• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đề thi thử ĐH-CĐ môn Ngữ Văn

thu hoang

Moderator
Xu
0
MỘT SỐ ĐỀ THI THỬ ĐH-CĐ MÔN NGỮ VĂN



ĐỀ THI THỬ Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)
Trình bày ngắn gọn những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.

Câu 2 (3,0 điểm)
Vương Dương Minh - một học giả của Trung Quốc cuối thế kỉ XV đã nói: Người không có chí như thuyền không lái, như ngựa không cương, trôi dạt lông bông không ra thế nào cả.
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.

PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai (câu 3.a hoặc 3.b)

Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh có bài thơ sau:
CHIỀU TỐI
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết lò than đã rực hồng.
(Ngữ văn 11 - Tập hai)
Anh/chị hãy làm rõ vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ trên.

Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Truyện ngắn Chí Phèo là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Anh/chị hãy làm rõ tư tưởng nhân đạo mới mẻ của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn này (phần trích trong sách Ngữ văn 11 Nâng cao - Tập một).


……… HẾT ………
 
ĐỀ THI THỬ Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)
Nêu những đặc trưng cơ bản của xu hướng văn học lãng mạn trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 2 (3,0 điểm)
Ngạn ngữ La Tinh có câu: Bạn hãy đề phòng người chỉ đọc một cuốn sách.
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu ngạn ngữ trên.

PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai (câu 3.a hoặc 3.b)

Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm mùa xuân (truyện Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - Ngữ văn 12 - Tập hai).

Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước (Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:

Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đât Nước muôn đời…
(Ngữ văn 12 Nâng cao - Tập hai)

……… HẾT ………
 
ĐỀ BÀI:I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

Câu I. (2,0 điểm)
Anh/ chị hãy cho biết cảm nhận và thái độ của Phùng qua hai phát hiện của anh trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
Câu II. (3,0 điểm)

Nhạc sĩ Pháp S.Gunô có lần nói : “Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận riêng tôi có tài. Ba mươi tuổi tôi đã nói : “Tôi và Môda”. Bốn mươi tuổi tôi nói : “Môda và tôi”. Còn bây giờ tôi chỉ nói : “Môda” ”.
Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu III.a hoặc câu III.b)

Câu III.a: Theo chương trình chuẩn (5.0 điểm)
Một trong những đặc điểm nổi bật của thơ Tố Hữu là giọng thơ tâm tình, ngọt ngào và tính dân tộc đậm đà. Hãy chứng minh điều đó qua đoạn trích Việt Bắc (trích Việt Bắc) của Tố Hữu.

Câu III.b: Theo chương trình nâng cao (5.0 điểm)
Vợ chồng APhủ của Tô Hoài và Vợ nhặt của Kim Lân là hai truyện ngắn đều viết về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động.
Em hãy phân tích hai truyện ngắn trên trong mối quan hệ đối sánh để nêu bật đặc sắc riêng của từng tác phẩm.

 
Thời gian làm bài: 180 phút( không kể thời gian giao đề)


Phần chung cho tất cả các thí sinh

Câu I( 2 điểm).
Những yếu tố ảnh hưởng đến hồn thơ Tố Hữu?

Câu II( 3 điểm).

"Kẻ nào không dám căng buồm, kẻ ấy đã bị neo lại trong sự sợ hãi."
Trình bày suy nghĩ của mình về điều này khi đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời trong một bài văn nghị luận khoảng 600 từ.

Phần tự chọn: Thí sinh chọn câu III.a hoặc câu III.b

Câu III.a. Theo chương trình chuẩn( 5 điểm).
Nhận xét về bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng có ý kiến cho rằng: "Chất lãng mạn hoà hợp với chất bi tráng tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho bài thơ" (SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD).

Câu III.b. Theo chương trình nâng cao(5 điểm).
Nét riêng trong cảm hứng yêu nước thể hiện qua hai đoạn trích:
"...Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về..."
(Trích "Đất Nước" - Nguyễn Đình Thi - SGK Ngữ văn 12 - tập 1- NXBGD)

"Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
(Trích "Mặt đường khát vọng" - Nguyễn Khoa Điềm - SGK Ngữ văn - tập 1- NXBGD).

-----hết-----




 
MÔN THI : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)


PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

CÂU I: (2 điểm)
Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu.

CÂU II: (3 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau đây của A. Lincoln: “Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào”.

PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong 2 câu (câu III.a hoặc câu III.b)

Câu III.a Theo chương trình chuẩn (5 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai hình tượng nhân vật Việt (trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi ) và Tnú (trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành) qua ngòi bút của mỗi nhà văn.

CÂU III.b Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm)

Trong bài thơ Tiếng hát con tàu , Chế Lan Viên có viết một đoạn thơ hay và xúc động về nhân dân:
… Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai ,chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.

Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn ! Chưa mất một phong thư

Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài.
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi…
( Ánh sáng và phù sa, NXB Văn học, Hà Nội, 1960)

Bình giảng đoạn thơ trên .
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top