• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đề thi Văn khối C - 2004 (Có đáp án)

thich van hoc

Moderator
[f=800]https://server1.vnkienthuc.com/files/3/FilePDF/de-13.pdf[/f]




Câu 1:
Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Tràng Giang của nhà thơ Huy Cận, từ đó giúp anh (chị) hiểu gì về tâm trạng
của tác giả.
Câu 2:
Hãy phân tích bài thơ Mới ra tù, tập leo núi để làm nổi những nét đẹp trong tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh.
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng, bụi không mờ
Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh
Trong lại trời Nam nhớ bạn xưa.
(văn học 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2004)
Câu 3:
Phân tích tư tưởng nhân đạo sâu sắc trong truyện ngắn Mùa lạc của nhà văn Nguyễn Khải
GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1: các ý chính
1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ Tràng Giang
- Một buổi chiều mùa thu năm 1939, khi còn là một sinh viên trường cao đẳng Canh Nông Hà Nội, Huy Cận
đứng ở bờ nam bến Chèm ngắm nhìn dòng sông Hồng mênh mông, lòng dạt dào cảm xúc mà viết lên bài thơ
này
- Bài thơ Tràng Giang trích trong tập thơ Lửa thiêng, xuất bản năm 1940.
2. Tâm trạng của nhà thơ.
- Năm 1939, đất nước vẫn chìm trong bóng đêm dưới ách thống trị cảu thực dân phong kiến, Huy Cận cũng là
người trí thức trẻ đang đứng trước nỗi buồn của thời đại trong những năm đen tối đầu thế kỷ XX khi chưa tìm
thấy một con đường đi tới tương lai tươi sáng.
- Đứng trước trời rộng sông dài, đìu hiu vắng lặng, nhà thơ cảm thấy lòng mình cô đơn lạc lõng, bơ vơ trước cái
vô cùng cuả vũ trụ, choáng ngợp trước không gian ba chiều. Tâm trạng của nhà thơ tràn ngập nỗi nhớ nhà, khao
khát kiếm tìm một điều gì đó ấm áp hơn.
- Tâm trạng của Huy Cận ngoài nỗi nhớ, ông còn nhớ về quê hương đất nước như nhận xét của Xuân Diệu:
Tràng Giang là một bài thơ ca hát về non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc.
Câu 2: Các ý chính
1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Sau khi Hồ Chí Minh được trả tự do, sức khỏe yếu, đặc biệt đôi chân đi lại rất khó khăn. Chính vì vậy, người
đi bộ và tập leo núi. Đứng trên đỉnh núi Tây Phong Lĩnh, Hồ Chí Minh làm bài thơ này.
- Bài thơ đăng trên một tờ báo Trung Quốc, Người có ghi chú, “chúc chư huynh bên nhà mạnh khỏe, cố gắng
công tác, ở bên này bình yên”.
2. Phân tích bài thơ
a. Hình ảnh thiên nhiên thấm sâu trong tâm hồn người chiến sĩ.
Qua phân tích những hình ảnh núi non trùng điệp, mây bao phủ dòng sông trong vắt, êm đềm trôi cùng với biện
pháp tu từ so sánh, nhân hóa để tìm thấy một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng trữ tình, từ đó thấy được
một tâm hồn nhạy cảm, một tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của tác giả Hồ Chí Minh - Hình ảnh mây và núi ôm ấp như tâm hồn của Hồ Chí Minh vẫn ôm trọn tình yêu tổ quốc. Hình ảnh lòng sông
gương sáng như tâm hồn trong sáng, một tấm lòng vì nước vì dân hưon một năm trời Hồ Chí Minh bị đọa đày
trong nhà tù Tưởng Giới Thạch.
b. Tâm trạng của Hồ Chí Minh sau khi được trả tự do
Phân tích tâm trạng “bồi hồi” và “nhớ bạn xưa” để thấy được tấm lòng thiết tha yêu nước, ngóng trông về Tổ
Quốc, Hồ Chí Minh mong mỏi được trở về tiếp tục hoạt động với các đồng chí ở trời Nam. Đó là tâm trạng của
người chiến sĩ cộng sản với một tinh thần thép.
3. Ý nghĩa của tác phẩm
- Khẳng định giá trị bài thơ
- Tác dụng của bài thơ
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top