thì với người tàn tật như Giang là khó khăn hơn gấp bội lần. Vậy mà gần 30 năm nằm trên giường bệnh nhưng Giang vẫn gắng tồn tại để tự mình vươn lên số phận nghiệt ngã. Một nhà văn của hội nhà văn Văn học Nam Định, một cộng tác viên tích cực của web lucbat.com… đó là những gì mà sự kiên trì, bền bỉ, nghị lực, sự quyết tâm của chàng trai Trần Hồng Giang đã đạt được. Giang đã không chỉ sống có ích mà cón có thể ngẩng cao đầu, tự hào với cuộc đời gian khó. Hay như cái tên Nguyễn Thị Thanh Mai- một cô bé khiếm thị mà học giỏi, vươn lên hoàn cảnh éo le của mình mà mỗi lần nhắc đến ta không khỏi xúc động, thương và khâm phục. Mai sinh ra trong một gia đình nghèo khó, là con út- con thứ tư trong gia đình. Cô bé bị bệnh khô giác mạc từ khi còn rất nhỏ, gia đình không có điều kiện chữa trị nên rồi dần dần em bị mù hẳn.Một cô bé có biết bao khát vọng giờ lại gặp phải trò đùa trớ trêu của cuộc sống.

Tưởng rằng hạnh phúc sẽ không bao giờ mỉm cười với cô gái bất hạnh. Tưởng rằng cuộc đời em sẽ chìm trong tăm tối cũng như em chẳng bao giờ nhìn thấy ánh mặt trời, nhìn thấy mưa và nắng-những điều bình dị của cuộc sống và nhìn thấy cha mẹ- những người em yêu thương. Nhưng em đã đứng lên từ hoàn cảnh éo le, bất hạnh của chính mình với niềm khát khao cháy bỏng, và dường như cuộc sống càng khó khăn bao nhiêu thì lại làm cho người ta mạnh mẽ nghị lực đối mặt và can đảm lên bấy nhiêu. Mai đã hoàn thành hết chương trình lớp 7 và năm nào cũng được học sinh giỏi, sau đó em tham gia cuộc thi olimpic tiếng anh và đạt giải cấp thành phố về viết và giải đặc biệt về nói tiếng anh. Chưa dừng lại ở đó, qua sự giới thiệu của bà John, Mai sang Mĩ học tại một trường dành cho người khiếm thị ở Washington và Mai đã trở thành một trong hai học sinh duy nhất ở trường được nhận giấy khen xuất sắc và bằng khen năm 2003. Bị khuyết tật như thế việc chăm lo cho bản thân mình là rất khó khăn, khi học chữ tại trường Nguyễn Đình Chiểu ở Hà Nội Mai phải tự lập, cả khi em học ở nơi xứ người, sự khó khăn lại nâng lên gấp bội khi cô bé mù phải lo cả chỗ ăn ở rồi cả tiền học cho chính mình…tất cả, tất cả đè nặng lên đôi vai nhỏ nhắn ấy, tất cả tất cả như một sợi dây vô hình dài dai dẳng làm tâm hồn em nhọc nhằn quá. Bao lần Mai thấy sao mình lạc lõng cô đơn đến thế, bao lần tưởng rằng cuộc sống sẽ làm em nhụt trí nhưng Mai đã cắn răng vượt qua tất cả. Cô bé đã rũ bỏ sự đau đớn, mất mát mà cuộc đời mang lại để đi qua "thung lũng" của số phận. Người ta nói: "ở đời này không có đường cùng, chỉ có những ranh giới" và bằng sức mạnh, ý chí và nghị lực phi thường Mai đã bước qua khỏi ranh giới của bất hạnh, khổ đau, bước qua ranh giới của số phận éo le.

Thật đáng khâm phục biết nhường nào cái tên Nguyễn Thị Thanh Mai. Nguyễn Ngọc Kí, Thanh Mai, Trần Hồng Giang chỉ là một trong biết bao tấm gương vượt lên nghịch cảnh của số phận, của cuộc đời. Họ đã biết chấp nhận và chống đối số phận và đứng lên từ tuyệt vọng sâu sắc. Không ai khác làm lên thành công sự kì diệu của cuộc đời họ. Thượng đế vô tình gieo rắc đau khổ bất hạnh, mất mát lên cuộc đời họ nhưng những điều đó vô tình đổ dầu vào lửa- ngọn lửa của lòng can đảm, ý chí vượt qua số phận của họ trở nên bùng cháy mãnh liệt. Tuy cuộc sống của họ không được hoàn hảo nhưng không vì thế mà buồn chán, nhụt chí, buông xuôi. Họ sống một cuộc sống luôn chủ động, luôn cố gắng vươn lên bằng ý chí của chính mình từ muôn vàn khó khăn gian khổ, những thử thách đau đớn cả về tinh thần lẫn thể xác. Họ tàn nhưng không phế, họ là những ngọn nến nhỏ nhưng chiếu tỏa biết bao ánh sáng diệu kì vào bóng đêm mịt mù của cuộc đời.

Họ là những công dân, những con người sống đúng nghĩa của cuộc sống. Họ xứng đáng là những tấm gương sáng và đẹp cho mỗi người biết sống và sống đúng nghĩa. Chính họ đã cho ta một bài học lớn: ta không đoán trước được tương lai nhưng có thể nắm bắt được số phận và vượt qua nó. Hãy coi những éo le thử thách bất hạnh chỉ là những thách thức- món quà mà cuộc sống mang lại để con người tôi luyện ý chí, sự kiên chì và bền bỉ.


Morki đã từng nói:”mỗi trang đời là một điều kì diệu" và những tấm gương sáng ấy đã viết lên trang đời từ những khổ đau, éo le. Và những chặng đường đã qua của cuộc đời họ là một giấc mơ, giấc mơ ấy rải đầy những viên sỏi chông chênh, rát bỏng. Giấc mơ đã được thắp lên bằng chính sự nỗ lực phi thường của chính họ. Họ không hoàn hảo, cuộc đời gặp phải những thử thách, họ mỗi lần nghĩ đến làm ta thấy đau nhói và thương biết bao! Dẫu biết “ Trời sinh ra có sông ắt phải có núi. Có hạ ắt phải có đông. Có người lành lặn ắt sẽ có những cơ thể thiếu may mắn.”- đó là lẽ thường của cuộc sống nhưng họ là những ngọn lửa âm thầm tuy nhỏ nhoi nhưng có sức lan tỏa ghê gớm bởi họ đã sống và sống có ý nghĩa để cuộc sống này được thắp sáng, để những mảnh đời kém may mắn có một điểm tựa cho đức tin còn mãi. Và xã hội sẽ là một vòng nôi nuôi dưỡng con người, hãy nắm chặt lấy bàn tay của những người bất hạnh để nâng họ lên cho họ một niềm tin vào cuộc sống để họ thực hiện được ước mơ nhỏ nhoi của mình: Ước mơ được sống đúng nghĩa.


Còn tôi, tôi đã viết lên những mảnh đời bất hạnh nhưng vượt lên đầy can đảm, thoát khỏi những bóng tối của số phận như viết, vẽ những niềm tin mới, những hi vọng mới, những bài học cho cuộc đời mỗi người. Tôi xin kết thúc bằng suy nghĩ cảu Trần Hồng Giang khi anh nghe bài hát “ Đừng tuyệt vọng” của cố nhạc sĩ Trịnh Cộng Sơn:

“ Đừng tuyệt vọng! Tôi ơi, đừng tuyệt vọng
Nắng vàng phai như một nỗi đời riêng..
.Nghe câu hát tôi ngỡ ngàng chợt hiểu
Đâu chỉ riêng mình mới là nắng phai nghiêng."
Sưu tầm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Đề: Ý kiến của anh (chị) về 1 cơ thể khiếm khuyết ko thể đạt được ước mơ cháy bỏng

Em cần rất gấp, search trên gg ko có nên em hỏi anh chị giúp đỡ, thứ 7 này em nộp bài rồi :((

Bạn tham khảo, hãy đặt bạn vào vị trí của họ và viết nó sẽ rất linh hoạt và có cảm xúc thực sự

Những số phận không may mắn

Sinh ra như những đứa trẻ khác nhưng đôi chân chị Hoàng Yến (TP. Hồ Chí Minh) bị teo tóp dần sau cơn sốt lúc lên ba.

Chị Đinh Việt Anh (SN 1978, Hương Sơn - Hà Tĩnh) ngay từ lúc sinh ra đã bị thoái hóa giác mạc và sau trận sốt, đôi mắt ấy cứ mờ dần đi và đến năm 10 tuổi thì chị không thể nhìn được nữa.

Chị Nguyễn Thị Mai Khuyên (SN 1988, Hà Nội) sau cơn sốt thập tử nhất sinh đôi chân trở nên bại liệt.

Doug Forbit (SN 1987, ở Spartanburg, bang South Caroline) sinh ra đã bị chứng bệnh hiếm gặp là sacral agenesis – một bệnh ngăn chặn xương cột sống phát triển bình thường khi mới 2 tuổi khiến anh mất hoàn toàn khả năng đi lại.

Và còn bao số phận không may khác…

Theo quy luật của thị trường lao động, ở nhiều lĩnh vực và ngành nghề, cung luôn luôn vượt cầu. Người lành lặn tìm được việc làm đã khó, người khuyết tật (NKT) tìm việc làm còn khó hơn. Trong số 5,3 triệu NKT ở Việt Nam có 60% trong độ tuổi lao động. Trên thực tế đa số người khuyết tật không thể sống tự lập, khoảng 70% sống dựa vào gia đình, chỉ có khoảng trên 25% có hoạt động tạo thu nhập. Trong số đó, những người có việc làm được trả lương chiếm một con số rất ít ỏi.


9c77a7585_445.1.jpg

Người khuyết tật và những ước mơ cháy bỏng - (Nguồn: internet).

Sống là để chiến đấu

Chị Hoàng Yến quyết không bằng lòng với hoàn cảnh. Chị đã đi học bằng nạng. Đến nay, chị đã có 2 bằng đại học, tốt nghiệp thạc sỹ ngành khoa học hành vi tại ĐH Kansas (Mỹ) và hiện là Giám đốc trung tâm Khuyết tật và phát triển của ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh.

Chị Việt Anh luôn đứng đầu lớp trong 12 năm học phổ thông. Chị là người khiếm thị duy nhất của Việt Nam được cử tham gia khóa học công nghệ thông tin tại Nhật Bản. Chị có 2 bằng tốt nghiệp Đại học loại giỏi.

Cố gắng học tập và rèn luyện, chị Mai Khuyên đã đạt được nhiều giải cao trong các cuộc thi Văn của thành phố Hà Nội. Sau khi thi đỗ ĐH Hà Nội, bạn đã trở thành Chủ tịch CLB Sinh viên Khuyết tật Hà Nội và là Phó chủ tịch Câu lạc bộ Tình nguyện viên vì hòa bình Việt Nam. Khuyên đã đi sang nhiều nước để tham gia các chương trình hỗ trợ người khuyết tật trong nước.

Anh Forbit giờ đây đang học năm đầu tiên của chương trình 2 năm tại trường Cao đẳng Converse. Anh dự định sẽ dạy môn giáo dục thể chất cho trẻ em khuyết tật sau khi ra trường và giờ đây anh đang nỗ lực biến điều đó thành hiện thực.

Trên thế giới có khoảng 120.000 nhà khoa học khuyết tật. Cùng với tài năng bẩm sinh và sự tự rèn luyện vượt lên số phận, họ đã phát minh nên những điều kì diệu, có ích cho cuộc sống. Có thể nhắc tới: Thomas Alva Edison, ông bị điếc và đến năm 12 tuổi mới biết đọc nhưng ông đã phát minh ra hơn 1.000 đồ vật trong cuộc sống. Nổi tiếng nhất là bóng đèn điện, máy hát, máy ghi âm, tàu điện, hệ thống điện báo…

Stephen Hanking là một trong những nhà vật lý thiên văn thời hiện đại với nhiều đóng góp lý thuyết về nguồn gốc của vũ trụ và là tác giả nhiều cuốn sách nổi tiếng. Ít ai biết rằng ông bị liệt thần kinh vận động, kèm teo cơ. Hay Isaac Newton, nhà vật lý vĩ đai phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn. Ông bị bệnh nói lắp và động kinh…

Lời kết

Những người khuyết tật cũng như bao con người khác. Họ không ngừng hòa nhập với xã hội. Họ luôn hi vọng và muốn vươn lên làm được những điều bình thường nhất trong cuộc sống. Để đạt được thành công, họ đã mất bao công sức học tập và rèn luyện. Chị Yến mất 30 năm để học đại học trong và ngoài nước, Edison đã thất bại hàng nghìn lần khi thí nghiệm…

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Theo suốt thông điệp đó, 18/4 - ngày Người khuyết tật Việt Nam ra đời như để nhắc nhở người dân Việt rằng xã hội chúng ta vẫn còn nhiều số phận kém may mắn, bất hạnh. Họ đang rất cần sự chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng để vượt lên chính mình. Hãy giúp họ làm chủ xã hội chứ không phải là gánh nặng cho xã hội. Hãy chung tay cho người khuyết tật vì một xã hội tốt đẹp hơn!
 
minh nghĩ cần có những ý chính sau:

- đưa ra ý kiến của bạn là đồng ý hay ko đồng ý với quan niệm trên
- những cơ thể khiếm khuyết là cơ thể như thế nào ?? đưa ra ví dụ về những tấm gương.....
- ước mơ của họ là những ước mơ như thế nào ?
- những khó khăn khi là một cơ thể không bình thường như bao nhười khác. khó khăn trong học tập, sinh hoạt, và trong cuộc sống của họ như thế nào ???
- những nỗ lực vượt lên bản thân của họ và con đường vượt lên chính mình ra sao. nói về con đường thành công của những tấm gương ví dụ mà bạn đưa ra lúc nãy ..
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top