Khánh Ngân sẽ cho bạn một dàn ý và các bài viết cùng một sô thông tin có thể cung cấp cho bài viết của bạn do Khánh Ngân tìm kiếm. Với dạng đề này thì đây là lần đầu tiên Khánh Ngân gặp phải, nếu có gì sai sót mong bạn bỏ qua. Chúc thành công! Mở bài: Nêu quan điểm của mình về các thói hư tật xấu của người Việt Nam. Thân Bài: A. Các thói hư tật xấu của người Việt Nam hay gặp phải nhất là thói nào? Ví dụ: -Dễ học cái dở hơn cái hay (Lương Dũ Thúc, Nông cổ mín đàm, 1904) -Xấu làm tốt dốt làm thông (Ngô Đức Kế, tạp chí Hữu Thanh, 1923) Chúng ta thừa thụ cái cơ nghiệp của tiền nhân, sinh nở phồn thực ở đất nước này đã mấy nghìn năm đến nay lại gặp lúc ngọn triều tiến hoá tràn khắp mọi nơi, thế mà không làm sao bước tới theo người. Mà chỉ mê mẩn tối tăm, ngu hèn dốt nát đói nghèo khốn khổ, không dám ló đầu ra với mọi người. Nhất ghét là xấu làm tốt dốt làm thông, mượn cái văn minh của người mà trang sức bề ngoài, kỳ thực trăm việc chẳng ra gì, mà nhân cách một ngày một hư, phong tục một ngày một nát; ngọc vàng bề mặt, thối nát bề trong, văn minh chẳng thấy đâu mà càng ngày càng thêm man rợ. Nghĩ thấy Tổ quốc mình như thế, thôi thì không có việc mà bàn không có chuyện mà chép, mà cũng không bàn làm gì không chép làm gì. -Bắt chước vội vã thêm gây hại (Trần Trọng Kim, Nho giáo, 1930) Tính bất chước vốn là tính tự nhiên của loài người, dẫu ở nước nào cũng thế cả. Nhưng giá ta có sẵn cái tinh thần tốt rồi chỉ bắt chước lấy những điều có bổ ích thêm cho tinh thần ấy thì thật là hay lắm. Chỉ hiềm vì mình để cái tinh thần của mình hư hỏng đi, mà lại mong bắt chước sự hành động của người ta thì sự bắt chước ấy lại làm cho mình dở hơn nữa. Vì đã gọi bắt chước là chỉ bắt chước được cái hình hài bề ngoài mà thôi còn cái tinh thần ở trong, phi (1) lâu ngày nhiễm (2) lấy được mà hóa (3) đi, thì khó lòng mà bắt chước được. Thành thử bao nhiêu những sự bắt chước chỉ là làm loạn cả tính tình tư tưởng và phong tục của mình. Có lắm người vọng tưởng (4) rằng mình cố bắt chước được người ngoài là mình làm điều có ích cho sự tiền hóa của nòi giống. Không ngờ rằng sự bắt chước vội vàng quá lại thành cái độc gây ra các thứ bệnh cho xã hội. Mà sự lầm lỗi ấy chỉ một ngày một thêm ra chứ không bớt đi được. -Ích kỷ và khôn vặt (Nguyễn Đỗ Mục, Đông dương tạp chí, 1914) Cái tật ích kỷ vốn là một thứ hay lây: Trông thấy những vườn hoa cây cảnh ở sân nhà trường hay ở nơi đền chùa, hoặc cạnh đường đi lối lại, đã không biết giữ gìn để làm một cái cảnh vườn chung thì chớ, nhiều người lại còn đang tay bẻ tàn bẻ hại, để đem về nhà mà chơi thích chí lấy một mình. Cái chứng ích kỷ đã mọc ra, đến lúc lớn lên thành ra một người đi đến đâu phá hủy đến đấy. Cũng vì lẽ đó mà dân An Nam không mấy khi có được cảnh vui chung (1), ai có muốn chơi cảnh thì lại phải xây một vài cái bể cạn hay là bầy mươi lăm cái chậu con để làm một khu vui riêng mà không chung chạ với ai cả. Dần dần nảy ra một cái tư tưởng đáng cười, đáng khinh, đáng ghét, đáng sợ là hai chữ ích kỷ, mà một câu "ăn cỗ đi trước lội nước đi sau" đủ vẽ hết được ruột gan. -Vụng nói chuyện (Nguyễn Văn Vĩnh, Đông dương tạp chí, 1914) Ai có ý đến những nơi họp tập, hoặc là chỗ chơi bời thì thực là buồn thay cho cái trí dục của những người đời nay. Ngoại giả chuyện cô đầu, chuyện cờ bạc, chuyện hát tuồng, chuyện chim chuột, chuyện quần áo còn thì không mấy khi được nghe những câu chuyện lý thú, làm tỏ được học vấn kẻ nói, lợi được trí khôn người nghe. Mà xem như trong cách nói chuyện, thì thiếu niên (1) ta nghe lại có ý thích những câu chuyện tầm thường, nói chuyện để mà khoe cho người nọ người kia biết cát cách của ta chơi xa xỉ hoặc là kỳ khu... Ai ăn nói có tư tưởng cô tỏ học vắn thì thường người nghe thích nhưng ít cầu, vì câu chuyện cô nghĩa, làm cho phải nghĩ, phải đối đáp nhọc mệt... Người nói chuyện hay, cũng có kẻ phục là người có ích, nhưng trong cái phục có cái ghen cô cát ghét. Ghen là vì ở đâu đến cướp mất tai kẻ nghe, ghét là vì ở đâu đến làm tỏ cái nhàm của câu cười cợt tầm thường người ta đang thú. - Học để kiếm gạo (Phan Bội Châu, Lời hỏi các bạn thanh niên, 1928)
-Thị hiếu tầm thường (Nguyễn Văn Vĩnh, Nhời đàn bà, Đăng cổ tùng báo, 1907) -Không lo xa, dễ thỏa mãn (Lương Dũ Thúc, Báo Nông cổ mìm đàm, 1902) -Tầm nhìn hạn hẹp (Phan Bội Châu, Việt quốc sử khảo, 1908) -Không biết giữ chữ tín (Trần Chánh Chiếu, Lục tỉnh tân văn, 1908) -Cần cả những lời cảnh tỉnh của người nay!
Lý Văn Sáu (Báo Thể thao & Văn hóa, số 117 - 10/ 2005) -Dân khí bạc nhược (Phan Chu Trinh – Thư gửi Chính phủ Pháp, 1906) -Học đòi làm dáng một cách sống sượng (Nguyễn Văn Vĩnh, Đăng cổ tùng báo, 1907) -Cái hay của người không biết học (Nguyễn Trọng Thuật - Điều đình cái án quốc học, Nam Phong, 1931) -
Tư tưởng gia nô (Phan Bội Châu - Cao đẳng quốc dân 1928)
Xem lịch sử nước ta tư xưa đến nay hơn ba nghìn năm, chỉ có gia nô mà không có quốc dân. Quyền vua có nặng, nặng không biết chừng nào; gia dĩ (1) quyền quan lại hứng đỡ quyền vua mà từng từng áp chế. Từ cửu phẩm kể lên cho đến nhất phẩm, chồng càng cao, ép càng nặng, đến dân là vô phẳng thân giá (2) lại còn gì.
Thằng này là con ngựa thằng nọ là con trâu buộc cương vào thì cắm cổ cứ đi, gác ách vào thì cúi đầu cứ lủi . Gặp Đinh thì làm nô với Đinh, gặp Trần thì làm nô với Trần, gặp Lê Lý thì làm nô với Lê Lý.
Phận con hầu thằng ở, được đôi miếng cơm thừa, canh thải, đã lấy làm hớn hở vênh vang; tối năm (3) đứng đầu ruộng mới được bát cơm ăn, suốt đêm ngồi bên bàn khung cửi mới được tấm áo mặc, mà mở miệng ra thì “cơm vua áo chúa"; đồng điền này, sông núi nọ mồ hôi lẫn nước mắt cày cấy mở mang, nhưng mà “chân đạp đất vua", lại giữ chặt một hoạt kê vô lý (4). Cái tư tưởng gia nô! Cái trí thức gia nô! Bệnh gia truyền làm nô đó không biết tự bao giờ để lại, bắt ta phải gông đầu khoá miệng, xiềng tay xiềng chân, chịu gánh gia nô cho già đời mãn kiếp. (1) thêm vào đó
(2) giá trị con người
(3) quanh năm
(4) đại ý: Tự mình làm ra mà lại bảo là do ơn người khác, thật là câu chuyện buồn cười
Gần đây nhiều nhà nghiên cứu nước ta gặp nhau ở một ý tưởng đồng thời với việc ca ngợi những truyền thống tốt đẹp, chúng ta phải sớm bắt tay vào việc miêu tả và đánh giá những thói hư tật xấu từng hình thành trong lịch sử và đã ăn sâu trong mỗi con người, đó là những nhân tố khiến xã hội trì trệ, bảo thủ. Đây là một hướng suy nghĩ đúng, đang được sự cổ vũ và đồng tình của dư luận.
Sau đây, chúng tôi xin được phép giở chồng sách báo cũ, ghi lại những nhận xét của các bậc tiền bối về những hạn chế của con người Việt Nam trong lịch sử. Các đầu đề 'nhỏ là do chúng tôi mạn phép đặt ra để cùng nên theo dõi. Khi đoạn trích bỏ qua một số câu chữ không cần thiết mà tập trung vào ý tưởng chính chúng tôi dùng dấu ba chấm đặt trong ngoặc đơn. Những chú thích cuối bài đều là của người biên soạn...
Đường xá nhà cửa luộm thuộm nhếch nhác Nói riêng về một sự ở... Nay trong kinh thành, con đường lục bộ cho đến đường các nha thự, chợ quán, tường hào, vườn hoa và các bến sông, chỗ nào cũng có uế khí, thậm chí có kê trước mặt công chúng mà đi tiểu đại. Các cầu dọc theo sông, không luận ngây đêm đàn ông đàn bà, cứ ra nơi ấy mà phóng uế, quen lấy làm thường... Ở phương Tây, phàm những người nào bỏ rác làm nhơ đường đều bị phạt cả vì việc ấy bất nhã mà có mối hại chung. Ta cũng là người như họ, lại không biết xấu hổ sao?
Đến như gạch vở, ngói hư, cây nhành khô lá rụng, rác và tro than các nhà loại ra, người nước khác đều thu nhặt làm đồ vật hữu dụng. Mà người mình thì vứt ra cùng đường, ném xuống ao vũng, hoặc đổ ra ngoài hào quanh thành, chất đầy cả bến sông.
...Dinh thự các quan, tường vách xiêu đổ Ngoài đường thì bùn lầy, vườn tược thì rác bấn, trước sân thì cỏ mọc. Ngoài hào thì nơi lồi nơi hủng , các nhà trong thành hai bên đường gần nhà chỉ theo giới hạn mà quét dọn. Những đường bèn vách tường đó, mùi hơi hôi thối, người đi qua phải che mũi đi mau. Như thế thì lòng tu ố(1) ở đâu? Sao gọi là nước biết giữ lễ nghĩa?
Nói năng thô tục Nước ta những nơi chợ búa thành phố, không luận đàn bà trẻ con, đến người có học biết chữ mà cũng mở miệng là nói lời thó bỉ. Tập thành thói quen, những tiếng tục tĩu , người nghe nhơ cả lỗ tai, mà người nói lại lấy làm khoái. Cho đến câu mắng bài chửi, đọc ra có cung có điệu, người nào mắng chửi cả ngày mà không trùng lặp, thì người ta xem như Tô Tấn, Trương Nghi (2) chiếm giải quán quân.
Đến lúc diễn ra cái bộ dạng mắng chửi, tiếng như mõ rao, chân như múa hát lên tay xuống ngón , mặt như sơn đổ, tóc như tơ vò,nườc miếng như bọt giải, tay cầm dát lia, chân đi cà xiểng, không khác gì người điên. Lại còn một điều xấu nữa, hễ có bất bình với ai thì phát thệ(3) và nguyện rủa chúc dữ(4) rất nặng. Thường hàng ngày cùng giao du với nhau , mà đến lúc bô nhau , chất chứa điều bất bình lâu, thì khí yêu(5) nhân đó mà sinh ra, người nọ bảo người kia "đầy miệng điều láo,'một ngày bán được ba gánh giả, đến đâu cũng dối, ba ngày không mua được một điều thực". Thật là không còn chút lễ nghĩa liêm sỉ nào! Cái phong tục kiêu bạc(6) đến thế là cùng. Thế giới chưa có nước nào như xứ mình. 1) tu ố: ghét điều xấu ở kẻ khác. (2) các nhà thuyết khách nổi tiếng đời Chiến quốc bên Trung quốc (3) phát thệ: thế bồi (4) chúc: khấn. Chúc dữ: ước cho mắc sự dữ (4) tinh thần gian tà bất chính (5) cũng tức là kịnh bạc vớ nghĩa cổ" kẻ không biết tự trọng (Nguyễn Trường Tộ (1828-1871 )Về việc cải cách phong tục
... B. Con người Việt Nam cần những tính cách gì để thay đổi Kết bài: Nêu suy nghĩ của mình về đề tài vừa rồi.
Đây là các thông tin bạn cần xem. Tuy nhiên nó chỉ mang tính chât tham khảo, vui lòng đừng chép lại. Thân!
Hủ cựu và ngại thay đổi (Nghiêm Xuân Yêm, Nông dân mớitrong nghề nông xử ta, Thanh Nghị, năm 1945) Trước hết nông dân ta ngày nay (bài này viết tháng 02/1945 - VTN chú) đều còn dốt nát. Bởi dốt nên thủ cựu mà thủ cựu một cách bướng bỉnh. Bao nhiêu điều gì mới lạ khác và thói thường, với sự quen dùng, họ đều coi như không tốt và không bao giờ có ý tò mò muốn dùng. Đại đa số chỉ sống lần hồi từng ngày, nên họ không hề có những sự trông xa hoặc lâu dài và phiền phức rắc rối. Họ cần những hoa lợi mau chóng chắc chắn và dễ dàng, dẫu rằng ít ỏi. Họ nhận thấy ruộng thiếu phân bón nhưng họ chẳng biết làm thế nào cho có nhiều phân. Vì hình như họ cho sự thiếu thốn ấy là dĩ nhiên. Họ nghiệm thấy những giống thóc họ thường cấy là không cứng cây, không chịu được nước ngập... nhưng họ chẳng muốn tìm các giống tốt hơn và giả sử có tìm thấy họ cũng không dám cấy thí nghiệm. Họ cũng từng biết nghĩ rằng nếu rất nhiều người họp lạichung công của để đắp một khúc đê, xây vài ba cửa cống thi hờ lê giữ được nước mưa để cả một cánh đồng bằng khô khan trở nên chan hòa nước và cây cối tươi tốt. Nhưng họ cũng lại tin rằng đó là một sự chẳng bao giờ nên dám làm, vì chắc đâu đã được lợi. Vả lại trong việc khó khăn và lâu dài lắm. Thà rằng chẳng nghĩ đến làm còn hơn(!). Dốt nát, thủ cựu, nghèo, ưa thực tế, hay ngờ vực nhút nhát, mọi nhẽ ấy đã tạo thành những người nông dân khó hiểu, khó dìu dắt và khiến cho người nào nông nổi ương tính phải bực mình, có khi đến phải cáu phải ghét.
Người có tài cán mải chuyện đâu đâu (Nguyễn Văn Vĩnh, Chỉnh đốn lại cáchcai trị dân xã, Đông Dương Tạp chí năm 1914) Người nước ta bao nhiêu kẻ có học thức, có khoa mục, có tài cán. Người thì ganh đua khoa bảng, kê thì luồn cúi cửa công hầu, người thì lo việc doanh sinh, kẻ thì chực tung hoành sơn thuỷ. Có tài có trí không ai ngồi lo tới việc làng. Có tưởng đến chẳng qua là lúc về nhà quê muốn nhân cái thế mình mà ăn trên ngói chốc, mà người dạ kẻ vâng, cho nó mát mặt mấy thím đàn bà vô tri vô giác mà thôi, chớ ít người biết lấy cái tài lực quyền thế mình ra mà chỉnh đốn việc dân xã.
Óc tồn cổ(Hoàng Đạo, Bùn lầy nước đọng, năm 1939) Trong làng, hễ động mưu công cuộc gì thoát ra ngoài lề lối tục lệ trong làng người ta đều bị coi như những sự quái gở, những tội ác đáng phạt. Khi óc tồn cổ tha hồ còn hoành hành thì bao nhiêu sáng kiến đều bị dìm dập.
Lễ nghi phong tục phiền phức (Nam Cổ, Sự biến đổi của hươngthôn từ xưa đến nay, Nam Phong, năm 1923) Trong xã hội ta ở chốn thốn quê ngày xưa, hầu hết mọi người dẫu là không học mà trong sự cư xử hàng ngày cũng không lạc ra ngoài đường gia tộc luân lý. Tiền nhân ta nhiễm cái học chuyên chế của Tàu, đặt ra những lê nghi phong tục rất là phiền phức, đặt ra trật tự thượng hạ tôn ti bằng cái nóng quyền công chức, khiến con người ta có cũng như không, sống cũng như chết...
Chỉ biết lo thân (VũVăn Hiền(TânPhong), Mấy nhận xétnhỏ về dân quê Bắc kỳ Thanh Nghị, năm 1944) Công tâm(1) là một thứ khó tìm thấy ở mọi người. Nghĩ cho cùng không nên trách dân quê là thiếu công tâm, vì họ phải sống trong một đời thiếu yên ổn về mọi phương diện bắt buộc họ phải nghĩ đến mình trước đã. Vả chăng trước mắt họ nào có ai treo một tấm gương sáng về việc nghĩ đến cái chung?! Mong tìm yên lành, hóa ra bảo thủ (Quốc dân độc bản, tài liệu do Đông Kinh Nghĩa thục soạn năm 1907) Trải qua các đời, dân ta chịu sự cai trị của vua quan, không có thể dùng tâm và mưu cho nước, nước tự nó sống còn. Trên có vua hiền tướng giỏi thì tạm thời yên ổn. Bất hạnh là không có vua hiền tướng giỏi thì cả nước loạn ly, nhân dân lầm than. Từ xưa đến nay, sở dĩ có ít ngày được bình trị(1), mà có lắm cuộc loạn ly, nguyên nhân là ở đó. Dân nước ta có ưu điểm là an phận, thành thực, nhẫn nại. Không biết lợi dụng những ưu điểm ấy thì sẽ sinh ra ba cái tệ. Một là bảo thủ mà không biết tiến thủ. Hai là dựa vào người mà không biết tự lập. Ba là yên thân mình nhà mình, mà không biết ái quần ái quốc. Không trừ ba cái tệ đó thì dù có vua hiền tướng giỏi cũng chỉ bình trị nhất thời mà thôi, sao có thể chống chọi với các nước lớn được. Ngày nay phải nghĩ đến tự cường thì ngày sau mới tự cường được. (1) xã tắc trong cảnh thái bình, có trên cô dưới, trật tự kỷ cương đâu vào đấy.
Từ chối mọi cuộc cải cách (Nguyễn Văn Huyên vấn đề nông dân Việt Nam ở Bắc Kỳ năm 1939) Tầng lớp trên ở nông thôn, các kỳ mục(1) trong làng, phản đối mọi cuộc cải cách thực sự và sâu sắc. Đây là những người đã trả giá trong hai mươi, ba mươi, bốn mươi năm để củng cố địa vị xã hội của mình. Họ đã ở tuổi có thể bình thản ngồi xếp bằng trên những manh chiếu trải giữa đình để đánh giá cung cách người ta phục vụ họ ăn uống ra sao. Nếu có ai dám nghĩ đến chuyện thực hiện một cuộc cải cách nào đó thì người ấy chắc chắn chuốc lấy những mối hiềm thù không thương xót. (1) những người có điển sản hoặc từng có phẩm hàm và chức vụ tập hợp lại làm nên hội đồng kỳ mục, có nhiệm vụ đề ra các chủ trương chung của làng xã.
Không hình thành nổi một dư luận sáng suốt (Vũ Văn Hiền việc cai trị ở thôn quê, năm 1945) Ngoài tinh thần độc tôn bè đảng, còn một trở lực nữa ngăn cản mọi công việc cải cách ở thôn quê tà dư luận trong làng, một thứ dư luận mạnh mẽ, ác nghiệt và mù quáng. Nhiều việc cải cách đã quyết định rồi đành bỏ dở chỉ vì người thừa hành sống trong làng xóm, không thể chịu đựng được những dị nghỉ chế giễu mà hàng chục hàng trăm người nhắc lại ở khắp đầu làng cuối ngõ. Đã không có quyền bắt mọi người im, lại sống luôn với những người đó, hương chức tránh sao nổi ảnh hưởng của dư luận và sau vài ba tháng làm việc, người hăng hái đến đâu cũng đành “dĩ hòa vi quý", bỏ hẳn những ý định của mình để sống theo nếp cũ. Nông nổi, hời hợt(Thạch Lam, Theo dòng, năm 1941) Những phong trào ở nước ta, bất cứ phong trào gì, đều có một tính chung là nông nổi, hời hợt bề ngoài. Cái mà chúng ta thiếu nhất là sự sâu sắc. Bởi ta không chịu phân tích và suy xét kỹ nên bất cứ vấn đề gì chúng ta cũng không biết được rõ ràng và chu đáo, biết một cách thấu suốt. Chúng ta có cái đời sống bên trong rất nghèo nàn và rất bạc nhược. Những tính tình phong phú, dồi dào hay mãnh liệt chúng ta ít có. Chẳng dám yêu cái gì tha thiết và cũng chẳng dám ghét cay đắng, lòng yêu ghét của chúng ta nhạt nhẽo lắm. Chúng ta đổi lòng tín ngưỡng sâu xa ra một tín ngưỡng thiển cận và nông nổi, giữ cái vươn cao về đạo giáo của tâm hồn xuống mực thước sự săn sóc nhỏ bé về ấm no.
Đối với những tư tưởng lớn chỉ hiểu sơ sài(Nguyễn An Ninh, Lý tưởng của thanh niên An nam, năm 1924) Thu nhặt tất cả những gì về văn chương nghệ thuật đã được làm ra trên đất nước ta, dễ thấy nguồn tài sản tổ tiên ta để lại là mỏng manh so với các dân tộc khác. Không thể từ cái di sản đó tiếp thêm sức mạnh trong cuộc chiến đấu giành một chỗ đứng trên thế giới. Những tác phẩm đã đóng góp vào việc nâng cao trình độ học thức của người Trung Quốc thật là nhiều, nhưng với các nhà của ta, hình như các ông ấy chỉ biết mỗi một mình Khổng Tử. Đạo Khổng dưới dạng một món hàng xuất khẩu mang sang nước An Nam đã gây tai hại: Các nhà Nho ta muốn Khổng hóa tất cả những gì nằm trong tầm mắt của họ, giải thích mọi thứ theo cách hiểu hẹp hòi của họ. Hiểu biết của ta về các vấn đề Trung Hoa, về nền văn hóa Trung hoa còn rất xa yêu cầu hiểu biết thực sự (những người đã hiểu thấu đáo văn hóa Trung Hoa có đủ trình độ để tiếp thu mọi luồng tư tưởng của nhân loại). Cũng như, cho đến nay, chưa có một người Việt Nam nào tiếp thu đầy đủ ý nghĩa của văn hóa Pháp.
Tín ngưỡng xen lẫn hoài nghi(Lương Đức Thiệp, Xã hội Việt Nam, năm 1944) Tín ngưỡng của người Việt không có tính cách đơn thuần. Họ nhận thức rằng trong vũ trụ có những lực lượng có thể nguy hại tới họ, nên họ tìm cách ngăn ngừa. Không rõ các lực lượng âm thầm tác động ra sao nên họ tế lễ để cầu yên. Đối với họ, ông thánh nào cũng thiêng, ông thần nào cũng mạnh, Phật tổ Lão tổ đều là bậc thánh thần cả, bởi vậy họ phải kiêng sợ mà lễ bái để cầu lợi lộc. Thực ra, trong trí họ vẫn lởn vởn ít nhiều ngoài nghi. Đem chứng nghiệm với cuộc đời thực, họ thấy uy quyền của Thần Phật có mà cũng lại không. Thái độ lưng chừng và thiết thực làm họ dung hòa được các tôn giáo. Họ không có một tín ngưỡng vững chắc nào cả. Con người thiên về buồn sâu não (Nguyễn Văn Huyên, Văn minh Việt Nam, năm 1944) Sự đơn điệu tẻ nhạt của cảnh sắc thiên nhiên, tính chất chu kỳ của thiên tai, sự cách biệt của các nhóm người, sự phân chia nam nữ, nền giáo dục khắc nghiệt và khô khan khiến người Việt thiên về u buồn và sầu não. Cá nhân bị giam hãm một cách chặt chẽ và giả tạo trong những khuôn khổ cứng nhắc như gia đình và làng mạc đến nỗi họ không quan niệm nổi họ có khả năng hành động một mình. Vì thế, khi môi trường chung quanh không còn giữ họ lại bằng những mối ràng buộc thông thường mà lễ giáo quy định, người ta dễ đắm mình vào những bài hát buồn bã u sầu, khiến mọi nỗ lực trí tuệ tiêu tán. Nền văn hóa vốn thấm nhuần lòng từ bi Phật giáo cũng góp thêm phần dồn nén các dục vọng cá nhân. Rồi quan niệm siêu hình của đạo Lão khiến nhiều tác giả thiên về một cái nhìn bi quan sâu sắc và một sự mỉa mai chua chát. Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Thu dạ lữ hoài ngâm cũng như tác phẩm của Trần Tế Xương, Trần Tuấn Khải, Nguyễn Khắc Hiếu chỉ là những tiếng vọng của nỗi đau nhân loại. Trong nhiều tác phẩm khác, ta luôn luôn thấy cùng những đề tài giống nhau về nỗi đau khổ, ước mong và hối tiếc, phản ánh tất cả sự dồn nén tinh thần của cá nhân, hoặc gần như vậy, sự sợ hãi muôn thuở của một kiếp người bấp bênh, một cuốc sống chật hẹp.
Nền văn hóa của kẻ yếu (Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử đại cương, năm 1950) Hình như sống dướn cái bóng của cái khối văn hóa Trung Quốc, sừng sững ở bên mình như cả núi Thái Sơn, văn hóa chúng ta chỉ cố sức để man diên(1) ở trên mặt đất chứ không có cái khuynh hương trổ vọt lên trời. Để sống còn, chúng ta chỉ cốt bám chặt lấy đất như bám lấy cái nguồn sinh khí. Cho nên chúng ta may mắn có được những tổ tiên cần cù, kiên nhẫn biết sống thiết thực và biết tổ chức cuộc sống một cách thích đáng để đối phó với vận mệnh khắc nghiệt nhưng lại đã không có cái vinh dự là có nhưng tổ tiên chọc trời khuấy nước, làm chấn động thế giới bằng những tư tường hay hành động. Cái giá trị tranh đấu nhận thấy trong cái tính chất thiết thực ấy tuồng như chỉ là tiêu cực.
Ngay trong văn hóa bình dân - cái văn hóa phát triển ở ngoài phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của Hán hóa tuy có lộ rõ cái tinh thần chống đô luân lý lễ giáo của nhà nho, thế mà cũng chỉ là sự chống đô của kẻ yếu.
TS Phạm Gia Minh
(*) Phác thảo danh mục các thói hư tật xấu của người Việt thời nay (xếp theo bảng chữ cái tiếng Việt) A: An phận thủ thường; Ăn bẩn; Ăn người; Ăn cắp vặt, Ăn hơn, làm kém; Ăn tục nói phét; Ảo tưởng;Ăn sổi ở thì; Ẩu v.v… B: Bàng quan; Bảo thủ; Bằng cấp giả; Bán Trời không văn tự;Bài ngoại;Bắt cóc bỏ đĩa;Bóc ngắn,cắn dài; Bè phái; ”Buôn dưa lê”;Bới bèo ra bọ v.v… C: Cãi nhau to vì chuyện nhỏ;Chen ngang khi phải xếp hàng; Chọc gậy bánh xe;Chụp giật; Chửi bậy,cục súc; Cờ bạc; Coi thường pháp luật; Cù nhầy; Cửa quyền; Cười không đúng chỗ,đúng lúc v.v… D: Du di ; Dị ứng tri thức; Dzô dzô ( ăn nhậu thái quá ) v.v… Đ: Đâm bị thóc, chọc bị gạo; Để bụng; Đỏ đen;Đố kỵ;Đùn đẩy; Đua xe v.v… E: Ép buộc ; Ép uổng v.v… G: Gắp lửa bỏ tay người; Gia trưởng;Giả dối;Giàu ghen,khó ghét; Giậu đổ bìm leo v.v… H: Hách dịch;Hiếu chiến; Hòa cả làng; Hô khẩu hiệu suông;Hứa hão; Hút thuốc lá v.v… I: Ích kỷ hại người v.v… K: Khoe khoang ;Khôn lỏi; Không đúng giờ; Không chính kiến; “ Khuỳnh”; Kỳ vĩ v.v… L: Làm láo,báo cáo hay; Làm liều; Làm theo phong trào; Lập lờ nước đôi; Lệ làng;Lý nhẹ hơn tìnhv.v… M: Mạnh ai nấy chạy; Mất đoàn kết khi sung sướng, đầy đủ; Mê tín v.v… N: Ném bùn sang ao; Nịnh trên nạt dưới; Nhai to; Nhậu nhẹt triền miên; Nhổ bậy; Nhếch nhác;Nghĩ ngắn hạn ( tư duy nhiệm kỳ );Ngoáy mũi nơi đông người; Nói dai,nói dài,nói dại; Nói một đằng, làm một nẻo; Nói to nơi công cộng; Nói phách ( nói khoác lác ); Nể nang; Nửa vời v.v… O: Oai hão; Ôm đồm; Ôm rơm rặm bụng; Ông giơ chân giò, Bà thò nậm rượu ( thông đồng làm việc khuất tất ) v.v… P: Phép Vua thua lệ làng; “Phong bì” ( hối lộ); Phô trương; Phung phí v.v… Q: Qua cầu rút ván; Qua loa đại khái; Quan liêu; Quan trọng hóa vấn đề; Quy hoạch treo v.v… R: Ra oai; Ranh vặt; Rượu chè v.v… S: Sai hẹn; Sĩ diện hão; Sính ngoại; Sợ trách nhiệm; Sợ người khác giỏi hơn mình v.v… T: Tâm lý vùng( địa phương hẹp hòi );Tiểu nông, tiểu trí ; Tiểu xảo;Tiểu khí ( tiểu nhân, hạn hẹp ); Tham nhũng; Thấy kẻ sang bắt quàng làm họ;Thụ động; Tư duy nhiệm kỳ; Tự ti dân tộc nhược tiểu v.v… U: Ưa xiểm nịnh; Ức hiếp kể yếu; Ừ hữ cho qua; Ương ngạnh v.v… V: Vặt vãnh; Vẽ vời; Vênh váo ;Vị kỷ;Vị nể; Viển vông;Viết,vẽ bậy nơi công cộng; Vòi vĩnh; Vung tay quá trán v.v… X: Xa dân; Xa rời thực tế; Xả rác nơi công cộng v.v… Y: Ỷ lại; Ỷ quyền thế; Ý thức tập thể,cộng đồng kém v.v… nguồn Saga