Đề Văn thi Đại học Sư phạm Trà vinh – Cao đẳng Cộng động Trà Vinh khối C năm 2003

thich van hoc

Moderator
Thành viên BQT
[f=800]https://server1.vnkienthuc.com/files/3/FilePDF/de-18.pdf[/f]



1. Nam Cao là nhà văn lớn của dân tộc. Ông có sáng tác đăng báo từ năm 1936 nhưng sự nghiệp chỉ thực sự bắt
đầu từ truyện ngắn Chí Phèo (1941)
Sự nghiệp văn học của Nam Cao có hai giai đoạn sáng tác: trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
2. Sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Ông tập trung vào hai đề tài chính:
- Cuộc sống bế tắt của người trí thức tiểu tư sản nghèo: Đời thừa, Sống mòn…
- Cuộc sống tối tăm bi thảm của người nông dân nghèo dưới chế độ thực dân phong kiến: Chí Phèo, Lão
Hạc…
3. Sáng tác của Nam Cao sau cách mạng.
Ông lao mình vào công tác cách mạng và viết thành công về đề tài kháng chiến, Nhật ký ở rừng, Chuyện biên
giới…
Truyện ngắn Đôi mắt được xem là tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao nói riêng và văn nghệ sĩ thời kì đầu
kháng chiến thực dân Pháp nói chung.
4. Phong cách vị trí của Nam Cao.
- Ngòi bút Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy nghĩ và đằm thắm yêu thương. - Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực tiêu biểu. Với một tài năng lớn giàu sức sáng tạo, Nam Cao đã
góp phần quan trọng vào việc cách tân nên văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hóa, xứng đáng là nhà văn
hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Câu 2: Các ý chính
1. Giới thiệu đôi nét về tác phẩm và nhân vật
- Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn rút từ tập Truyện Tây Bắc (1953) của Tô Hoài, phương diện nghệ thuật. Giá
trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm bộc lộ tập trung trong hình tượng nhân vật Mỵ.
- Đây là truyện ngắn có nội dung tư tưởng sâu sắc và có nhiều thành công về phương diện nghệ thuật. Giá
trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm bộc lộ tập trung trong hình tượng nhân vật Mỵ.
2. Diễn biến tâm lý, hành động của nhân vật Mỵ.
Mỵ là cô gái Mông trẻ đẹp, có đủ phẩm chất để được sống hạnh phúc. Nhưng vì nhà nghèo, bố mẹ không trả nổi
món tiền vay nhà thống lý Pá Tra nên Mỵ trở thành con dâu gạt nợ ở gia đình này. Ý thức cuộc sống tủi nhục,
khát vọng sống tự do, Mỵ định tự tử. Nhưng thương bố, Mỵ không nở chết, chấp nhận làm cuộc sống trâu
ngựa…
a. Mùa xuân đến:
- Mỵ náo nức khi đêm tình mùa xuân tới. Mùa xuân tươi đẹp đã tác động đến tâm hồn khô héo của Mỵ.
- Mỵ bồi hồi lắng nghe tiếng sáo gọi bạn đi chơi.
- Mỵ say và sống lại quá khứ tươi đẹp, Mỵ uống nhiều rượu để quyên đi tất cả.
- Mỵ đột nhiên vui sướng và nhận ra mình còn trẻ lắm. Mỵ muốn đi chơi, ở với A Sử, Mỵ chỉ là nô lệ, không hề
có tình yêu, hạnh phúc.
- Tất cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến Mỵ muốn đi chơi: Mỵ khơi đèn thêm, quấn lại tóc,
lấy váy hoa, …bước theo tiếng sáo gọi bạn tình.
b. Trước cảnh A Phủ bị trói:
- Ban đầu Mỵ dửng dưng. Cảnh trói người đến chết ở nhà thống lý là chuyện thường. Đoạn trích là 14 câu giữa,
có vị trí đặc biệt trong mạch vận động của thi tứ.
- Sau Mỵ đồng cảm, thương người: khi nhìn thấy dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má xám đen lại của A
Phủ, Mỵ nhớ lại đã từng bị trói như thế. Thương mình, đồng cảm với người, Mỵ nhận ra tội ác của bọn thống lý:
“chúng nó thật độc ác”.
- Sức mạnh của tình thương người cùng với niềm khao khát tự do trỗi dậy mãnh liệt, tình thế bức bách, Mỵ
quyết định hành động táo bạo: cắt dây trói, cứu A Phủ và cũng là tự cứu mình
3. Đặc điểm tính cách nhân vật Mỵ.
- Mỵ trở thành nạn nhân đau thương, khốn cùng trong nhà thống lý nhưng vẫn tiềm ẩn sức sống, sức phản
kháng mãnh liệt chống lại cường quyền. Đây là sức sống của một con người có nhân phẩm, giàu lòng nhân ái và
niềm khao khát tự do.
- Tâm lý và hành động của Mỵ phát triển từ tự phát đến tự giác, khẳng định sức sống tiềm ẩn của nhân dân Tây
Bắc: ham sống, khao khát tự do, tình người cao đẹp giữa những người cùng chung số phận, sự phản kháng số
phận để cứu người, tự cứu mình.
4. Đặc sắc nghệ thuật:
- Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mỵ tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ nghèo miền núi dưới
chế độ phong kiến thực dân.
- Với chi tiết gợi cảm, nghệ thuật tương phản, dùng cảnh tả tâm trạng…tác giả đã thể hiện được quá trình diễn
biến tâm lý, hành động và sức sống tiềm ẩn của Mỵ một cách chân thật, sinh động, tinh tế, gây ấn tượng, tránh
đựợc lối công thức sơ lược của một số sáng tác cùng thời.
5. Kết luận: - Nhân vật Mỵ thể hiện tài năng nghệ thuật và tấm lòng của nhà văn Tô Hoài. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn
đặc sắc có giá trị hiện thực cao và giá trị nhân đạo sâu.
Tác phẩm là thành tựu của văn xuôi kháng chiến chống thực dân Pháp, ghi dấu sự trưởng thành của Tô Hoài về
đề tài miền núi.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top