Sau khi công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2010, Bộ GD-ĐT đã có văn bản hướng dẫn các địa phương tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT.
Học sinh trường THPT Bùi Thị Xuân trong giờ ôn tập - Ảnh: Đ.N.T
Ôn theo chủ đề
Trong văn bản hướng dẫn ôn thi, Bộ GD-ĐT cho biết: Để chuẩn bị thật tốt cho học sinh về kiến thức, kỹ năng và tâm lý khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp, các Sở GD-ĐT chỉ đạo các trường hoàn thành chương trình lớp 12 THPT theo đúng kế hoạch của các Sở GD-ĐT, phù hợp với hướng dẫn kế hoạch năm học của Bộ GD-ĐT và không được cắt xén chương trình đã qui định.
Các trường THPT chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên dạy môn thi tốt nghiệp THPT chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức việc ôn tập, đảm bảo thời gian, tập trung vào những kiến thức kỹ năng cơ bản nằm trong chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12, phù hợp với điều kiện địa phương và khả năng nhận thức của học sinh.
Bên cạnh việc ôn tập trong quá trình dạy học, thực hiện chương trình, sách giáo khoa theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, nhà trường và giáo viên cần tổ chức tốt việc ôn tập cho học sinh theo từng chủ đề: nội dung trong mỗi chủ đề có thể bao gồm kiến thức, kỹ năng của các bài, các chương khác nhau. Đồng thời ôn tập tổng hợp kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12; nội dung tổng hợp của tất cả các chủ đề đã được ôn tập.
Để tổ chức tốt việc ôn tập cho học sinh, Bộ yêu cầu các trường THPT cần chỉ đạo giáo viên chuẩn bị tốt nội dung ôn tập; biên soạn hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp, hướng dẫn, gợi ý trả lời.
Tập trung ôn tập cho học sinh yếu
Về phương thức ôn tập, Bộ GD-ĐT nêu rõ: Các trường cần kết hợp hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn tập; ôn tập theo nhóm và ôn tập chung cả lớp. Kết hợp giữa tự kiểm tra đánh giá của học sinh; kiểm tra, đánh giá trong nhóm học tập và kiểm tra đánh giá chung toàn lớp, toàn trường; chú trọng thu nhận thông tin phản hồi về kết quả ôn tập của học sinh để có điều chỉnh hợp lý.
Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với giáo viên dạy các môn thi tốt nghiệp phân loại học sinh lớp mình theo khả năng nhận thức. Đặc biệt, cần tập trung ôn tập nhiều hơn cho những học sinh học lực yếu. Cử giáo viên có khả năng và kinh nghiệm chuyên môn, những học sinh khá giỏi hỗ trợ thêm, ngoài thời gian ôn tập theo kế hoạch ôn tập của các trường THPT, giúp những học sinh này nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu của kỳ thi.
Theo TNO.
Học sinh trường THPT Bùi Thị Xuân trong giờ ôn tập - Ảnh: Đ.N.T
Ôn theo chủ đề
Trong văn bản hướng dẫn ôn thi, Bộ GD-ĐT cho biết: Để chuẩn bị thật tốt cho học sinh về kiến thức, kỹ năng và tâm lý khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp, các Sở GD-ĐT chỉ đạo các trường hoàn thành chương trình lớp 12 THPT theo đúng kế hoạch của các Sở GD-ĐT, phù hợp với hướng dẫn kế hoạch năm học của Bộ GD-ĐT và không được cắt xén chương trình đã qui định.
Các trường THPT chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên dạy môn thi tốt nghiệp THPT chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức việc ôn tập, đảm bảo thời gian, tập trung vào những kiến thức kỹ năng cơ bản nằm trong chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12, phù hợp với điều kiện địa phương và khả năng nhận thức của học sinh.
Bên cạnh việc ôn tập trong quá trình dạy học, thực hiện chương trình, sách giáo khoa theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, nhà trường và giáo viên cần tổ chức tốt việc ôn tập cho học sinh theo từng chủ đề: nội dung trong mỗi chủ đề có thể bao gồm kiến thức, kỹ năng của các bài, các chương khác nhau. Đồng thời ôn tập tổng hợp kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12; nội dung tổng hợp của tất cả các chủ đề đã được ôn tập.
Để tổ chức tốt việc ôn tập cho học sinh, Bộ yêu cầu các trường THPT cần chỉ đạo giáo viên chuẩn bị tốt nội dung ôn tập; biên soạn hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp, hướng dẫn, gợi ý trả lời.
Tập trung ôn tập cho học sinh yếu
Về phương thức ôn tập, Bộ GD-ĐT nêu rõ: Các trường cần kết hợp hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn tập; ôn tập theo nhóm và ôn tập chung cả lớp. Kết hợp giữa tự kiểm tra đánh giá của học sinh; kiểm tra, đánh giá trong nhóm học tập và kiểm tra đánh giá chung toàn lớp, toàn trường; chú trọng thu nhận thông tin phản hồi về kết quả ôn tập của học sinh để có điều chỉnh hợp lý.
Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với giáo viên dạy các môn thi tốt nghiệp phân loại học sinh lớp mình theo khả năng nhận thức. Đặc biệt, cần tập trung ôn tập nhiều hơn cho những học sinh học lực yếu. Cử giáo viên có khả năng và kinh nghiệm chuyên môn, những học sinh khá giỏi hỗ trợ thêm, ngoài thời gian ôn tập theo kế hoạch ôn tập của các trường THPT, giúp những học sinh này nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu của kỳ thi.
Theo TNO.