ThuyenNhanXaXu
New member
- Xu
- 0
: Để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, hệ thống chính trị nước ta cần phải đổi mới như thế nào?
Đổi mới hệ thống trị là yêu cầu quan trọng của sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay nói chung, của việc thuẹc hiện quyền làm chủ của nhân dân nói riêng.
· Mục tiêu đổi mới hệ thống chính trị
Mục tiêu đổi mới hệ thống chính trị được Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đại hội VII xác định: “là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb,.CTQG, H.2005, tr.327). Phân tích rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý của nhà nước, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
· Yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị là giữ vững ổn định để phát triển,, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò hiệu lực, vai trò quản lý Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm đất nước phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
· Nội dung đổi mới hệ thống chính trị
Sau 20 năm tiién hành cuộc đổi mới, Đại hội X của Đảng Cộng snả Việt Nam xác định cụ thể:
- Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam:
“Đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đáu” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội lần thứ X, Nxb. CTQG, H, 2006, TR.130) là nhiệm vụ then chốt có ý nghĩa sống còn đối với Đnagr và sự nghiệp cách mạng nước ta. Nhiệvụ đổi mới là:
+ Nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ lãnh đạo của đảng.
+ Kiện toàn và đổi mới hoạt động của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngủ đảng viên.
+ Thực hiện nghiêm tíc nguyên tắc tập trung dân chủ trong đảng, tăng cường quan hệ gắn bó của Đảng với nhân dân, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát.
+ Đổi mới tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ.
+ Đổi mới phương thức lãnh đạo Đảng.
- Đối với nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” là nội dung đổi mới quan trọng nhất hiện nay.
Nhiệm vụ cụ thể là:
+ Phát huy dân chủ, xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân.
+ Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về tay nhân dân; quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công, phối hợp các cơ quan trong việc thực hiên quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
+ Tính cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí. Đây vừa là quyết tâm chính trị cao nhất của cả hệ thống chính trị vừa là trách nhiệm hàng đầu của Nhà nước.
- Đối với quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Phải tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội.
+ Hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, tăng hợp lý số lượng đại biểu chuyên trách, phát huy tốt vai trò của đại biểuvà đoàn đại biểu Quốc hội.
+ Tổ chức lại một số Uỷ ban của Quốc hội.
+ Đổi mới quy trình xây dưng luật.
+ Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát cao.
- Đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân:
+ Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và hội quần chúng.
+ Khắc phục tình trạng hành chính hóa, phô trương, hình thức.
+ Làm cốt công tác dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân, và có trách nhiệm với dân.