ngan trang
New member
- Xu
- 159
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI D 2011-2012
Môn Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1: (2 điểm) Học sinh được chọn 1 trong 2 câu
1.a/ Văn học trong nước:
Tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng được thể hiện như thế nào?
1.b/ Văn học nước ngoài:
Trong tác phẩm “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê, nhà văn đã lặp đi lặp lại chi tiết “những
vòng lượn” của con cá kiếm nhằm mục đích gì?
Câu 2:
Một vị vua nọ cho gọi người thợ kim hoàn của hoàng cung đến và ra lệnh cho anh ta:
- Hãy làm cho ta một chiếc nhẫn và khắc lên đó một câu nói có thể khiến ta biết kiềm chế niềm
vui khi hạnh phúc và phấn chấn khi buồn bã.
Người thợ kim hoàn chẳng gặp khó khăn gì trong việc tạo ra một chiếc nhẫn theo yêu cầu của nhà
vua. Thế nhưng, việc tìm ra câu nói như gợi ý của nhà vua quả là việc nằm ngoài khả năng của anh.
Cuối cùng, người thợ kim hoàn quyết định tìm đến một nhà thông thái và hỏi xin ý kiến của ông.
Nhà thông thái lấy ra một mảnh giấy và viết lên đó dòng chữ “Việc này rồi cũng sẽ qua”
( Trích THE WORD’S BEST INSPIRING STORIES, nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)
Từ câu chuyện trên, hãy viết một bài văn (dài không quá 3 trang) nghị luận về vấn đề được đề cập.
Câu 3: Học sinh được chọn 1 trong 2 câu
3a/
Sinh ra em cũng là người
Kiếp này phận mỏng tội trời – Nở ơi
Ngẩn ngơ nghèo rớt mồng tơi
Hủi cùi, xấu xí hỏi nơi nào nhìn
(Trần Hà, rút trong tập Bến sông ngày trở lại, NXB Hội Nhà văn, 2006)
Có ý kiến cho rằng, trong việc xây dựng nhân vật thị Nở, Nam Cao đã phạm tội mạt sát con người.
Quan điểm của em về ý kiến này thế nào?
3b/
Anh (chị) hãy phân tích sự kết hợp chất chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc trong
đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm)
Môn Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1: (2 điểm) Học sinh được chọn 1 trong 2 câu
1.a/ Văn học trong nước:
Tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng được thể hiện như thế nào?
1.b/ Văn học nước ngoài:
Trong tác phẩm “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê, nhà văn đã lặp đi lặp lại chi tiết “những
vòng lượn” của con cá kiếm nhằm mục đích gì?
Câu 2:
Một vị vua nọ cho gọi người thợ kim hoàn của hoàng cung đến và ra lệnh cho anh ta:
- Hãy làm cho ta một chiếc nhẫn và khắc lên đó một câu nói có thể khiến ta biết kiềm chế niềm
vui khi hạnh phúc và phấn chấn khi buồn bã.
Người thợ kim hoàn chẳng gặp khó khăn gì trong việc tạo ra một chiếc nhẫn theo yêu cầu của nhà
vua. Thế nhưng, việc tìm ra câu nói như gợi ý của nhà vua quả là việc nằm ngoài khả năng của anh.
Cuối cùng, người thợ kim hoàn quyết định tìm đến một nhà thông thái và hỏi xin ý kiến của ông.
Nhà thông thái lấy ra một mảnh giấy và viết lên đó dòng chữ “Việc này rồi cũng sẽ qua”
( Trích THE WORD’S BEST INSPIRING STORIES, nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ Chí Minh)
Từ câu chuyện trên, hãy viết một bài văn (dài không quá 3 trang) nghị luận về vấn đề được đề cập.
Câu 3: Học sinh được chọn 1 trong 2 câu
3a/
Sinh ra em cũng là người
Kiếp này phận mỏng tội trời – Nở ơi
Ngẩn ngơ nghèo rớt mồng tơi
Hủi cùi, xấu xí hỏi nơi nào nhìn
(Trần Hà, rút trong tập Bến sông ngày trở lại, NXB Hội Nhà văn, 2006)
Có ý kiến cho rằng, trong việc xây dựng nhân vật thị Nở, Nam Cao đã phạm tội mạt sát con người.
Quan điểm của em về ý kiến này thế nào?
3b/
Anh (chị) hãy phân tích sự kết hợp chất chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc trong
đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm)