• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đề thi tuyển sinh ĐH Cần Thơ 2001 môn Văn (có đáp án)

thich van hoc

Moderator
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐH CẦN THƠ MÔN VĂN 2001

[f=800]https://server1.vnkienthuc.com/files/3/FilePDF/de-6.pdf[/f]


GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1: Các ý chính:
1. Nam Cao (1915 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Trị, sinh năm 1915, trong một gia đình nông dân làng
Đại Hoàng, thuộc tổng Cao Đà, nay huyện Nam Sang, phú Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Tháng 11 năm 1951,
trên đường vào công tác vùng sau lưng địch thuộc liên khu III Nam Cao đã bị địch phục kích và bị bắn
chết gần Hoàng Đan (Thuộc tỉnh Ninh Bình khi đó) Ông là nhà văn có vị trí hàng đầu trong nền văn học
Việt Nam thế kỷ XX, và là một trong những đại diện xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực trước
1945. Nam Cao cũng là một trong những cây bút tiêu biểu nhất của chặng đầu nền văn học mới sau cách
mạng. Ông được nhà nước ta truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học -nghệ thuật (đợt I -1966)
2. Sáng tác trước cách mạng của Nam Cao tập trung vào hai đề tài chính: người trí thức tiểu tư sản nghèo
và người nông dân nghèo.
- Ở đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo, đáng chú ý nhất là truyện ngắn: những truyện không muốn viết,
Trăng sáng, Đời thừa, Cười, Nước mắt, Mua nhà,… và tiểu thuyết Sống mòn. Khi miêu tả hết sức chân
thực tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của những nhà văn nghèo, “giáo khổ trường tư” học sinh thất nghiệp…
Nam Cao đã làm nổi bật tấn bi kịch tinh thần của họ. Đó là bi kịch về những con người có ý thức sâu sắc
về sự sống, muốn sống có hoài bão, phát triển nhân cách nhưng cứ bị gánh nặng cơm áo hằng ngày là
cho “chết mòn” về tâm hồn.
- Ở đề tài người nông dân nghèo, đáng chú ý nhất là các truyện: Chí Phèo, Trẻ con không được ăn thịt
chó, Mua danh, Tư cách mõ, Điếu văn, Một bữa no, Lão Hạc, Một đám cưới, Dì hảo, Nửa đêm…Ở một
số truyện viết về người nông dân bị lưu hóa, nhà văn lên án mạnh mẽ cái xã hội tàn bạo đã hủy diệt nhân
tính của những con người vốn có bản tính lương thiện.
3. Sau cách mạng tháng tám, Nam Cao có những tác phẩm tiểu biểu: truyện ngắn Đôi Mắt (1948), Nhật ký
ở rừng (1948) và tập bút ký Truyện biên giới (1950). Sáng tác của ông trong thời kỳ này ca ngợi công
cuộc kháng chiến, khẳng định lập trường và thái độ đúng đắn của nhà văn đối với nhân dân và cách
mạng.
Câu 2: Các ý chính
1. Giới thiệu về tác giả tác phẩm.
- Mảnh trăng cuối rừng là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu trong những năm chống Mỹ cứu
nước. Chất thơ, chất lãng mạn là nét đặc sắc của truyện. Truyện tiêu biểu cho bút pháp của nhà văn và
mang những đặc điểm chung của văn học Việt Nam trong giai đoạn này.
- Giới thiệu về nhân vật và các vấn đề cần phân tích: Thông qua nhân vật trung tâm là Nguyệt, một cô
thanh niên xung phong có một vẻ đẹp, cái cao cả hoàn toàn chiến thắng mọi sự hủy diệt cái ác cái xấu.
2. Vẻ đẹp lãng mạn về thể chất của Nguyệt.
Phân tích:
- Nguyệt là một cô thanh niên xung phong có vẻ tuyệt vời. Vẻ đẹp thanh khiết, trong sáng lộng lẫy của
Nguyệt được tác giả đặt trong bối cảnh của chiến trường ác liệt, ngột ngạt khói bom và sự rình rập của
cái chết, nhưng vẫn làm cho Lãm quên đi không khí chiến tranh mà chỉ nhận biết cái đẹp có một không
hai của nhân vật.
Dẫn chứng:
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top