Tâm lí học là một khoa học
Câu 1. Đối tượng của tâm lí học là các hiện tượng:
A. Tâm vật lí;
B. Tâm sinh lí;
C. Tâm lí;
D. Sinh lí
Câu 2. Nhiệm vụ của tâm lí học là:
A. Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lí;
B. Phát hiện các qui luật hình thành, phát triển tâm lí;
C. Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lí;
D. Cả A, B và C.
Câu 3. Tâm lí học hoạt động do các nhà tâm lí học nước nào sáng lập?
A. Vecthairno, Côlơ, Côpca (Đức);
B. C.Rôgiơ, H.Maxlâu (Mĩ);
C. G.Piagiê (Thuỵ Sĩ) và Brunơ (Anh);
D. L.X.Vưgôtxki, X.L.Rubinstein, A.N.Lêônchiev, …(Liên Xô cũ).
Câu 4. Dòng phái tâm lí học do các nhà tâm lí học xô viết sáng lập được gọi là tâm lí học hoạt động, vì coi:
A. Tâm lí là sự phản ánh thế giới khách quan vào não thông qua hoạt động;
B. Tâm lí người được nảy sinh, hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động;
C. Tâm lí của mỗi người là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm lịch sử xã hội, nền văn hoá xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp;
D. Cả A, B và C.
Câu 5. Tâm lí người là bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xẩy ra:
A.Với con người nên chúng gắn liền và điều khiển mọi hoạt động của con người;
B. Trong não người nên chúng gắn liền và điều khiển mọi hoạt động của con người;
C. Trong mỗi cá nhân nên chúng gắn liền và điều khiển mọi hoạt động của con người;
D. Trong não người nên chúng không gắn liền và điều khiển hoạt động của con người.
Câu 6. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào:
A. Mỗi người, thông qua xã hội;
B. Mỗi cá nhân, thông qua chủ thể;
C. Chủ thể này, thông qua các chủ thể khác;
D. Não, thông qua chủ thể.
Câu 7. Hình ảnh của một cuốn sách trong gương và hình ảnh của cuốn sách đó trong não người là:
A. Khác nhau hoàn toàn.
B. Giống nhau hoàn toàn;
C. Giống nhau một phần;
D. Khác nhau một phần.
Câu 8. Hình ảnh tâm lí trong não của mỗi chủ thể khác nhau là:
A. Giống nhau;
B. Khác nhau;
C. Không hoàn toàn khác nhau;
D. Không hoàn toàn giống nhau..
Câu 9. Tâm lí người là sự phản ánh các quan hệ xã hội, nên tâm lí người:
A. Chịu sự quy định một phần của các mối quan hệ xã hội;
B. Hoàn toàn chịu sự quy đinh của các mối quan hệ xã hội;
C. Không chịu sự quy định của các mối quan hệ xã hội;
D. Chịu sự quy định của các mối quan hệ xã hội.
Câu 10. Phản ánh tâm lí là hình thức phản ánh đặc biệt (có tính chủ thể, sinh động và sáng tạo):
A. Có ở tất cả mọi người và động vật;
B. Chỉ có con người;
C. Có cả ở người và động vật bậc cao;
D. Có cả ở người và động vật bậc thấp.
Câu 11. Phản ánh tâm lí là một loại phán ánh đặc biệt. Đó là sự tác động của hiện thực khách quan vào con người tạo ra “hình ảnh tâm lí mang tính:
A. Sinh động, sáng tạo và tính lịch sử cá nhân;
B. Sinh động, sáng tạo và tính xã hội;
C. Sinh động, sáng tạo và tính cá nhân;
D. Sinh động, sáng tạo và tính chủ thể.
Câu 12. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Tâm lí người là sự:
A. Tác động của hiện thực khách quan vào não người thông qua lăng kính chủ quan;
B. Phản ánh của hiện thực khách quan vào não người thông qua lăng kính chủ quan;
C. Tiếp nhận hiện thực khách quan vào não người thông qua lăng kính chủ quan;
D. Tương tác giữa con người với thực khách quan thông qua lăng kính chủ quan;
Câu 13. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan. Do đó hình ảnh tâm lí của các cá nhân là:
A. Hoàn toàn không giống nhau nên không thể “suy bụng ta ra bụng người”;
B. Thường giống nhau nên có thể “suy bụng ta ra bụng người”;
C. Thường khác nhau nên không thể “suy bụng ta ra bụng người”;
D. Giống nhau một phần nên cũng có thể “suy bụng ta ra bụng người”.
Câu 14. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành cái riêng của mỗi người. Do đó tâm lí người có bản chất:
A. Xã hội và tính độc đáo;
B. Xã hội và tính sinh động;
C. Xã hội và tính sáng tạo;
D. Xã hội và tính lịch sử.
Câu 15. Tâm lí người là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là:
A. Hiện tượng tâm sinh lí;
B. Hoạt động tâm lí;
C. Hành động tâm lí;
D. Hiện tượng tâm lí.
Câu 16. Tâm lí có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thế khi nghiên cứu, hình thành và cải tạo tâm lí người, phải nghiên cứu:
A. Bản chất hoạt động và giao tiếp của mỗi người;
B. Quá trình lĩnh hội thế giới khách quan của mỗi người;
C. Hoàn cảnh môi trường, trong đó con người sống và hoạt động.
D. Cơ chế lĩnh hội hiện thực khách quan của từng chủ thể.
Câu 17. Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của cá nhân trong các mối quan hệ với:
A. Thế giới loài người;
B. Các cá nhân khác;
C. Xã hội;
D. Hiện thực khách quan.
Câu 18. Tâm lí của con người là sản phẩm của con người với tư cách là chủ thể xã hội. Vì thế tâm lí con người mang đầy đủ:
A. Nét độc đáo của từng người;
B. Nét riêng biệt của mỗi cá nhân;
C. Dấu ấn xã hội lịch sử của con người.
D. Dấu ấn môi trường sống của từng người.
Câu 19. Tâm lí của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, nền văn hoá xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, hoạt động và giao tiếp của con người trong xã hội đó có tính:
A. Quyết định;
B. Quy định;
C. Quan trọng;
D. Chủ đạo.
Câu 20. Hiện thực khách quan quyết định tâm lí con người, nhưng chính tâm lí con người lại tác động trở lại hiện thực khách quan, bằng tính năng động, sáng tạo của nó thông qua:
A.Thế giới khách quan;
B. Hoạt động và giao tiếp của chủ thể;
C. Môi trường sống và hoạt động của chủ thể;
D. Lăng kính chủ quan.
Câu 21. Tâm lí người mang bản chất xã hội và có tính lịch sử thể hiện ở chỗ:
A. Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan, trong đó nguồn gốc xã hội là yếu tố quyết định;
B. Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của cá nhân trong xã hội;
C. Tâm lí người chịu sự chế ước của lịch sử cá nhân và của cộng đồng;
D. Cả A, B, C.
Câu 22. Tâm lí người là:
A. Do một lực lượng siêu nhiên nào đó sinh ra;
B. Do não sản sinh ra, tương tự như gan tiết ra mật;
C. Sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người, thông qua lăng kính chủ quan;
D. Cả A, B, C.
Câu 23. Tâm lí người có nguồn gốc từ:
A. Não người;
B. Hoạt động của cá nhân;
C. Thế giới khách quan;
D. Giao tiếp của cá nhân.
Câu 24. Phản ánh là:
A. Sự tác động qua lại giữa hệ thống vật chất này với hệ thống vật chất khác và để lại dấu vết ở cả hai hệ thống đó;
B. Sự tác động qua lại của hệ thống vật chất này lên hệ thống vật chất khác;
C. Sự sao chụp hệ thống vật chất này lên hệ thống vật chất khác;
D. Dấu vết của hệ thống vật chất này để lại trên hệ thống vật chất khác.
Câu 25. Phản ánh tâm lí người là:
A. Sự phản ánh có tính chất chủ quan của con người về các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan;
B. Phản ánh tất yếu, hợp quy luật của con người trước những tác động kích thích của thế giới khách quan;
C. Quá trình tác động giữa con người với thế giới khách quan;
D. Sự chuyển hoá trực tiếp thế giới khách quan vào đầu óc con người để tạo thành các hiện tượng tâm lí.
Câu 26. Phản ánh tâm lí người là một loại phản ánh đặc biệt vì:
A. Là sự tác động của thế giới khách quan vào não người;
B. Tạo ra hình ảnh tâm lí mang tính sinh động và sáng tạo;
C. Tạo ra một hình ảnh mang đậm màu sắc cá nhân;
D. Cả A, B, C.
Câu 27. Cùng nhận sự tác động của một sự vật trong thế giới khách quan, nhưng ở các chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lí với mức độ và màu sắc khác nhau. Điều này chứng tỏ:
A. Phản ánh tâm lí người mang tính chủ thể;
B. Thế giới khách quan và sự tác động của nó chỉ là cái cớ để con người tự tạo cho mình một hình ảnh tâm lí bất kì nào đó;
C. Hình ảnh tâm lí không phải là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan;
D. Thế giới khách quan không quyết định nội dung hình ảnh tâm lí của con người;
Câu 28. Hình ảnh tâm lí người mang tính chủ thể được cắt nghĩa bởi:
A. Sự khác nhau về môi trường sống của cá nhân;
B. Sự phong phú của các mối quan hệ xã hội;
C. Những đặc điểm riêng về hệ thần kinh, hoàn cảnh sống và tính tích cực hoạt động của cá nhân;
D. Tính tích cực hoạt động của cá nhân khác nhau.
Câu 29. Tâm lí người khác xa so với tâm lí động vật ở chỗ:
A. Có tính chủ thể;
B. Có bản chất xã hội và mang tính lịch sử;
C. Là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan;
D. Cả A, B, C.
Câu 30. Điều kiện cần và đủ để có hiện tượng tâm lí người là:
A. Có thế giới khách quan và não;
B. Thế giới khách quan tác động vào não;
C. Não hoạt động bình thường;
D. Thế giới khách quan tác động vào não và não hoạt động bình thường;
Câu 31. Những đứa trẻ do động vật nuôi từ nhỏ không có được tâm lí người vì:
A. Môi trường sống quy định bản chất tâm lí người;
B. Các dạng hoạt động và giao tiếp quy định trực tiếp sự hình thành tâm lí người;
C. Các mối quan hệ xã hội quy định bản chất tâm lí người;
D. Cả A, B, C.
Câu 32. Nhân tố tâm lí giữ vai trò cơ bản, có tính quy định trong hoạt động tâm lí người, vì:
A. Tâm lí có chức năng định hướng cho hoạt động con người;
B. Tâm lí điều khiển, kiểm tra và điều chỉnh hoạt động của con người;
C. Tâm lí là động lực thúc đẩy con người hoạt động;
D. Cả A, B, C.
Câu 33. “Mỗi khi đến giờ kiểm tra, Lan đều cảm thấy hồi hộp đến khó tả”. Hiện tượng trên là biểu hiện của:
A. Quá trình tâm lí;
B. Trạng thái tâm lí;
C. Thuộc tính tâm lí;
D. Hiện tượng vô thức.
Câu 34. “Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”
Hiện tượng trên chứng tỏ:
A. Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động, sáng tạo;
B. Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể;
C. Tâm lí người hoàn toàn có tính chủ quan;
D. Cả A, B, C.
Câu 35. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không thể hiện tính chủ thể của sự phản ánh tâm lí người?
A. Cùng nhận sự tác động của một sự vật, nhưng ở các chủ thể khác nhau, xuất hiện các hình ảnh tâm lí với những mức độ và sắc thái khác nhau;
B. Những sự vật khác nhau tác động đến các chủ thể khác nhau sẽ tạo ra hình ảnh tâm lí khác nhau ở các chủ thể;
C. Cùng một chủ thể tiếp nhận tác động của một vật, nhưng trong các thời điểm, hoàn cảnh, trạng thái sức khoẻ và tinh thần khác nhau, thường xuất hiện các hình ảnh tâm lí khác nhau;
D. Các chủ thể khác nhau sẽ có thái độ, hành vi ứng xử khác nhau đối với cùng một sự vật.
Câu 36. Các hiện tượng tâm lí bao gồm:
A. Các quá trình nhận thức;
B. Các quá trình cảm xúc;
C. Các quá trình hành động ý chí;
D. Cả A, B và C.
Câu 37. Các quá trình tâm lí là những hiện tượng tâm lí:
A. Diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc không rõ ràng;
B. Diễn ra trong thời gian tương đối dài, có mở đầu, diễn biến và kết thúc không rõ ràng;
C. Diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng;
D. Diễn ra trong thời gian tương đối dài, có mở đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng.
Câu 38. Các quá trình nhân thức gồm:
A. Cảm xúc, cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng;
B. Cảm giác, tri giác, trí nhớ, chú ý, tư duy, tưởng tượng;
C. Cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng;
D. Cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, ý chí, tưởng tượng.
Câu 39. Các thuộc tính tâm lí cá nhân là:
A. Sự phản ánh những sự vật hiện tượng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của ta;
B. Những hiện tượng tâm lí diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng;
C. Những hiện tương tâm lí tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của mỗi nhân cách;
D. Những hiện tượng tâm lí diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng.
Câu 40. Các trạng thái tâm lí là những hiện tương tâm lí:
A. Bền vững và ổn định nhất trong số các hiện tượng tâm lí người;
B. Diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu, diễn biến và kết thúc không rõ ràng;
C. Diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, việc mở đầu, diễn biến và kết thúc không rõ ràng;
D. Diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng;
Câu 41. Trong các sự kiện sau, đâu là quá trình tâm lí?
A. Cô hình dung cảnh mình được bước vào cổng trường đại học trong tương lai;
B. Đã hàng tháng nay cô luôn hồi hộp mong chờ kết quả thi tốt nghiệp;
C. Cô là người đa cảm và hay suy nghĩ;
D. Hà là một cô gái nhỏ nhắn, xinh đẹp.
Câu 42. Trong các sự kiện sau, đâu là trạng thái tâm lí?
A. Đã hàng tháng nay cô luôn hồi hộp mong chờ kết quả thi tốt nghiệp;
B. Hà là một cô gái nhỏ nhắn, xinh đẹp;
C. Cô là người đa cảm và hay suy nghĩ;
D. Cô hình dung cảnh mình được bước vào cổng trường đại học trong tương lai.
Câu 43. Trong các sự kiện sau, đâu là thuộc tính tâm lí?
A. Cô hình dung cảnh mình được bước vào cổng trường đại học trong tương lai;
B. Cô là người đa cảm và hay suy nghĩ;
C. Hà là một cô gái nhỏ nhắn, xinh đẹp;
D. Đã hàng tháng nay cô luôn hồi hộp mong chờ kết quả thi tốt nghiệp.
Câu 44. Chức năng của tâm lí người là:
A. Giúp định hướng hành động của cá nhân;
B. Động lực thúc đẩy hành động của cá nhân;
C. Điều khiển và điều chỉnh hành động của cá nhân;
D. Cả A, B và C.
Câu 45. Nhờ có chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh mà tâm lí giúp con người không chỉ thích ứng với hoàn cảnh khách quan mà còn nhận thức, cải tạo và sáng tạo ra thế giới. Do đó, có thể nói nhân tố tâm lí có vai trò cơ bản là tính:
A. Sáng tạo;
B. Định hướng;
C. Chủ đạo;
D. Quyết định.
Câu 46. Hiện tượng tâm lí nào sau đây thể hiện chức năng điều chỉnh hoạt động?
A. Hằng sẽ thi vào trường Cao đẳng sư phạm để được gần gũi, chăm sóc mẹ thường xuyên hơn;
B. Để đạt kết quả cao trong học tập, Hằng đã tích cực tìm tòi, học hỏi và đổi mới các phương pháp học tập phù hợp với từng môn học;
C. Nhờ có ước muốn trở thành cô giáo, Hằng ngày càng thích gần gũi với các em và thương yêu các em hơn;
D. Vì thương con, mẹ Hằng đã không quản nắng mưa nuôi con ăn học.
Câu 47. Hiện tượng tâm lí nào sau đây thể hiện chức năng điều khiển hoạt động?
A. Nhờ có ước muốn trở thành cô giáo, Hằng ngày càng thích gần gũi với các em và thương yêu các em hơn
B. Để đạt kết quả cao trong học tập, Hằng đã tích cực tìm tòi, học hỏi và đổi mới các phương pháp học tập phù hợp với từng môn học;
C. Vì thương con, mẹ Hằng đã không quản nắng mưa nuôi con ăn học
D. Hằng sẽ thi vào trường Cao đẳng sư phạm để được gần gũi, chăm sóc mẹ thường xuyên hơn.
Câu 48. Hiện tượng tâm lí nào sau đây thể hiện chức năng định hướng hoạt động?
A. Vì thương con, mẹ Hằng đã không quản nắng mưa nuôi con ăn học;
B. Hằng sẽ thi vào trường Cao đẳng sư phạm để được gần gũi, chăm sóc mẹ thường xuyên hơn;
C. Nhờ có ước muốn trở thành cô giáo, Hằng ngày càng thích gần gũi với các em và thương yêu các em hơn;
D. Để đạt kết quả cao trong học tập, Hằng đã tích cực tìm tòi, học hỏi và đổi mới các phương pháp học tập phù hợp với từng môn học.
Câu 49. Hiện tượng tâm lí nào sau đây thể hiện chức năng là động lực thúc đẩy hoạt động?
A. Vì thương con, mẹ Hằng đã không quản nắng mưa nuôi con ăn học;
B. Để đạt kết quả cao trong học tập, Hằng đã tích cực tìm tòi, học hỏi và đổi mới các phương pháp học tập phù hợp với từng môn học;
C. Nhờ có ước muốn trở thành cô giáo, Hằng ngày càng thích gần gũi với các em và thương yêu các em hơn;
D. Hằng sẽ thi vào trường Cao đẳng sư phạm để được gần gũi, chăm sóc mẹ thường xuyên hơn.
Câu 50. Hiện tượng tâm lí có ý thức được thể hiện trong sự kiện nào sau đây?
A. Vì quá lo lắng, Nam cứ bước đi, đi mãi, qua cả nhà mình lúc nào mà không biết;
B. Sáng ngủ dậy, nhìn bàn tay có vết máu và xác một con muỗi, Nam mới biết đêm qua trong lúc ngủ mình đã đập chết con muỗi khi nó đốt;
C. Hôm nay trong lớp có một trò chơi mới, Nam đã tham gia chơi cùng các bạn;
D. Vì sợ đánh đòn nên Nam nảy ra ý định sẽ không nói cho mẹ biết hôm nay mình bị điểm kém môn Toán.
Câu 51. Hiện tượng tâm lí tiềm thức được thể hiện trong sự kiện nào sau đây?
A. Vì sợ đánh đòn nên Nam nảy ra ý định sẽ không nói cho mẹ biết hôm nay mình bị điểm kém môn Toán;
B. Sáng ngủ dậy, nhìn bàn tay có vết máu và xác một con muỗi, Nam mới biết đêm qua trong lúc ngủ mình đã đập chết con muỗi khi nó đốt;
C. Vì quá lo lắng, Nam cứ bước đi, đi mãi, qua cả nhà mình lúc nào mà không biết;
D. Hôm nay trong lớp có một trò chơi mới, Nam đã tham gia chơi cùng các bạn.
Câu 52. Hiện tượng tâm lí vô thức được thể hiện trong sự kiện nào sau đây?
A. Hôm nay trong lớp có một trò chơi mới, Nam đã tham gia chơi cùng các bạn;
B. Vì sợ đánh đòn nên Nam nảy ra ý định sẽ không nói cho mẹ biết hôm nay mình bị điểm kém môn Toán;
C. Vì quá lo lắng, Nam cứ bước đi, đi mãi, qua cả nhà mình lúc nào mà không biết;
D. Sáng ngủ dậy, nhìn bàn tay có vết máu và xác một con muỗi, Nam mới biết đêm qua trong lúc ngủ mình đã đập chết con muỗi khi nó đốt.
Câu 53. Kết luận sau: “Phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu, phát triển và cải tạo tâm lí người” là được rút ra từ luận điểm:
A. Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan;
B. Tâm lí người có bản chất xã hội;
C. Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp;
D. Tâm lí người mang tính chủ thể.
Câu 54. Kết luận sau: “ Phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hoá xã hội trong đó con người sống và hoạt động” là được rút ra từ luận điểm:
A. Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan;
B. Tâm lí người có bản chất xã hội;
C. Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp;
D. Tâm lí người mang tính chủ thể.
Câu 55. Kết luận sau: “Phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người sống và hoạt động.là được rút ra từ luận điểm”:
A. Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan;
B. Tâm lí người có bản chất xã hội;
C. Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp;
D. Tâm lí người mang tính chủ thể.
Câu 56. Kết luận sau: “Trong các quan hệ ứng xử phải lưu tâm đến nguyên tắc sát đối tượng” là được rút ra từ luận điểm:
A. Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan;
B. Tâm lí người có bản chất xã hội;
C. Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp;
D. Tâm lí người mang tính chủ thể.
Câu 57. Nguyên tắc nghiên cứu tâm lí nào thuộc nội dung mô tả sau: Hoạt động là phương thức hình thành, phát triển và thể hiện tâm lí, ý thức, nhân cách. Đồng thời tâm lí, ý thức, nhân cách định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động?
A. Nguyên tắc quyết định luận;
B. Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức, nhân cách với hoạt động;
C. Nguyên tắc mối liên hệ phổ biến;
D. Nguyên tắc lịch sử cụ thể.
Câu 58. Nguyên tắc nghiên cứu tâm lí nào thuộc nội dung mô tả sau: Môi trường tự nhiên, xã hội thường xuyên vận động và biến đổi không ngừng. Vì thế, tâm lí, ý thức con người cũng thường xuyên vận động và biến đổi?
A. Nguyên tắc quyết định luận;
B. Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức, nhân cách với hoạt động;
C. Nguyên tắc mối liên hệ phổ biến;
D. Nguyên tắc lịch sử cụ thể.
Câu 59. Nguyên tắc nghiên cứu tâm lí nào thuộc nội dung mô tả sau: Các hiện tượng tâm lí của cá nhân không tồn tại riêng rẽ, độc lập, mà chúng thường xuyên quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau?
A. Nguyên tắc quyết định luận;
B. Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức, nhân cách với hoạt động;
C. Nguyên tắc mối liên hệ phổ biến;
D. Nguyên tắc lịch sử cụ thể.
Câu 60. Nguyên tắc nghiên cứu tâm lí nào thuộc nội dung mô tả sau: Tâm lí, ý thức con người có nguồn gốc là thế giới khách quan. Tâm lí định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động, hành vi của con người?
A. Nguyên tắc quyết định luận;
B. Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức, nhân cách với hoạt động;
C. Nguyên tắc mối liên hệ phổ biến;
D. Nguyên tắc lịch sử cụ thể.
Câu 61. Tâm lí người mang tính chủ thể. Vì thế trong dạy học, giáo dục cũng như trong ứng xử phải chú ý đến nguyên tắc:
A. Nguyên tắc quyết định luận;
B. Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức, nhân cách với hoạt động;
C. Nguyên tắc sát đối tượng;
D. Nguyên tắc lịch sử cụ thể.
Câu 62. Việc phân tích các bài báo, các bài kiểm tra, nhật kí, các sản phẩm lao động để biết đặc điểm tâm lí học sinh là thuộc loại phương pháp:
A. Thực nghiệm;
B. Trắc nghiệm;
C. Quan sát;
D. Phân tích sản phẩm hoạt động.
Câu 63. Việc tri giác có chủ định nhằm thu thập tư liệu về đặc điểm của mỗi đối tượng thông qua các hành vi, ngôn ngữ, cử chỉ của đối tượng là thuộc về phương pháp:
A. Thực nghiệm;
B. Trắc nghiệm;
C. Quan sát;
D. Phân tích sản phẩm hoạt động.
Câu 64. Quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong những điều kiện được khống chế, để gây ra ở đối tượng một biến đổi nhất định có thể đo đạc và lượng hoá được là thuộc về phương pháp
A. Thực nghiệm;
B. Trắc nghiệm;
C. Quan sát;
D. Phân tích sản phẩm hoạt động.
Câu 65. Một phép thử dùng để đo lường các yếu tố tâm lí, mà trước đó đã được chuẩn hoá trên một số lượng người đủ tiêu biểu là thuộc về phương pháp:
A. Thực nghiệm;
B. Trắc nghiệm;
C. Quan sát;
D. Phân tích sản phẩm hoạt động.
Câu 66. Phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu tâm lí là phương pháp trong đó:
A. Nhà nghiên cứu tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong những điều kiện đã được khống chế để làm bộc lộ hoặc hình thành ở đối tượng những hiện tượng mình cần nghiên cứu;
B. Việc nghiên cứu được tiến hành trong những điều kiện tự nhiên đối với nghiệm thể;
C. Nghiệm thể không biết mình trở thành đối tượng nghiên cứu;
D. Nhà nghiên cứu tác động tích cực vào hiện tượng mà mình cần nghiên cứu.
Câu 1. Đối tượng của tâm lí học là các hiện tượng:
A. Tâm vật lí;
B. Tâm sinh lí;
C. Tâm lí;
D. Sinh lí
Câu 2. Nhiệm vụ của tâm lí học là:
A. Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lí;
B. Phát hiện các qui luật hình thành, phát triển tâm lí;
C. Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lí;
D. Cả A, B và C.
Câu 3. Tâm lí học hoạt động do các nhà tâm lí học nước nào sáng lập?
A. Vecthairno, Côlơ, Côpca (Đức);
B. C.Rôgiơ, H.Maxlâu (Mĩ);
C. G.Piagiê (Thuỵ Sĩ) và Brunơ (Anh);
D. L.X.Vưgôtxki, X.L.Rubinstein, A.N.Lêônchiev, …(Liên Xô cũ).
Câu 4. Dòng phái tâm lí học do các nhà tâm lí học xô viết sáng lập được gọi là tâm lí học hoạt động, vì coi:
A. Tâm lí là sự phản ánh thế giới khách quan vào não thông qua hoạt động;
B. Tâm lí người được nảy sinh, hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động;
C. Tâm lí của mỗi người là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm lịch sử xã hội, nền văn hoá xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp;
D. Cả A, B và C.
Câu 5. Tâm lí người là bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xẩy ra:
A.Với con người nên chúng gắn liền và điều khiển mọi hoạt động của con người;
B. Trong não người nên chúng gắn liền và điều khiển mọi hoạt động của con người;
C. Trong mỗi cá nhân nên chúng gắn liền và điều khiển mọi hoạt động của con người;
D. Trong não người nên chúng không gắn liền và điều khiển hoạt động của con người.
Câu 6. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào:
A. Mỗi người, thông qua xã hội;
B. Mỗi cá nhân, thông qua chủ thể;
C. Chủ thể này, thông qua các chủ thể khác;
D. Não, thông qua chủ thể.
Câu 7. Hình ảnh của một cuốn sách trong gương và hình ảnh của cuốn sách đó trong não người là:
A. Khác nhau hoàn toàn.
B. Giống nhau hoàn toàn;
C. Giống nhau một phần;
D. Khác nhau một phần.
Câu 8. Hình ảnh tâm lí trong não của mỗi chủ thể khác nhau là:
A. Giống nhau;
B. Khác nhau;
C. Không hoàn toàn khác nhau;
D. Không hoàn toàn giống nhau..
Câu 9. Tâm lí người là sự phản ánh các quan hệ xã hội, nên tâm lí người:
A. Chịu sự quy định một phần của các mối quan hệ xã hội;
B. Hoàn toàn chịu sự quy đinh của các mối quan hệ xã hội;
C. Không chịu sự quy định của các mối quan hệ xã hội;
D. Chịu sự quy định của các mối quan hệ xã hội.
Câu 10. Phản ánh tâm lí là hình thức phản ánh đặc biệt (có tính chủ thể, sinh động và sáng tạo):
A. Có ở tất cả mọi người và động vật;
B. Chỉ có con người;
C. Có cả ở người và động vật bậc cao;
D. Có cả ở người và động vật bậc thấp.
Câu 11. Phản ánh tâm lí là một loại phán ánh đặc biệt. Đó là sự tác động của hiện thực khách quan vào con người tạo ra “hình ảnh tâm lí mang tính:
A. Sinh động, sáng tạo và tính lịch sử cá nhân;
B. Sinh động, sáng tạo và tính xã hội;
C. Sinh động, sáng tạo và tính cá nhân;
D. Sinh động, sáng tạo và tính chủ thể.
Câu 12. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Tâm lí người là sự:
A. Tác động của hiện thực khách quan vào não người thông qua lăng kính chủ quan;
B. Phản ánh của hiện thực khách quan vào não người thông qua lăng kính chủ quan;
C. Tiếp nhận hiện thực khách quan vào não người thông qua lăng kính chủ quan;
D. Tương tác giữa con người với thực khách quan thông qua lăng kính chủ quan;
Câu 13. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan. Do đó hình ảnh tâm lí của các cá nhân là:
A. Hoàn toàn không giống nhau nên không thể “suy bụng ta ra bụng người”;
B. Thường giống nhau nên có thể “suy bụng ta ra bụng người”;
C. Thường khác nhau nên không thể “suy bụng ta ra bụng người”;
D. Giống nhau một phần nên cũng có thể “suy bụng ta ra bụng người”.
Câu 14. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành cái riêng của mỗi người. Do đó tâm lí người có bản chất:
A. Xã hội và tính độc đáo;
B. Xã hội và tính sinh động;
C. Xã hội và tính sáng tạo;
D. Xã hội và tính lịch sử.
Câu 15. Tâm lí người là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là:
A. Hiện tượng tâm sinh lí;
B. Hoạt động tâm lí;
C. Hành động tâm lí;
D. Hiện tượng tâm lí.
Câu 16. Tâm lí có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thế khi nghiên cứu, hình thành và cải tạo tâm lí người, phải nghiên cứu:
A. Bản chất hoạt động và giao tiếp của mỗi người;
B. Quá trình lĩnh hội thế giới khách quan của mỗi người;
C. Hoàn cảnh môi trường, trong đó con người sống và hoạt động.
D. Cơ chế lĩnh hội hiện thực khách quan của từng chủ thể.
Câu 17. Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của cá nhân trong các mối quan hệ với:
A. Thế giới loài người;
B. Các cá nhân khác;
C. Xã hội;
D. Hiện thực khách quan.
Câu 18. Tâm lí của con người là sản phẩm của con người với tư cách là chủ thể xã hội. Vì thế tâm lí con người mang đầy đủ:
A. Nét độc đáo của từng người;
B. Nét riêng biệt của mỗi cá nhân;
C. Dấu ấn xã hội lịch sử của con người.
D. Dấu ấn môi trường sống của từng người.
Câu 19. Tâm lí của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, nền văn hoá xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, hoạt động và giao tiếp của con người trong xã hội đó có tính:
A. Quyết định;
B. Quy định;
C. Quan trọng;
D. Chủ đạo.
Câu 20. Hiện thực khách quan quyết định tâm lí con người, nhưng chính tâm lí con người lại tác động trở lại hiện thực khách quan, bằng tính năng động, sáng tạo của nó thông qua:
A.Thế giới khách quan;
B. Hoạt động và giao tiếp của chủ thể;
C. Môi trường sống và hoạt động của chủ thể;
D. Lăng kính chủ quan.
Câu 21. Tâm lí người mang bản chất xã hội và có tính lịch sử thể hiện ở chỗ:
A. Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan, trong đó nguồn gốc xã hội là yếu tố quyết định;
B. Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của cá nhân trong xã hội;
C. Tâm lí người chịu sự chế ước của lịch sử cá nhân và của cộng đồng;
D. Cả A, B, C.
Câu 22. Tâm lí người là:
A. Do một lực lượng siêu nhiên nào đó sinh ra;
B. Do não sản sinh ra, tương tự như gan tiết ra mật;
C. Sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người, thông qua lăng kính chủ quan;
D. Cả A, B, C.
Câu 23. Tâm lí người có nguồn gốc từ:
A. Não người;
B. Hoạt động của cá nhân;
C. Thế giới khách quan;
D. Giao tiếp của cá nhân.
Câu 24. Phản ánh là:
A. Sự tác động qua lại giữa hệ thống vật chất này với hệ thống vật chất khác và để lại dấu vết ở cả hai hệ thống đó;
B. Sự tác động qua lại của hệ thống vật chất này lên hệ thống vật chất khác;
C. Sự sao chụp hệ thống vật chất này lên hệ thống vật chất khác;
D. Dấu vết của hệ thống vật chất này để lại trên hệ thống vật chất khác.
Câu 25. Phản ánh tâm lí người là:
A. Sự phản ánh có tính chất chủ quan của con người về các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan;
B. Phản ánh tất yếu, hợp quy luật của con người trước những tác động kích thích của thế giới khách quan;
C. Quá trình tác động giữa con người với thế giới khách quan;
D. Sự chuyển hoá trực tiếp thế giới khách quan vào đầu óc con người để tạo thành các hiện tượng tâm lí.
Câu 26. Phản ánh tâm lí người là một loại phản ánh đặc biệt vì:
A. Là sự tác động của thế giới khách quan vào não người;
B. Tạo ra hình ảnh tâm lí mang tính sinh động và sáng tạo;
C. Tạo ra một hình ảnh mang đậm màu sắc cá nhân;
D. Cả A, B, C.
Câu 27. Cùng nhận sự tác động của một sự vật trong thế giới khách quan, nhưng ở các chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lí với mức độ và màu sắc khác nhau. Điều này chứng tỏ:
A. Phản ánh tâm lí người mang tính chủ thể;
B. Thế giới khách quan và sự tác động của nó chỉ là cái cớ để con người tự tạo cho mình một hình ảnh tâm lí bất kì nào đó;
C. Hình ảnh tâm lí không phải là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan;
D. Thế giới khách quan không quyết định nội dung hình ảnh tâm lí của con người;
Câu 28. Hình ảnh tâm lí người mang tính chủ thể được cắt nghĩa bởi:
A. Sự khác nhau về môi trường sống của cá nhân;
B. Sự phong phú của các mối quan hệ xã hội;
C. Những đặc điểm riêng về hệ thần kinh, hoàn cảnh sống và tính tích cực hoạt động của cá nhân;
D. Tính tích cực hoạt động của cá nhân khác nhau.
Câu 29. Tâm lí người khác xa so với tâm lí động vật ở chỗ:
A. Có tính chủ thể;
B. Có bản chất xã hội và mang tính lịch sử;
C. Là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan;
D. Cả A, B, C.
Câu 30. Điều kiện cần và đủ để có hiện tượng tâm lí người là:
A. Có thế giới khách quan và não;
B. Thế giới khách quan tác động vào não;
C. Não hoạt động bình thường;
D. Thế giới khách quan tác động vào não và não hoạt động bình thường;
Câu 31. Những đứa trẻ do động vật nuôi từ nhỏ không có được tâm lí người vì:
A. Môi trường sống quy định bản chất tâm lí người;
B. Các dạng hoạt động và giao tiếp quy định trực tiếp sự hình thành tâm lí người;
C. Các mối quan hệ xã hội quy định bản chất tâm lí người;
D. Cả A, B, C.
Câu 32. Nhân tố tâm lí giữ vai trò cơ bản, có tính quy định trong hoạt động tâm lí người, vì:
A. Tâm lí có chức năng định hướng cho hoạt động con người;
B. Tâm lí điều khiển, kiểm tra và điều chỉnh hoạt động của con người;
C. Tâm lí là động lực thúc đẩy con người hoạt động;
D. Cả A, B, C.
Câu 33. “Mỗi khi đến giờ kiểm tra, Lan đều cảm thấy hồi hộp đến khó tả”. Hiện tượng trên là biểu hiện của:
A. Quá trình tâm lí;
B. Trạng thái tâm lí;
C. Thuộc tính tâm lí;
D. Hiện tượng vô thức.
Câu 34. “Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”
Hiện tượng trên chứng tỏ:
A. Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động, sáng tạo;
B. Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể;
C. Tâm lí người hoàn toàn có tính chủ quan;
D. Cả A, B, C.
Câu 35. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không thể hiện tính chủ thể của sự phản ánh tâm lí người?
A. Cùng nhận sự tác động của một sự vật, nhưng ở các chủ thể khác nhau, xuất hiện các hình ảnh tâm lí với những mức độ và sắc thái khác nhau;
B. Những sự vật khác nhau tác động đến các chủ thể khác nhau sẽ tạo ra hình ảnh tâm lí khác nhau ở các chủ thể;
C. Cùng một chủ thể tiếp nhận tác động của một vật, nhưng trong các thời điểm, hoàn cảnh, trạng thái sức khoẻ và tinh thần khác nhau, thường xuất hiện các hình ảnh tâm lí khác nhau;
D. Các chủ thể khác nhau sẽ có thái độ, hành vi ứng xử khác nhau đối với cùng một sự vật.
Câu 36. Các hiện tượng tâm lí bao gồm:
A. Các quá trình nhận thức;
B. Các quá trình cảm xúc;
C. Các quá trình hành động ý chí;
D. Cả A, B và C.
Câu 37. Các quá trình tâm lí là những hiện tượng tâm lí:
A. Diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc không rõ ràng;
B. Diễn ra trong thời gian tương đối dài, có mở đầu, diễn biến và kết thúc không rõ ràng;
C. Diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng;
D. Diễn ra trong thời gian tương đối dài, có mở đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng.
Câu 38. Các quá trình nhân thức gồm:
A. Cảm xúc, cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng;
B. Cảm giác, tri giác, trí nhớ, chú ý, tư duy, tưởng tượng;
C. Cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng;
D. Cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, ý chí, tưởng tượng.
Câu 39. Các thuộc tính tâm lí cá nhân là:
A. Sự phản ánh những sự vật hiện tượng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của ta;
B. Những hiện tượng tâm lí diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng;
C. Những hiện tương tâm lí tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của mỗi nhân cách;
D. Những hiện tượng tâm lí diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng.
Câu 40. Các trạng thái tâm lí là những hiện tương tâm lí:
A. Bền vững và ổn định nhất trong số các hiện tượng tâm lí người;
B. Diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu, diễn biến và kết thúc không rõ ràng;
C. Diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, việc mở đầu, diễn biến và kết thúc không rõ ràng;
D. Diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu, diễn biến và kết thúc rõ ràng;
Câu 41. Trong các sự kiện sau, đâu là quá trình tâm lí?
A. Cô hình dung cảnh mình được bước vào cổng trường đại học trong tương lai;
B. Đã hàng tháng nay cô luôn hồi hộp mong chờ kết quả thi tốt nghiệp;
C. Cô là người đa cảm và hay suy nghĩ;
D. Hà là một cô gái nhỏ nhắn, xinh đẹp.
Câu 42. Trong các sự kiện sau, đâu là trạng thái tâm lí?
A. Đã hàng tháng nay cô luôn hồi hộp mong chờ kết quả thi tốt nghiệp;
B. Hà là một cô gái nhỏ nhắn, xinh đẹp;
C. Cô là người đa cảm và hay suy nghĩ;
D. Cô hình dung cảnh mình được bước vào cổng trường đại học trong tương lai.
Câu 43. Trong các sự kiện sau, đâu là thuộc tính tâm lí?
A. Cô hình dung cảnh mình được bước vào cổng trường đại học trong tương lai;
B. Cô là người đa cảm và hay suy nghĩ;
C. Hà là một cô gái nhỏ nhắn, xinh đẹp;
D. Đã hàng tháng nay cô luôn hồi hộp mong chờ kết quả thi tốt nghiệp.
Câu 44. Chức năng của tâm lí người là:
A. Giúp định hướng hành động của cá nhân;
B. Động lực thúc đẩy hành động của cá nhân;
C. Điều khiển và điều chỉnh hành động của cá nhân;
D. Cả A, B và C.
Câu 45. Nhờ có chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh mà tâm lí giúp con người không chỉ thích ứng với hoàn cảnh khách quan mà còn nhận thức, cải tạo và sáng tạo ra thế giới. Do đó, có thể nói nhân tố tâm lí có vai trò cơ bản là tính:
A. Sáng tạo;
B. Định hướng;
C. Chủ đạo;
D. Quyết định.
Câu 46. Hiện tượng tâm lí nào sau đây thể hiện chức năng điều chỉnh hoạt động?
A. Hằng sẽ thi vào trường Cao đẳng sư phạm để được gần gũi, chăm sóc mẹ thường xuyên hơn;
B. Để đạt kết quả cao trong học tập, Hằng đã tích cực tìm tòi, học hỏi và đổi mới các phương pháp học tập phù hợp với từng môn học;
C. Nhờ có ước muốn trở thành cô giáo, Hằng ngày càng thích gần gũi với các em và thương yêu các em hơn;
D. Vì thương con, mẹ Hằng đã không quản nắng mưa nuôi con ăn học.
Câu 47. Hiện tượng tâm lí nào sau đây thể hiện chức năng điều khiển hoạt động?
A. Nhờ có ước muốn trở thành cô giáo, Hằng ngày càng thích gần gũi với các em và thương yêu các em hơn
B. Để đạt kết quả cao trong học tập, Hằng đã tích cực tìm tòi, học hỏi và đổi mới các phương pháp học tập phù hợp với từng môn học;
C. Vì thương con, mẹ Hằng đã không quản nắng mưa nuôi con ăn học
D. Hằng sẽ thi vào trường Cao đẳng sư phạm để được gần gũi, chăm sóc mẹ thường xuyên hơn.
Câu 48. Hiện tượng tâm lí nào sau đây thể hiện chức năng định hướng hoạt động?
A. Vì thương con, mẹ Hằng đã không quản nắng mưa nuôi con ăn học;
B. Hằng sẽ thi vào trường Cao đẳng sư phạm để được gần gũi, chăm sóc mẹ thường xuyên hơn;
C. Nhờ có ước muốn trở thành cô giáo, Hằng ngày càng thích gần gũi với các em và thương yêu các em hơn;
D. Để đạt kết quả cao trong học tập, Hằng đã tích cực tìm tòi, học hỏi và đổi mới các phương pháp học tập phù hợp với từng môn học.
Câu 49. Hiện tượng tâm lí nào sau đây thể hiện chức năng là động lực thúc đẩy hoạt động?
A. Vì thương con, mẹ Hằng đã không quản nắng mưa nuôi con ăn học;
B. Để đạt kết quả cao trong học tập, Hằng đã tích cực tìm tòi, học hỏi và đổi mới các phương pháp học tập phù hợp với từng môn học;
C. Nhờ có ước muốn trở thành cô giáo, Hằng ngày càng thích gần gũi với các em và thương yêu các em hơn;
D. Hằng sẽ thi vào trường Cao đẳng sư phạm để được gần gũi, chăm sóc mẹ thường xuyên hơn.
Câu 50. Hiện tượng tâm lí có ý thức được thể hiện trong sự kiện nào sau đây?
A. Vì quá lo lắng, Nam cứ bước đi, đi mãi, qua cả nhà mình lúc nào mà không biết;
B. Sáng ngủ dậy, nhìn bàn tay có vết máu và xác một con muỗi, Nam mới biết đêm qua trong lúc ngủ mình đã đập chết con muỗi khi nó đốt;
C. Hôm nay trong lớp có một trò chơi mới, Nam đã tham gia chơi cùng các bạn;
D. Vì sợ đánh đòn nên Nam nảy ra ý định sẽ không nói cho mẹ biết hôm nay mình bị điểm kém môn Toán.
Câu 51. Hiện tượng tâm lí tiềm thức được thể hiện trong sự kiện nào sau đây?
A. Vì sợ đánh đòn nên Nam nảy ra ý định sẽ không nói cho mẹ biết hôm nay mình bị điểm kém môn Toán;
B. Sáng ngủ dậy, nhìn bàn tay có vết máu và xác một con muỗi, Nam mới biết đêm qua trong lúc ngủ mình đã đập chết con muỗi khi nó đốt;
C. Vì quá lo lắng, Nam cứ bước đi, đi mãi, qua cả nhà mình lúc nào mà không biết;
D. Hôm nay trong lớp có một trò chơi mới, Nam đã tham gia chơi cùng các bạn.
Câu 52. Hiện tượng tâm lí vô thức được thể hiện trong sự kiện nào sau đây?
A. Hôm nay trong lớp có một trò chơi mới, Nam đã tham gia chơi cùng các bạn;
B. Vì sợ đánh đòn nên Nam nảy ra ý định sẽ không nói cho mẹ biết hôm nay mình bị điểm kém môn Toán;
C. Vì quá lo lắng, Nam cứ bước đi, đi mãi, qua cả nhà mình lúc nào mà không biết;
D. Sáng ngủ dậy, nhìn bàn tay có vết máu và xác một con muỗi, Nam mới biết đêm qua trong lúc ngủ mình đã đập chết con muỗi khi nó đốt.
Câu 53. Kết luận sau: “Phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu, phát triển và cải tạo tâm lí người” là được rút ra từ luận điểm:
A. Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan;
B. Tâm lí người có bản chất xã hội;
C. Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp;
D. Tâm lí người mang tính chủ thể.
Câu 54. Kết luận sau: “ Phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hoá xã hội trong đó con người sống và hoạt động” là được rút ra từ luận điểm:
A. Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan;
B. Tâm lí người có bản chất xã hội;
C. Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp;
D. Tâm lí người mang tính chủ thể.
Câu 55. Kết luận sau: “Phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người sống và hoạt động.là được rút ra từ luận điểm”:
A. Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan;
B. Tâm lí người có bản chất xã hội;
C. Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp;
D. Tâm lí người mang tính chủ thể.
Câu 56. Kết luận sau: “Trong các quan hệ ứng xử phải lưu tâm đến nguyên tắc sát đối tượng” là được rút ra từ luận điểm:
A. Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan;
B. Tâm lí người có bản chất xã hội;
C. Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp;
D. Tâm lí người mang tính chủ thể.
Câu 57. Nguyên tắc nghiên cứu tâm lí nào thuộc nội dung mô tả sau: Hoạt động là phương thức hình thành, phát triển và thể hiện tâm lí, ý thức, nhân cách. Đồng thời tâm lí, ý thức, nhân cách định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động?
A. Nguyên tắc quyết định luận;
B. Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức, nhân cách với hoạt động;
C. Nguyên tắc mối liên hệ phổ biến;
D. Nguyên tắc lịch sử cụ thể.
Câu 58. Nguyên tắc nghiên cứu tâm lí nào thuộc nội dung mô tả sau: Môi trường tự nhiên, xã hội thường xuyên vận động và biến đổi không ngừng. Vì thế, tâm lí, ý thức con người cũng thường xuyên vận động và biến đổi?
A. Nguyên tắc quyết định luận;
B. Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức, nhân cách với hoạt động;
C. Nguyên tắc mối liên hệ phổ biến;
D. Nguyên tắc lịch sử cụ thể.
Câu 59. Nguyên tắc nghiên cứu tâm lí nào thuộc nội dung mô tả sau: Các hiện tượng tâm lí của cá nhân không tồn tại riêng rẽ, độc lập, mà chúng thường xuyên quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau?
A. Nguyên tắc quyết định luận;
B. Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức, nhân cách với hoạt động;
C. Nguyên tắc mối liên hệ phổ biến;
D. Nguyên tắc lịch sử cụ thể.
Câu 60. Nguyên tắc nghiên cứu tâm lí nào thuộc nội dung mô tả sau: Tâm lí, ý thức con người có nguồn gốc là thế giới khách quan. Tâm lí định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động, hành vi của con người?
A. Nguyên tắc quyết định luận;
B. Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức, nhân cách với hoạt động;
C. Nguyên tắc mối liên hệ phổ biến;
D. Nguyên tắc lịch sử cụ thể.
Câu 61. Tâm lí người mang tính chủ thể. Vì thế trong dạy học, giáo dục cũng như trong ứng xử phải chú ý đến nguyên tắc:
A. Nguyên tắc quyết định luận;
B. Nguyên tắc thống nhất tâm lí, ý thức, nhân cách với hoạt động;
C. Nguyên tắc sát đối tượng;
D. Nguyên tắc lịch sử cụ thể.
Câu 62. Việc phân tích các bài báo, các bài kiểm tra, nhật kí, các sản phẩm lao động để biết đặc điểm tâm lí học sinh là thuộc loại phương pháp:
A. Thực nghiệm;
B. Trắc nghiệm;
C. Quan sát;
D. Phân tích sản phẩm hoạt động.
Câu 63. Việc tri giác có chủ định nhằm thu thập tư liệu về đặc điểm của mỗi đối tượng thông qua các hành vi, ngôn ngữ, cử chỉ của đối tượng là thuộc về phương pháp:
A. Thực nghiệm;
B. Trắc nghiệm;
C. Quan sát;
D. Phân tích sản phẩm hoạt động.
Câu 64. Quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong những điều kiện được khống chế, để gây ra ở đối tượng một biến đổi nhất định có thể đo đạc và lượng hoá được là thuộc về phương pháp
A. Thực nghiệm;
B. Trắc nghiệm;
C. Quan sát;
D. Phân tích sản phẩm hoạt động.
Câu 65. Một phép thử dùng để đo lường các yếu tố tâm lí, mà trước đó đã được chuẩn hoá trên một số lượng người đủ tiêu biểu là thuộc về phương pháp:
A. Thực nghiệm;
B. Trắc nghiệm;
C. Quan sát;
D. Phân tích sản phẩm hoạt động.
Câu 66. Phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu tâm lí là phương pháp trong đó:
A. Nhà nghiên cứu tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong những điều kiện đã được khống chế để làm bộc lộ hoặc hình thành ở đối tượng những hiện tượng mình cần nghiên cứu;
B. Việc nghiên cứu được tiến hành trong những điều kiện tự nhiên đối với nghiệm thể;
C. Nghiệm thể không biết mình trở thành đối tượng nghiên cứu;
D. Nhà nghiên cứu tác động tích cực vào hiện tượng mà mình cần nghiên cứu.