• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

ĐÈ THI THỬ CỦA THPT năm 2009

  • Thread starter Thread starter yoyoyo
  • Ngày gửi Ngày gửi

yoyoyo

New member
Xu
0
Thử sức Trước Kì Thi

ĐỀ THI SỐ 1
( Thời gian làm bài :180 phút)
I. PHẦN CHUNG
Câu 1: ( 2 điểm )
1) Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số
\[y = \frac{{x - 2}}{{x - 1}}(C).\\]

2) Chứng minh rằng với mọi giá trị thực của \[m\], đường thằng \[y=-x+m (d)\] luôn cắt đồ thị \[(C)\] tại hai điểm phân biệt \[A,B\]. Tìm giá trị nhỏ nhất của độ dài đoạn thằng \[AB\].
Câu 2: ( 2 điểm )
1) Giải phương trình \[{3^{{x^2}}}{.2^{\frac{x}{{2x - 1}}}} = 6.\\]

2)Giải phương trình \[\tan \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right)\tan \left( {x + \frac{\pi }{3}} \right).\sin 3x = {\{\rm \nolimits} {\rm{sinx}} + \sin 2x.\\]
Câu 3: ( 1 điểm )
Tính thể tích hình chóp \[S.ABC\] biết \[SA=a, SB=b, SC=c,\widehat{{\rm{AS}}B} = {60^o},\widehat{BSC} = {90^o},\widehat{CSA} = {120^o}.\\]

Câu 4: ( 1 điểm )
Tính tích phân \[I = \int_0^{\frac{\pi }{2}} {\frac{sinx dx}{(sinx+\sqrt 3.cosx)^3}\]

Câu 5: ( 1 điểm )
Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \[P = \sqrt {\log _2^2x + 1} + \sqrt {\log _2^2y + 1} + \sqrt {\log _2^2z + 4} \\]
trong đó \[xy,z\] là các số dương thỏa mãn điều kiện \[xyz=8\]

II. PHẦN RIÊNG( Thi sinh chỉ làm một trong hai phần)
THEO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Câu 6a: ( 2 điểm )
1) Trong mặt phằng với hệ trục tọa độ vuông góc \[Oxy\], cho hai đường thẳng có phương trình: \[x + y + 1 = 0{\rm{ (}}{d_1});{\rm{ 2}}x - y - 1 = 0{\rm{ (}}{d_2}).\\]
Lập phương trình đường thẳng đi qua điểm \[M(1,1)\] cắt \[(d_1),(d_2)\] tương ứng tại \[A,B \] sao cho \[2\ {MA}\limits^ \to + \ {MB}\limits^ \to = \0\limits^ \to \\].

2)Trong không gian với hệ trục tọa độ vuông góc \[Oxyz\], cho mặt phẳng \[(P)\] có phương trình \[x+2y-2z+1=0\] và hai điểm \[A(1,7,-1);B(4,2,0)\]. Lập phương trình đường thẳng \[(d)\] là hình chiếu vuông góc của đường thẳng \[AB\] trên mặt phẳng \[(P)\].

Câu 7a: ( 1 điểm )
Kí hiệu \[x_1,x_2\] là hai nghiệm phức của phương trình bậc hai \[2x^2-2x+1=0\]. Tính giá trị các số phức \[\frac{1}{{x_1^2}}\\] và \[\frac{1}{{x_2^2}}\\].

THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

Câu 6b: ( 2 điểm )
1) Trong mặt phẳng với hệ tọa độ vuông góc \[Oxy\], cho hyperbol \[(H)\] có phương trình \[\frac{{{x^2}}}{9} - \frac{{{y^2}}}{4} = 1\\]. Giả sư \[(d)\] là một tiếp tuyến thay đổi và \[F\] là một trong hai tiêu điểm của \[(H)\], kẻ \[FM\] vuông góc với \[(d)\]. Chứng minh rằng \[M\] luôn nằm trên một đường tròn cố định, viết phương trình đường tròn đó.

2) Trong không gian với hệ trục tọa độ vuông góc \[Oxyz\], cho ba điểm \[A(1,0,0);B(0,2,0);C(0,0,3).\] Tìm tọa độ trực tâm của tam giác \[ABC\].

Câu 7b: ( 1 điểm )
Người ta sử dụng \[5\] cuốn sách Toán, \[6\] cuốn Vật Lí, \[7\] cuốn Hóa học (các cuốn sách cùng loại giống nhau) để làm giải thưởng cho \[9\] học sinh, mỗi học sinh được hai cuốn sách khác loại. Trong số 9 học sinh trên có hai bạn Ngọc và Thảo. Tìm xác suất để hai bạn Ngọc và Thảo có giải thưởng giống nhau.
NGUYẾN ANH DŨNG ( Hà Nội)​
 
Thử sức Trước Kì Thi 2009
ĐỀ THI SỐ 2
( Thời gian làm bài :180 phút)
I. PHẦN CHUNG
Câu 1: ( 2 điểm )
Cho hàm số \[y = \frac{{2x - 4}}{{x + 1}}(C)\]
1) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị \[(C).\]
2) Tìm trên đồ thị \[(C)\] hai điểm đối xứng nhau qua đường thẳng \[MN\] biết \[M(-3;0)\] và \[N(-1;-1).\]
Câu 2: ( 2 điểm )
1) Giải phương trình \[4{\cos ^4}x - \cos 2x - \frac{1}{2}\cos 4x + \cos \frac{{3x}}{4} = \frac{7}{2}.\]
2)Giải phương trình \[{3^x}.2x = {3^x} + 2x + 1.\]
Câu 3: ( 1 điểm )
Tính tích phân \[I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\left( {\frac{{1 + \sin x}}{{1 + \cos x}}} \right){e^x}dx.}\]
Câu 4: ( 1 điểm )
Cho hình chóp tam giác đều \[S.ABC\] độ dài cạnh bên bằng \[1.\] Các mặt bên hợp với mặt phẳng đáy một góc \[\alpha.\] Tính thể tích hình cầu nội tiếp bởi hình chóp \[S.ABC.\]
Câu 5: ( 1 điểm )
Trong hệ tọa độ Đềcác \[Oxyz\] cho đường thẳng \[l \] có phương trình
\[ x = 2 + 3t \]
\[y = - 2t \]
\[ z = 4 + 2t \]\[(t \in R) \] và hai điểm \[A(1;2; - 1),B(7; - 2;3)\]
Tìm trên đường thẳng \[l \] những điểm sao cho tổng khoảng cách từ đó đến \[A\] và \[ B\] là nhỏ nhất.
II. PHẦN RIÊNG( Thi sinh chỉ làm một trong hai phần)
THEO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Câu 6a: ( 2 điểm )
1) Năm đoạn thẳng có độ dài \[1 cm, 3 cm, 5 cm, 7 cm, 9 cm.\] Lấy ngẫu nhiên ba đoạn thẳng trong năm đoạn thẳng trên. Tìm xác suất để ba đoạn thẳng lấy ra thành một tam giác.
2) Giải hệ phương trình
\[ \begin{cases} x\sqrt x - 8\sqrt y = \sqrt x + y\sqrt y \\ x - y = 5 \\ \end{cases} \]
Câu 7a: ( 1 điểm )
Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số \[y = \frac{{\cos x}}{{{{\sin }^2}x(2\cos x - \sin x)}},\] với \[0 < x \le \frac{\pi }{3}.\]
THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

Câu 6b: ( 2 điểm )
1) Tìm tất cả các giá trị của \[x\] trong khai triển nhị thức Newton: \[{\left( {\sqrt {{2^{\lg (10 - {3^x})}}} + \sqrt[5]{{{2^{(x - 2)\lg 3}}}}} \right)^n}\] biết rằng số hạng thứ sáu của khai triển bằng \[21\] và \[C_n^1 + C_n^3 = 2C_n^2.\]
2) Cho \[\alpha = 3\left( {\cos \frac{{2\pi }}{3} + i\sin \frac{{2\pi }}{3}} \right).\] Tìm các số \[\beta\] sao cho \[{\beta ^3} = \alpha .\]
Câu 7b: ( 1 điểm )
Cho \[a,b,c\] là độ dài ba cạnh của một tam giác có chu vi bằng \[2.\]
Chứng minh rằng \[\frac{{52}}{{27}} \le {a^2} + {b^2} + {c^2} + 2abc < 2.\]

HUỲNH DUY THỦY ( GV THPT Tăng Bạt Hổ, Hoài Nhơn, Bình Định )​
 
[/SIZE]
Thử sức Trước Kì Thi 2009
ĐỀ THI SỐ 3
( Thời gian làm bài :180 phút)
I. PHẦN CHUNG
Câu 1: ( 2 điểm )
Cho hàm số \[y = \frac{{(2m - 1)x - {m^2}}}{{x - 1}}(1)\] ( \[m\] là tham số ).
1) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị \[(C)\] của hàm số \[(1)\] ứng với \[m=-1.\]
2) Tìm \[m\] để đồ thị hàm số \[(1)\] tiếp xúc với đường thẳng \[y=x.\]

Câu 2: ( 2 điểm )
1) Giải phương trình \[\\log _2(x(x + 9)) + {\log _2}\frac{{x + 9}}{x} = 0.\]
2)Giải hệ phương trình \[\begin{cases}{l}{x^2} + {y^2} + \frac{{2xy}}{{x + y}} = 1 \\\sqrt {x + y} = {x^2} - y \\\end{cases}.\]

Câu 3: ( 1 điểm )
1) Tìm giới hạn \[L = {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\ln (1 + {x^2})}}{{{e^{ - 2{x^2}}} - \sqrt[3]{{1 + {x^2}}}}}.\]
2) Tính tích phân \[I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\frac{{\sin xdx}}{{{{\left( {\sin x + \cos x} \right)}^3}}}.} \]

Câu 4: ( 1 điểm )
Cho hình chóp cụt tam giác đều ngoại tiếp một hình cầu bán kính \[r\] cho trước. Tính thể tích hình chóp cụt, biết rằng cạnh đáy lớn gấp đôi cạnh đáy nhỏ.

Câu 5: ( 1 điểm )
Cho phương trình \[\frac{{3{x^2} - 1}}{{\sqrt {2x - 1} }} = \sqrt {2x - 1} + mx\] ( \[m\] là tham số).
Tìm \[m\] để phương trình đã cho có nghiệm duy nhất.

II. PHẦN RIÊNG( Thi sinh chỉ làm một trong hai phần)
THEO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Câu 6a: ( 2 điểm )
1) Trong không gian với hệ tọa độ \[Oxyz\] cho mp\[(P)\] có phương trình \[x+y+z+3=0\]; đường thẳng \[d\] có phương trình \[\frac{{x + 1}}{1} = \frac{{y - 2}}{{ - 2}} = \frac{z}{1}\] và các điểm \[A(3;1;1); B(7;3;9); C(2;2;2).\]
a) Viết phương trình mặt phẳng \[(Q)\] chứa đường thẳng \[ d \] và song song với mp\[(P)\].
b) Tìm tọa độ điểm \[M\] thuộc mp\[ (P)\] sao cho \[\left| {\ {MA}\limits^ \to + {2MB}\limits^ \to + {3MC}\limits^ \to } \right|\] nhỏ nhất.

2) Cho đường tròn \[(C): x^2+y^2-6x-2y+1=0.\]
Viết phương trình đường thẳng \[d\] đi qua \[M(0;2)\] và cắt \[(C)\] theo một dây cung có độ dài \[l=4.\]

Câu 7a: ( 1 điểm )
Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên \[n\] ( với \[n>2\]), ta có \[n^n(n-2)^{n-2}>(n-1)^{2(n-1)}.\]

THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

Câu 6b: ( 2 điểm )
1) Trong không gian với hệ tọa độ \[Oxyz\] cho mặt phẳng \[(\alpha )\] có phương trình: \[3x+2y-z+4=0\] và hai điểm \[A(4;0;0)\] và \[B(0;4;0).\] Gọi \[I\] là trung điểm của đoạn \[AB\]. Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng \[AB\] với mặt phẳng \[(\alpha )\] và xác định tọa độ điểm \[K\] sao cho \[KI\] vuông góc với mặt phẳng \[(\alpha )\], đồng thời \[K\] cách đều gốc tọa độ \[O\] và mặt phẳng \[(\alpha ).\]

2) Cho elip \[(E)\] có phương trình \[\frac{{{x^2}}}{{100}} + \frac{{{y^2}}}{{25}} = 1.\]
Tìm các điểm \[M\] thuộc \[(E)\] nhìn hai tiêu điểm của elip \[(E)\] dưới một góc \[120^o.\]

Câu 7b: ( 1 điểm )
Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên \[n\] ( với \[n \ge 2\]), ta có \[{\ln ^2}n > \ln (n - 1).\ln (n + 1).\]

NGUYÊN VĂN THÔNG ( GV THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng )​
 
Thử sức Trước Kì Thi 2009
ĐỀ THI SỐ 4
( Thời gian làm bài :180 phút)
I. PHẦN CHUNG
Câu 1: ( 2 điểm )
1) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số \[y = {x^3} - x.\]

2) Dựa vào đồ thị, biện luận theo \[m\] số nghiệm của phương trình \[{x^3} - x = {m^3} - m.\]

Câu 2: ( 2 điểm )
1) Giải phương trình \[{\cos ^2}x + \cos x + {\sin ^3}x = 0.\]

2)Giải phương trình \[{(3 + 2\sqrt 2 )^x} - 2{(\sqrt 2 - 1)^x} - 3 = 0.\]

Câu 3: ( 1 điểm )
Cho hình chóp tứ giác \[S.ABCD\] có đáy \[ABCD\] là hình thang vuông tại \[A\] và \[D\]. Biết \[AB=AD=a\], \[CD=2a\], cạnh bên \[SD\] vuông góc với mặt phẳng \[ (ABCD)\] và \[SD=a\]. Tính thể tích tứ diện \[ASBC\] theo \[a.\]

Câu 4: ( 1 điểm )
Cho \[I = \int\limits_0^{\ln 2} {\frac{{2{e^{3x}} + {e^{2x}} - 1}}{{{e^{3x}} + {e^{2x}} - {e^x} + 1}}} dx.\] Tính \[e^I.\]

Câu 5: ( 1 điểm )
Cho tam giác \[ABC\]. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:
\[P = \sqrt {\frac{{\left( {1 + {{\tan }^2}\frac{A}{2}} \right)\left( {1 + {{\tan }^2}\frac{B}{2}} \right)}}{{1 + {{\tan }^2}\frac{C}{2}}}} + \sqrt {\frac{{\left( {1 + {{\tan }^2}\frac{B}{2}} \right)\left( {1 + {{\tan }^2}\frac{C}{2}} \right)}}{{1 + {{\tan }^2}\frac{A}{2}}}} + \sqrt {\frac{{\left( {1 + {{\tan }^2}\frac{C}{2}} \right)\left( {1 + {{\tan }^2}\frac{A}{2}} \right)}}{{1 + {{\tan }^2}\frac{B}{2}}}} \]

II. PHẦN RIÊNG( Thí sinh chỉ làm một trong hai phần)
THEO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Câu 6a: ( 2 điểm )
1) Trong mặt phẳng với hệ tọa độ \[Oxy\] cho đường tròn \[(C): x^2+y^2-4y-5=0.\] Hãy viết phương trình đường tròn \[(C')\] đối xứng với đường tròn \[(C)\] qua điểm \[M\left( {\frac{4}{5};\frac{2}{5}} \right).\]

2) Viết phương trình tham số của đường thẳng \[(d)\] đi qua điểm \[I(1;5;0)\] và cắt hai đường thẳng
và \[{\Delta _2}:\frac{x}{1} = \frac{{y - 2}}{{ - 3}} = \frac{z}{{ - 3}}.\]

Câu 7a: ( 1 điểm )
Cho tập hợp \[D = \left\{ {x \in |{x^4} - 13{x^2} + 36 \le 0} \right\}.\] Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \[y=x^3-3x\] trên \[D.\]

THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

Câu 6b: ( 2 điểm )
1) Biết elip\[({E_1}):\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\] và elip\[({E_2}):\frac{{{x^2}}}{{12}} + \frac{{{y^2}}}{3} = 1\] có tiêu điểm chung \[F_1\] và \[F_2,\] cùng đi qua điểm \[M\] nằm trên đường thẳng \[x-y+6=0.\] Tìm vị trí điểm \[M\] để trục lớn của \[(E_1)\] là nhỏ nhất.

2) Viết phương trình đường vuông góc chung của hai đường thẳng
\[{d_1}:\frac{{x - 7}}{1} = \frac{{y - 3}}{2} = \frac{{z - 9}}{{ - 1}}\] và

Câu 7b: ( 1 điểm )
Giải phương trình \[{z^3} + (1 - 2i){z^2} + (1 - i)z - 2i = 0\]
biết rằng phương trình có một nghiệm thuần ảo.


TRẦN VĂN HẠNH ( GV trường ĐH Phạm Văn Đồng, Quảng Ngãi )​


P/s:đề nghị admin coi lại phần latex hok viết dược hệ pt
 
Yoyoyo chú ý này: Viết hệ bằng lệnh: \begin{cases} phương trình 1 \\ phương trình 2 \\ phương trình 3 \\ ..... \\ phương trình n \end{cases}
 
Yoyoyo chú ý này: Viết hệ bằng lệnh: \begin{cases} phương trình 1 \\ phương trình 2 \\ phương trình 3 \\ ..... \\ phương trình n \end{cases}

bác cứ thử xem cháu đã dùng nút lệnh đó rồi nhưng lực bất tòng tâm :D:D nó vẫn ''y nguyên xì cũ''
Xem lại đi : \[\begin{cases} x=1 \\ x=2 \\ x=3 \\ x=4 \\ x=5 \\ x=6 \\ x=7 \\ x=8 \end{cases}\]
 
Thử sức Trước Kì Thi 2009
ĐỀ THI SỐ 5
( Thời gian làm bài :180 phút)
I. PHẦN CHUNG
Câu 1: ( 2 điểm )
Cho hàm số \[y = {x^3} - (4m + 3){x^2} + (15m + 1)x - 9m - 3{\rm{ }}(1)\]
1) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số \[(1)\] khi \[m=0.\]
2) Tìm \[m\] sao cho đồ thị hàm số \[(1)\] cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt \[A,B,C\] có hoành độ theo thứ tự đó lập thành cấp số cộng. Biết rằng hoành độ của điểm \[A\] nhỏ hơn \[3\], hoành độ của điểm \[C\] lớn hơn \[3.\]

Câu 2: ( 2 điểm )
1) Giải bất phương trình \[\sqrt {2{x^2} + 8x + 6} + \sqrt {{x^2} - 1} \le 2x + 2.\]
2)Giải phương trình \[{\tan ^2}x + {\cot ^2}x + \frac{1}{{\sin 2x}} = 3.\]

Câu 3: ( 1 điểm )
Tính tích phân \[I = \int\limits_{\frac{{1 + \sqrt 5 }}{2}}^{\frac{{7 + \sqrt {53} }}{2}} {\frac{{({x^2} + 1)({x^2} + 2x - 1)}}{{{x^6} + 14{x^3} - 1}}} dx.\]

Câu 4: ( 1 điểm )
Cho hình lập phương \[ABCD.{A_1}{B_1}{C_1}{D_1},\] biết bán kính hình cầu nội tiếp tứ diện \[AC{B_1}{D_1}\] là \[r.\] Hãy tính thể tích hình lập phương theo \[r.\]

Câu 5: ( 1 điểm )
Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số : \[y = \left| x \right| + \left| {\frac{{{x^2} - 2}}{{x + 2}}} \right|.\]

II. PHẦN RIÊNG( Thi sinh chỉ làm một trong hai phần)
THEO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Câu 6a: ( 2 điểm )
Trong không gian hệ tọa độ \[Oxyz\], cho các đường thẳng :
\[{d_1}:\frac{{x - 1}}{1} = \frac{{y - 1}}{2} = \frac{{z - 1}}{2};{\rm{ }}{d_1}:\frac{x}{1} = \frac{{y + 1}}{2} = \frac{{z - 3}}{{ - 2}}.\]
1) Chứng minh rằng \[d_1\] và \[d_2\] cắt nhau. Viết phương trình mặt phẳng \[(\alpha )\] chứa \[d_1\] và \[d_2\].
2) Viết phương trình đường thẳng \[d_3\] đi qua \[A(2;3;1)\] và tạo với hai đường thẳng \[d_1\], \[d_2\] một tam giác cân có đỉnh giao điểm của \[d_1\], \[d_2\].

Câu 7a: ( 1 điểm )
Cho \[a,b,c\] là các số thực thỏa mãn \[a+b+c=0.\]
Chứng minh bất đẳng thức:
\[{\rm{ }}{27^a} + {27^b} + {27^c} \ge {3^a} + {3^b} + {3^c}.\]

THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

Câu 6b: ( 2 điểm )
Trong không gian với hệ tọa độ \[Oxyz,\] cho đường thẳng
mimetex.cgi
.
Đường thẳng \[d_2\] là giao tuyến của hai mặt phẳng \[(P):2x-y-1=0\] và \[(Q):2x+y+2z-5=0.\]
1) Chứng minh rằng \[d_1\] và \[d_2\] cắt nhau. Viết phương trình mặt phẳng \[(\alpha )\] chứa \[d_1\] và \[d_2\].
2) Gọi \[I\] là giao điểm của \[d_1\] và \[d_2\]. Viết phương trình đường thẳng \[d_3\] đi qua \[A(2;3;1)\] và tạo với hai đường thẳng \[d_1\], \[d_2\] một tam giác cân tại đỉnh \[I.\]

Câu 7b: ( 1 điểm )

Giải hệ phương trình:
\[ \begin{cases} 4^{\log _{3}xy} = 2 + (xy)^{\log _{3}2} \\ \log _{4}(x^{2} + y^{2}) + 1 = \log _{4}2x + \log _{4}(x + 3y) \\ \end{cases}\]

NGUYỄN THANH GIANG ( GV trường THPT chuyên Hưng Yên )​
 
thủ làm mấy bài của đề 5

câu 1:1.tự ks
2. hoành độ giao điểm của dths với trục hoành là nghiệm của pt;
\[ {x^3} - (4m + 3){x^2} + (15m + 1)x - 9m - 3{\rm{ }}=0\]

\[<=>(x-3).(x^2-4.m.x+3.m+1)=0\]

\[<=>x=3\] hoặc \[x^2-4.m.x+3.m+1=0(*)\]

\[ycbt<=>x_A<x_B=3<x_C\]

vì \[x_A,x_C\] là nghiệm của pt (*) nên theo định lí viét có \[x_A+x_C=4m\]

theo gt:\[x_A;x_B;x_C\] lập thành\[ CSC <=>x_A+x_C=2x_B<=>4m=6<=>m=\frac 32\]
ĐK đủ : thử lại với \[m=\frac 32\]

câu 2
a, tách \[ \frac{1}{{\sin 2x}}=\frac{sin^2x+cos^2x}{2.cosx.sin x}=\frac 12.(tan x+cotx)\]
b,1) [/COLOR]Giải bất phương trình \[\sqrt {2{x^2} + 8x + 6} + \sqrt {{x^2} - 1} \le 2x + 2.(1)\]

DK
\[x \le -3, x=-1, x \ge 1\]

\[+ x=-1\] là 1 nghiệm của bpt (1)
\[+ x \ge 1\] khi đó\[ (1)<=> \sqrt{(x+1).(2x+6)}+\sqrt{(x+1).(x-1)} \le 2. \sqrt{(x+1).(x+1)}<=> \sqrt{2x+6}+\sqrt{x-1} \le 2. \sqrt{x+1}<=>2.\sqrt{(2x+6).(x-1)} \le \sqrt{(x-1).(x-1)} \]--->OK

Câu 7a:[/COLOR][/U] ( 1 điểm )
Cho \[a,b,c\] là các số thực thỏa mãn \[a+b+c=0.\]
Chứng minh bất đẳng thức:
\[{\rm{ }}{27^a} + {27^b} + {27^c} \ge {3^a} + {3^b} + {3^c}.\]

đặt \[x=3^a,y=3^b;z=3^c (x,y,z>0)\]

theo gt:\[a+b+c=0--->x.y.z=1\]

theo co-si \[x+y+z \ge 3.\sqrt[3]{x.y.z}=3\]

Mà:
\[x^3+1+1 \ge 3.x <=>x^3 \ge 3.x-2\]

cmtt:

\[y^3 \ge 3.y-2\]

\[Z^3 \ge 3.z-2\]
Vậy:
\[x^3+y^3+z^3 \ge 3.(x+y+z)-6=2.(x+y+z-3)+(x+y+z) \ge (x+y+z)\]

\[=>dpcm\]
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top