Điều tâm đắc nhất ở đề thi đại học lần này chính là câu nghị luận xã hội của cả hai khối C và D. Tuy nhiên, vấn đề xã hội được đặt ra trong câu 3 điểm quả thực là không dễ xử lí ngay cả với những người từng trải.
Ba điều tâm đắc
Đề bài ở cả hai khối đều có 3 câu theo cấu trúc 2 - 3 - 5: 2 điểm cho câu tái hiện kiến thức, 3 điểm cho câu nghị luận xã hội, 5 điểm cho câu nghị luận văn học. Tất cả các dạng đề này đều đã được giới thiệu trong chương trình trung học phổ thông (nâng cao và cơ bản) nên sẽ kiểm tra được một cách toàn diện năng lực của học sinh.
Cả đề khối C và khối D đều có khả năng phát hiện và làm bộc lộ năng lực thực sự của thí sinh. Nghĩa là những thí sinh chỉ có khả năng học vẹt và chỉ quen với lối học vẹt sẽ không thể đáp ứng các yêu cầu của đề bài.
Ảnh: Phạm Hải.
Cụ thể là câu 2 điểm không chỉ yêu cầu tái hiện kiến thức một cách đơn giản - nhất là ở đề của khối D (hỏi về một nét tâm trạng của các nhân vật trong tác phẩm và yêu cầu nhận xét, đánh giá về việc miêu tả nét tâm trạng đó); câu 3 điểm thuộc dạng đề mở - hỏi về một vấn đề xã hội - đòi hỏi học sinh không chỉ có hiểu biết về xã hội mà còn thể hiện được cả chính kiến, quan điểm về vấn đề đó; câu 5 điểm ở cả hai khối đều yêu cầu học sinh vận dụng kĩ năng đọc văn để thể hiện những cảm nhận về đoạn văn, đoạn thơ và chi tiết trong tác phẩm văn học.
Điều tâm đắc nhất ở đề thi đại học lần này chính là câu nghị luận xã hội của cả hai khối C và D.
Vấn đề đặt ra trong đề thi năm nay là thói vô trách nhiệm (đề khối C) và đạo đức giả (đề khối D).
Đây là những hiện tượng đang tồn tại và lây nhiễm ở mức độ đáng báo động trong xã hội hiện nay làm ô nhiễm đời sống tinh thần của cả cộng đồng.
Đặt ra những vấn đề như thế, đề thi đã không chỉ kiểm tra khả năng nhận thức thực tế đời sống, chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội văn minh mà còn có ý nghĩa gợi mở cho thí sinh - những người trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước một lối sống tích cực để sống tốt hơn, đẹp hơn.
Tất nhiên, sẽ là rất chủ quan nếu cho rằng qua một đề văn mà cải thiện lối sống của một con người, thay đổi tư duy và nhận thức của cả xã hội. Nhưng không thể không nhận thấy, ít nhất, vào giây phút giải quyết đề bài, thí sinh sẽ phải suy nghĩ xem thế nào là đạo đức giả, vô trách nhiệm, biểu hiện cũng như tác hại của nó.
Những suy nghĩ như thế luôn cần thiết để người trẻ tự hoàn thiện chính mình. Ngoài ra, không chỉ có thí sinh mà tất cả những ai quan tâm đến kì thi đại học năm nay, khi đọc đề bài sẽ không thể không có những trăn trở nghĩ suy để có được dù chỉ một thoáng giật mình tỉnh thức.
Xã hội chúng ta rất cần có những giây phút giật mình như thế để thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn. Vì lẽ đương nhiên, để thay đổi lối sống, cách sống của cả cộng đồng, những nỗ lực của một hay một vài cá nhân sẽ chỉ như muối bỏ bể.
Những điều còn trăn trở
Sự thay đổi trong cách ra đề là điều cần thiết để loại bỏ dần lối học vẹt, học tủ của học sinh. Song sự thay đổi nào cũng cần một quá trình để học sinh kịp thích ứng.
Trong hai đề thi của khối C và khối D, dư luận chung đánh giá là độ khó của đề khối D cao hơn so với khối C.
Cả ba câu trong đề thi của khối D đề có chức năng phân loại học sinh khi nó vừa đòi hỏi cao về kĩ năng và khả năng đọc - cảm thụ văn chương - mà lại là cảm thụ ở chiều sâu khi đưa ra một đoạn thơ trong một bài thơ tương đối khó hiểu đối với trình độ của học sinh phổ thông và những chi tiết không dễ để đánh giá đầy đủ trong khoảng thời gian hạn chế, lại vừa đòi hỏi khả năng khái quát và tổng hợp kiến thức (để đánh giá được về ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của một nét tâm lí phổ biến ở nhiều nhân vật mà nhà văn mô tả trong tác phẩm, học sinh cần nắm được toàn tác phẩm - gồm cả bối cảnh truyện, sự kiện được mô tả, ý đồ tư tưởng - nghệ thuật của nhà văn...).
Ảnh: Phạm Hải.
Đặc biệt, vấn đề xã hội được đặt ra trong câu 3 điểm quả thực là vấn đề không dễ xử lí ngay cả với những người từng trải. Nói gì thì nói, các em học sinh ở độ tuổi 18, 19 vẫn còn non kém về hiểu biết xã hội bởi đa số vẫn sống trong sự bao bọc của cha mẹ, thầy cô nên đối với các em, việc phân biệt thật - giả đã là khó thì sao có thể có những kiến giải xác đáng về vấn đề "đạo đức giả".
Nên, nếu người ra đề chú ý hơn một chút tới trình độ nhận thức và tâm lí lứa tuổi để ra những vấn đề vừa tầm suy nghĩ của các em thì sẽ thoả đáng hơn.
Còn ở đề thi khối C, tuy độ khó không bằng đề khối D song cũng chỉ phù hợp với trình độ của học sinh khá - giỏi, mà phải là khá - giỏi thực sự.
Đành rằng, nhiều năm nay, đề nghị luận văn học của khối C đều yêu cầu kĩ năng so sánh, đối chiếu, song đối chiếu hai đoạn văn ngắn trong hai bài tuỳ bút vốn được coi là hay nhưng không dễ tiếp nhận thì quả thực có gây bất ngờ cho cả học sinh và giáo viên.
Xưa nay, học sinh mới chỉ quen với yêu cầu cảm thụ đoạn thơ, chưa thực quen với yêu cầu cảm thụ đoạn văn xuôi nên cho một đoạn văn để các em cảm thụ cũng đã là khó, đưa ra hai đoạn văn trong hai tác phẩm khó lại càng khiến các em lúng túng, hoang mang.
Hơn nữa, cả hai đoạn văn được đưa ra trong đề bài đều rất ngắn nên sẽ không ít học sinh rơi vào tình cảnh không có gì để viết.
Kiến nghị
Khi ra đề môn văn, Bộ GD - ĐT có thể xem xét xây dựng cấu trúc đề thi theo mức độ từ dễ đến khó cho các câu hỏi trong đề bài để vừa kiểm tra cơ bản, vừa phân loại được học sinh.
Ở dạng đề nghị luận xã hội, những vấn đề nêu ra cho học sinh bàn luận nên là những vấn đề trong tầm hiểu biết và gắn bó với đời sống của các em.
Bởi, cứ với tình trạng chương trình cồng kềnh, thời gian học (theo phân phối chương trình của Bộ) ít, đề thi lại khó quá thì dù không muốn, học sinh cũng phải tiếp tục tự đầy ải mình trong các "cua" học thêm triền miên bất tận.
Theo VNN.
Ba điều tâm đắc
Đề bài ở cả hai khối đều có 3 câu theo cấu trúc 2 - 3 - 5: 2 điểm cho câu tái hiện kiến thức, 3 điểm cho câu nghị luận xã hội, 5 điểm cho câu nghị luận văn học. Tất cả các dạng đề này đều đã được giới thiệu trong chương trình trung học phổ thông (nâng cao và cơ bản) nên sẽ kiểm tra được một cách toàn diện năng lực của học sinh.
Cả đề khối C và khối D đều có khả năng phát hiện và làm bộc lộ năng lực thực sự của thí sinh. Nghĩa là những thí sinh chỉ có khả năng học vẹt và chỉ quen với lối học vẹt sẽ không thể đáp ứng các yêu cầu của đề bài.
Ảnh: Phạm Hải.
Cụ thể là câu 2 điểm không chỉ yêu cầu tái hiện kiến thức một cách đơn giản - nhất là ở đề của khối D (hỏi về một nét tâm trạng của các nhân vật trong tác phẩm và yêu cầu nhận xét, đánh giá về việc miêu tả nét tâm trạng đó); câu 3 điểm thuộc dạng đề mở - hỏi về một vấn đề xã hội - đòi hỏi học sinh không chỉ có hiểu biết về xã hội mà còn thể hiện được cả chính kiến, quan điểm về vấn đề đó; câu 5 điểm ở cả hai khối đều yêu cầu học sinh vận dụng kĩ năng đọc văn để thể hiện những cảm nhận về đoạn văn, đoạn thơ và chi tiết trong tác phẩm văn học.
Điều tâm đắc nhất ở đề thi đại học lần này chính là câu nghị luận xã hội của cả hai khối C và D.
Vấn đề đặt ra trong đề thi năm nay là thói vô trách nhiệm (đề khối C) và đạo đức giả (đề khối D).
Đây là những hiện tượng đang tồn tại và lây nhiễm ở mức độ đáng báo động trong xã hội hiện nay làm ô nhiễm đời sống tinh thần của cả cộng đồng.
Đặt ra những vấn đề như thế, đề thi đã không chỉ kiểm tra khả năng nhận thức thực tế đời sống, chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội văn minh mà còn có ý nghĩa gợi mở cho thí sinh - những người trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước một lối sống tích cực để sống tốt hơn, đẹp hơn.
Tất nhiên, sẽ là rất chủ quan nếu cho rằng qua một đề văn mà cải thiện lối sống của một con người, thay đổi tư duy và nhận thức của cả xã hội. Nhưng không thể không nhận thấy, ít nhất, vào giây phút giải quyết đề bài, thí sinh sẽ phải suy nghĩ xem thế nào là đạo đức giả, vô trách nhiệm, biểu hiện cũng như tác hại của nó.
Những suy nghĩ như thế luôn cần thiết để người trẻ tự hoàn thiện chính mình. Ngoài ra, không chỉ có thí sinh mà tất cả những ai quan tâm đến kì thi đại học năm nay, khi đọc đề bài sẽ không thể không có những trăn trở nghĩ suy để có được dù chỉ một thoáng giật mình tỉnh thức.
Xã hội chúng ta rất cần có những giây phút giật mình như thế để thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn. Vì lẽ đương nhiên, để thay đổi lối sống, cách sống của cả cộng đồng, những nỗ lực của một hay một vài cá nhân sẽ chỉ như muối bỏ bể.
Những điều còn trăn trở
Sự thay đổi trong cách ra đề là điều cần thiết để loại bỏ dần lối học vẹt, học tủ của học sinh. Song sự thay đổi nào cũng cần một quá trình để học sinh kịp thích ứng.
Trong hai đề thi của khối C và khối D, dư luận chung đánh giá là độ khó của đề khối D cao hơn so với khối C.
Cả ba câu trong đề thi của khối D đề có chức năng phân loại học sinh khi nó vừa đòi hỏi cao về kĩ năng và khả năng đọc - cảm thụ văn chương - mà lại là cảm thụ ở chiều sâu khi đưa ra một đoạn thơ trong một bài thơ tương đối khó hiểu đối với trình độ của học sinh phổ thông và những chi tiết không dễ để đánh giá đầy đủ trong khoảng thời gian hạn chế, lại vừa đòi hỏi khả năng khái quát và tổng hợp kiến thức (để đánh giá được về ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của một nét tâm lí phổ biến ở nhiều nhân vật mà nhà văn mô tả trong tác phẩm, học sinh cần nắm được toàn tác phẩm - gồm cả bối cảnh truyện, sự kiện được mô tả, ý đồ tư tưởng - nghệ thuật của nhà văn...).
Ảnh: Phạm Hải.
Đặc biệt, vấn đề xã hội được đặt ra trong câu 3 điểm quả thực là vấn đề không dễ xử lí ngay cả với những người từng trải. Nói gì thì nói, các em học sinh ở độ tuổi 18, 19 vẫn còn non kém về hiểu biết xã hội bởi đa số vẫn sống trong sự bao bọc của cha mẹ, thầy cô nên đối với các em, việc phân biệt thật - giả đã là khó thì sao có thể có những kiến giải xác đáng về vấn đề "đạo đức giả".
Nên, nếu người ra đề chú ý hơn một chút tới trình độ nhận thức và tâm lí lứa tuổi để ra những vấn đề vừa tầm suy nghĩ của các em thì sẽ thoả đáng hơn.
Còn ở đề thi khối C, tuy độ khó không bằng đề khối D song cũng chỉ phù hợp với trình độ của học sinh khá - giỏi, mà phải là khá - giỏi thực sự.
Đành rằng, nhiều năm nay, đề nghị luận văn học của khối C đều yêu cầu kĩ năng so sánh, đối chiếu, song đối chiếu hai đoạn văn ngắn trong hai bài tuỳ bút vốn được coi là hay nhưng không dễ tiếp nhận thì quả thực có gây bất ngờ cho cả học sinh và giáo viên.
Xưa nay, học sinh mới chỉ quen với yêu cầu cảm thụ đoạn thơ, chưa thực quen với yêu cầu cảm thụ đoạn văn xuôi nên cho một đoạn văn để các em cảm thụ cũng đã là khó, đưa ra hai đoạn văn trong hai tác phẩm khó lại càng khiến các em lúng túng, hoang mang.
Hơn nữa, cả hai đoạn văn được đưa ra trong đề bài đều rất ngắn nên sẽ không ít học sinh rơi vào tình cảnh không có gì để viết.
Kiến nghị
Khi ra đề môn văn, Bộ GD - ĐT có thể xem xét xây dựng cấu trúc đề thi theo mức độ từ dễ đến khó cho các câu hỏi trong đề bài để vừa kiểm tra cơ bản, vừa phân loại được học sinh.
Ở dạng đề nghị luận xã hội, những vấn đề nêu ra cho học sinh bàn luận nên là những vấn đề trong tầm hiểu biết và gắn bó với đời sống của các em.
Bởi, cứ với tình trạng chương trình cồng kềnh, thời gian học (theo phân phối chương trình của Bộ) ít, đề thi lại khó quá thì dù không muốn, học sinh cũng phải tiếp tục tự đầy ải mình trong các "cua" học thêm triền miên bất tận.
Theo VNN.