Để tránh đãng trí, hãy ăn cá

  • Thread starter Thread starter Butco
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butco

New member
Xu
0
Nếu bạn đã cao tuổi và thường xuyên thất lạc chìa khoá cũng như không thể tìm thấy chiếc kính ở đâu vì nó đang đậu ở trên trán, các nhà khoa học khuyên bạn hãy ăn cá để tránh được những "thời khắc già nua" này.

Và càng ăn nhiều cá, càng tốt, nghiên cứu thực hiện tại Na Uy tiết lộ.

Các nhà khoa học phát hiện thấy những người đàn ông và phụ nữ cao tuổi thường xuyên ăn cá thì có trí nhớ tốt hơn, nhận thức rõ ràng hơn, kỹ năng vận động tốt hơn, tập trung hơn, định hướng tốt hơn và thực hiện các bài kiểm tra về từ ngữ lưu loát hơn.

"Tất cả 6 cuộc kiểm tra về nhận thức được thực hiện đều cho thấy người ăn nhiều cá thể hiện tốt hơn", tác giả nghiên cứu, tiến sĩ A. David Smith từ Đại học Oxford, Anh, cho biết. Hơn nữa, ảnh hưởng này mạnh hơn khi việc ăn cá tăng tới ngưỡng khoảng 80 gram mỗi ngày.

Nhóm của Smith đã đánh giá khả năng nhận thức và lượng thức ăn từ cá và đồ biển trung bình mỗi ngày của 2.031 người, tuổi từ 70 đến 74, chọn ra từ các cư dân ở miền tây Na Uy.

Trung bình, 1951 người cho biết họ tiêu thụ trung bình từ 10 gram trở lên mỗi ngày, gồm cá tươi và cá đông lạnh, hoặc cá hộp và đồ biển, hoặc các sản phẩm từ cá như gan cá tuyết hoặc dầu cá. Những người còn lại ăn ít hơn 10 gram mỗi ngày.

Kết quả là, nhóm tiêu thụ nhiều cá hơn thực hiện tốt hơn hẳn so với nhóm lười ăn, tuỳ theo loại cá mà họ dùng. Tốt nhất là cá tươi và cá đông lạnh, kế đến là cá đã qua chế biến, sau cùng là dầu cá.

(Theo Tân Hoa Xã)
 
Tôi ăn cá từ bé, cả cá nước ngọt lẫn nước mặn mà đãng trí còn hơn cả mấy ông đầu bạc. thầy Vinh xem có liệu pháp nào không?
 
Đặc sản Quảng Bình: Gió & Cát


Có một lần, anh bạn người Hà Thành hỏi: Quảng Bình có đặc sản gì nhỉ? Tôi buột miệng trả lời: Gió và Cát anh ạ! Nghĩ mà chạnh lòng nhưng ngẫm thì đúng thật - Thứ gì có nhiều ở một địa danh thì trở thành đặc sản của vùng miền đó, vậy thôi.
Cái thứ gió Lào, chính xác phải gọi là gió phơn tây nam không thì người bạn Lào sẽ tự ái đấy nhưng ngay từ nhỏ tôi đã quen gọi như thế mất rồi, về bản chất thì cũng như bao thứ gió khác; đó là sự dịch chuyển của khối không khí từ vùng áp cao sang vùng áp thấp.

Nhưng nếu xét về mức độ khắc nghiệt thì hiếm có thứ gió nào thổi qua dãy đất hình chữ S sánh bằng. Gió Lào di chuyển theo hướng tây nam, bắt đầu từ nước bạn láng giềng, đến mạn phía tây của dãy Trường Sơn thì trút hết hơi nước ở đấy (chắc để giảm tải), sau khi vượt qua dãy Trường Sơn và đến mạn phía đông thì chỉ còn hơn nóng. Kết quả là vùng đất quảng Bình lãnh trọn cả khối khí hầm hập nóng. Cái nóng của gió cùng cái nắng chang chang của trời đã làm cho người dân Quảng Bình đen đến bùi ngùi mà tôi là một đỉên hình trong số đó!

Đặc sản thứ hai của vùng đất này là cát. Cát Quảng Bình thì không đâu có thể so sánh cả lợng lẫn chất. Dọc theo dãy duyên hải miền trung từ Hà Tỉnh đến Ninh thuận có khoảng 100.000 ha thì ở Quảng Bình có đến 39.000 ha. Một con số biết nói vì ngay cả tỉnh láng giềng Quảng trị đã từng “tự hào” về cát thì con số của tỉnh này cũng mới đạt 13.000 ha.

Quảng Bình đã làm gì và sẽ làm gì với những núi cát này? Không thể nói có nhiều cát chỉ khổ, hàng năm phải nớp nớp cát lấn đất mà phải dốc sức trồng rừng phòng hộ, cát bồi cửa sông để không còn bến đậu cho tàu thuyền….

Thực ra thì người Quảng Bình đã biết đấy nhưng nhiều lúc lực bất tòng tâm. Đầu tiên là dự án xây dựng nhà máy si-líc cát, tiếc thay bài toán kinh tế này không thành, nhà nước không thể gánh nỗi một khi thương trường quá sòng phẳng; Việc chuyên chở sản phẩm từ nơi sản xuất là Quảng Bình đến nơi tiêu thụ là các thành phố lớn quá bất lợi so với chiều ngược lại vì một lẽ đơn giản mà ai cũng biết - sản phẩm của cát ... ôi dễ vỡ. Kết quả là nhà máy si-líc cát được đặt tại thành phố cảng Hải Phòng và Quảng Bình chỉ là nguồn cung cấp cát mà thôi.

Thua keo này ta bày keo khác, không lẽ bó tay sao!? Tại sao Sin-ga-po đi chở cát từ các nơi khác để về làm bãi tắm cho khách du lịch, Mũi Né vây cát để tạo thành những khu du lịch thu hút khách,… mà Quảng Bình có nhiều cát thế lại không. Vậy là Quảng Bình bắt đầu chuyển động đi làm du lịch.

Kết hợp với di sản văn hoá thế giới động Phong Nha, suối nước nóng Lệ Thuỷ, … các bãi cát Đá nhảy, Nhật lệ, Quang phú, … trở thành những bãi biển thu hút khách ngày một đông hơn. Nếu người dân ở Hà thành đã vào đến Cửa Lò - Nghệ An để du lịch biển thì sao lại không thêm một chặng đường ngắn vào Quảng Bình để được tắm mình trong những bãi biển ... đẹp và hoang dã!

Nhưng dù sao thì các tụ điểm du lịch cũng không thể nuôi nổi hơn 80 vạn dân sống trải dài trên 116,04 km dọc theo bờ biển. Làm sao để người dân sống được chính trên những núi cát này. Một chính sách đúng đắn là nuôi tôm: tôm càng xanh, tôm sú - một mô hình nuôi tôm trên cát. Trong những năm gần đây sản lượng tôm của Quảng Bình ngày một tăng. Với 4500 ha cát có thể nuôi được tôm theo mô hình này thì đến nay Quảng Bình mới triển khai được 40 ha (quá khiêm tốn so với Ninh thuận 1500 ha), nhưng trong tương lai con số này sẽ lớn dần cùng sự đổi thay của Quảng Bình khúc ruột miền Trung.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top