Đề thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn 2012 và gợi ý bài làm

Đáp án chính thức và thang chấm điểm của Bộ Giáo Dục về đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp 2012

Đáp án chính thức và thang chấm điểm của Bộ Giáo Dục về đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp 2012

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

Hai con người được nói đến là những nhân vật nào? Vì sao tác giả gọi họ là hai con người côi cút? Hình ảnh hai hạt cát có ý nghĩa gì?

a. Hai con người được nói đến là A. Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a (hoặc Va-niu-ska).0,50

b. Tác giả gọi họ là hai con người côi cút vì A. Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a đều mất hết người thân trong chiến tranh.0,50

c. Hình ảnh hai hạt cát có ý nghĩa:

- Những số phận bé nhỏ, mong manh, là nạn nhân của bão tố chiến tranh.

- Niềm cảm thương của tác giả dành cho các nhân vật.

(Nếu thí sinh chỉ nêu được một trong hai ý trên và có thêm lí giải riêng nhưng hợp lí thì vẫn đạt điểm tối đa của ý c) 0,50
0,50

=> Câu 1(2,0 đ)
Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách; diễn đạt rõ ràng, đủ ý thì đạt điểm tối đa.

Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội

a. Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận: tác hại của thói dối trá. 0,50

- Giải thích:

+ Thói dối trá là lối sống không trung thực nhằm mục đích vụ lợi; suy thoái về đạo đức là sự tha hóa, làm mất dần đi những chuẩn mực đạo đức.

+ Ý kiến nêu lên tác hại của thói dối trá đối với con người và xã hội. 0,50

=> Câu 2 (3,0 đ)

- Bàn luận:
+ Biểu hiện: thói dối trá đang tồn tại ở con người trong nhiều lĩnh vực đời sống. ( 0,5)
+ Tác hại: làm mất niềm tin; tạo ra những giá trị ảo; làm tha hóa đạo đức của con (0,5)
người; làm thiệt hại đến vật chất và tinh thần của xã hội.
+ Lên án, đấu tranh để loại bỏ thói dối trá trong mỗi cá nhân và trong đời sống xã
hội.
0,50
- Bài học nhận thức và hành động: cần thấy sự nguy hại của thói dối trá; cần tu
dưỡng, rèn luyện bản thân để sống trung thực.
0,50
Lưu ý: Nếu thí sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài
khía cạnh và có những suy nghĩ riêng, hợp lí thì vẫn đạt điểm tối đa.

II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)

Theo chương trình Chuẩn

Phân tích đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu

a. Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, thí sinh có thể phân tích đoạn thơ theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,50

- Qua nỗi nhớ những ngày tháng kháng chiến cùng chia ngọt sẻ bùi, người cán bộ về xuôi thể hiện tình cảm chân thành, tha thiết với Việt Bắc. 1,50

- Cuộc sống và con người Việt Bắc đơn sơ, bình dị, gian khổ nhưng lạc quan yêu đời hiện lên qua hoài niệm của người cán bộ kháng chiến. 1,50

- Nghệ thuật: thể thơ lục bát với giọng điệu ngọt ngào, tha thiết; cặp đại từ mình – ta, phép điệp giàu tính truyền thống; ngôn từ giản dị, mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm. 1,00

- Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. 0,50

Câu 3. a (5,0 đ)

Lưu ý: Bài làm của thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau; cơ bản đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa.

Theo chương trình Nâng cao

Phân tích hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân

a. Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; biết cách phân tích một hình tượng văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Tuân và tác phẩm Người lái đò
Sông Đà, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý
cơ bản sau:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận.
0,50

- Sông Đà dữ dằn, hung bạo: đá bờ sông dựng vách thành hiểm trở; mặt ghềnh dữ dội; những hút nước nguy hiểm; thác nước cuồng nộ; trùng vi thạch trận hiểm độc.
1,50

- Sông Đà thơ mộng, trữ tình: dòng chảy mềm mại, tha thướt; sắc nước biến ảo theo mùa; bờ bãi hoang sơ, tĩnh lặng, gợi cảm, giàu chất thơ.
1,00

- Nhà văn đã nhìn, cảm nhận dòng sông bằng tình yêu, niềm say mê tha thiết và miêu tả thành nhân vật văn học có tính cách phức tạp.
0,50

- Nghệ thuật: vận dụng kiến thức uyên bác; liên tưởng so sánh, nhân hóa độcđáo, tài hoa; ngôn ngữ đa dạng, sống động, giàu hình ảnh; câu văn giàu nhạc điệu.
1,00

- Đánh giá chung về ý nghĩa và nghệ thuật khắc họa hình tượng.0,50

Câu 3.b (5,0 đ)

Lưu ý: Bài làm của thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau; cơ bản đạt được các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa.

---------Hết---------

<Mở tệp đính kèm bên dưới>
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

1) Mở bài :

- Giới thiệu luận đề : “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội.”
- Chuyển ý.

2) Thân bài :

a. Giải thích : thế nào là dối trá; suy thoái về đạo đức.

- Dối trá là không trung thực, không thành thật, nói và làm không thống nhất với nhau nhằm một mục đích không tốt đẹp.
- Suy thoái về đạo đức là không tuân theo những chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định, là sự suy sụp và băng hoại về đạo đức. Ví dụ : sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo; “khẩu phật tâm xà”; không tôn trọng luật pháp…

b. Bàn luận :

- Vì sao nói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội?
+ Làm cho mọi người nhìn nhận vấn đề không đúng với bản chất theo ý đồ của mình (dẫn chứng).
+ Làm cho mọi chuẩn mực không được nhìn nhận đúng (dẫn chứng).
+ Gây ra nhiều tác hại nguy hiểm về đạo đức, làm cho cuộc sống không ổn định (dẫn chứng).
+ Tạo ra sự đau khổ và căm ghét trong lòng người khác khi họ biết mình bị dối trá (dẫn chứng).

- Làm thế nào để ngăn chặn thói dối trá trong xã hội :

+ Từ trong gia đình, nhà trường, xã hội phải tôn trọng mọi chuẩn mực về đạo đức đã được quy định.
+ Bản thân mỗi người phải ý thức dối trá được hôm nay không dối trá được mãi mãi.
+ Tuy nhiên đôi khi có những lời nói dối “nhân đạo”. Ví dụ : không nói với người bệnh khi họ bị bệnh nan y hoặc khi muốn dấu đi một sự thật có thể gây nguy hiểm cho người khác.

c. Mở rộng :

- Sống trung thực là biểu hiện cao đẹp nhất của người có nhân cách.
- “Vương quốc của những người nói dối rộng khắp thế gian” chúng ta cần kiên trì, bình tĩnh và có bản lĩnh khi sống chung với những người nói dối, kiên quyết đấu tranh để loại bỏ thói nói dối.

3) Kết luận :

- Khẳng định “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội”.
- Nêu bài học về nhận thức và hành động của bản thân.
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top