Đề thi năm 2001-2002 khối C – Đại học Sư phạm và khối C Đại học Luật Hà Nội (Môn Văn - có đáp án)

thich van hoc

Moderator
Thành viên BQT
Đề thi năm 2001-2002 khối C – Đại học Sư phạm và khối C Đại học Luật Hà Nội

[f=800]https://server1.vnkienthuc.com/files/3/FilePDF/de-11.pdf[/f]



Câu 1:
Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao và truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân đều viết về tình cảh người nông dân
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
a. Phân tích những khám phá riêng của mỗi tác giả về số phận và cảnh ngộ của người nông dân trong mỗi
tác phẩm.
b. Chỉ ra sự khác nhau trong cách kết thúc của hai thiên truyện. Giải thích vì sao có sự khác nhau ấy. Nêu ý
nghĩa của mỗi cách kết thúc.
c. Phân tích nét đặc sắc trong tư tửơng nhân đạo của mỗi tác phẩm.
Câu 2. Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1:
Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống và chính vì vậy mà ta thấy có một đề tài đã trở nên quá quen thuộc trong
văn học: Đề tài số phận, tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đã có rất nhiều
tác phẩm cho thấy đây là cái nghèo khổ của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Nhưng có lẽ
đến Nam Cao, người ta mới thấy được cái nỗi khổ tột cùng ấy, nỗi khổ của một số phận bị chà đạp, mất hết cả
nhân hình, nhân tính, nỗi khổ vi cự tuyệt quyền làm người. Và đến Vợ Nhặt của Kim Lân là nỗi khổ của những
thân phận rẻ rúng trong cái đói cái nghèo. Thành công của hai tác phẩm không phải là đề tài mà là ở sự phát
hiện cái mới, cái riêng chưa hề có trong văn học.
Dù mỗi tác phẩm có một hướng đi khác nhau, nhưng quy tụ lại vẫn là để nói sao cho được hết cái số phận
nghèo khổ, cảnh ngộ bần cùng của người nông dân bằng những tấm lòng nhân đạo cao cả nhất.
a. Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan ra đời đã nói lên được nỗi thống
khổ của người dân trong xã hội cũ. Nhưng người ta nói rằng phải đến khi Chí Phèo “ngật ngưỡng” bước
ra từ trang sách thì cái nỗi khổ ấy mới được tái hiện một cách đầy đủ nhất.
b. Chí Phèo được xem như kiệt tác của Nam Cao, viết vào năm 1941. Tác phẩm ra đời gây tiếng vang lớn,
nó đưa Nam Cao lên đỉnh cao cảu thành công nghệ thuật. Bởi bản thân tác phẩm mặc dù đi theo đề tài
cũ song lại có một sự khám phá mới mẻ, khám phá về cuộc sống của người nông dân trong tận cùng của
nỗi khổ, trong bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, khao khát, ước mơ một cuộc sống lương thiện,
nhưng lại bị chà đạp tàn bạo về nhân phẩm khiến người không được làm người, mà là quỷ dữ, bị xã hội
xa lánh.
Cùng một đề tài về người nông dân, song Kim Lân lại tìm cho mình một hướng đi khác. Trong tác phẩm Vợ
Nhặt ta thấy được tình cảnh khốn cùng của người nông dân trong nạn đói 1945, thân phận và cảnh ngộ của
người nông dân.
Đọc xong tác phẩm Chí Phèo ta thấy không khỏi xót thương cho thân phận người nông dân. Nhìn toàn bộ
khung cảnh của nông thôn Việt Nam lúc đó như một “khu vườn hoang cuối mùa” mà ở đó người nông dân phải
chịu sự hà hiếp, đục khoét của bọn cường hào. Bọn cường hào địa chủ trong làng dùng trong làng dùng những thủ đoạn dã man đẩy người nông dân vào bước đường cùng không lối thoát. Như Năm Thọ, Binh Chức và đến
Chí Phèo đều là những nạn nhân của những thủ đoạn tàn bạo ấy. Năm Thọ, Binh Chức là những người hiền
lành nhưng ở tù về đều trở thành kẻ lưu manh, biến chất. Chí Phèo cũng vậy, từ một nông dân khỏe mạnh, một
con người có ước mơ khát khao giản dị: một gia đình chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải. Nhưng rồi cái ươc
mơ nhỏ bé và chính đáng ấy cũng không bao giờ thực hiện được. Từ một thanh niên khỏe mạnh đi làm canh
điền cho nhà Bá Kiến,Chí Phèo đã trở thành một tên lưu manh tha hóa biến chất. Đó là kết quả của nhà tù thực
dân. Mà người trong làng cũng không hiểu sao Chí Phèo phải đi tù. Chỉ biết rằng sau những lần bị nhà Bá Kiến
đi sai làm việc không chính đáng, cụ bá biết được..và Chí Phèo bỗng nhiên phải đi tù, để rồi về làng với diện
mạo của một con quỷ dữ, mất cả nhân hình nhân tính: “Trông hắn đặc như thằng săng đá, đầu cạo trọc lóc,
răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết”. Với diện mạo ấy,
Chí Phèo đã bị xã hội ấy gạt bỏ. Nỗi khổ đầu tiên là nỗi khổ bị con người xa lánh. Chí Phèo ra tù về làng đã cất
tiếng chửi, tiếng chửi ấy dù có thô tục đến đâu song nó vẫn là tiếng thổn thức khát khao giao hòa với cuộc sống
con người của Chí mà nhà văn muốn nói với chúng ta. Nhưng người làng Vũ Đại ngoảnh mặt đi với Chí. “Hắn
chửi trời, trời chẳng riêng của nhà nào, hắn chửi đời, đời là tất cả, nhưng ai cũng nghĩ hắn trừ mình ra”. Vậy
là con người không thèm ném cho hắn dù là tiếng chửi để rồi thấy đau xót khi nghe hắn chửi cả “người đẻ ra
hắn”.
Nỗi khổ của người nông dân trong tác phẩm được nói đến nhiều khía cạnh, Chí Phèo khổ vì bị mọi người xa
lánh, để rồi cuộc đời khi ra tù của hắn chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ. Nhưng khi viết về nhân vật thị Nở,
Nam Cao cũng cho chúng ta thấy đó cũng là một nỗi khổ của người nông dân với cái hình thức “xấu như ma
chê quỷ hờn”.
Lúc mới đọc ta tưởng Nam Cao thiên về chủ nghĩa tự nhiên, tưởng rằng ngòi bút ấy lạnh lùng nhưng để rồi cuối
cùng lại thắm đượm một tình cảm yêu thương, đằm thắm. Thị Nở là người mà hình như cả làng Vũ Đại gần như
xa lánh, bởi thị là “sự mỉa mai của tạo hóa”, Thị “ngẩn ngơ như người đần trong truyện cổ tích”. Vậy từ khi thị
sinh ra đó đã không phải là kết qủa của một cuộc sống ấm no hạnh phúc, đủ đầy. Với một bộ mặt, một tính cách
như vậy, Thị Nở phải chăng cũng chỉ là người thừa trong xã hội ấy. Nói về cái xấu xa nhưng là để nói cho tận
cùng nỗi khổ mà thôi
Số phận của người nông dân là thế, số phận của họ gần như đã an bài mà trong cách miêu tả của tác giả từ Năm
Thọ, Binh Chức đến Chí Phèo thì cuộc đời họ như bị cái nhà tù án ngữ nơi cuối đường đi. Còn Thị Nở cũng bị
con người xa lánh, chưa bao giờ Thị được làm người bình thường cả.
Ấy vậy mà đỉnh cao của nổi khổ lại chưa phải ở đó, mà ở bi kịch cự tuyệt quyền làm người. Người nông dân
hiền lành chất phát với bản tính nhân hậu tiềm ẩn vẫn khát khao một cuộc sống no ấm, đủ đầy, vẫn khao khát
quyền làm người. Chí Phèo đã mất quyền làm người bởi ai xóa hết đi cho hắn những vết mảnh chai trên mặt,
những vết vằn ngang vằn dọc …Tưởng gặp được Thị Nở, con người ấy có xấu, song vẫn ấm áp tình cảm, con
người đã thức dậy ở Chí Phèo những khao khát ước mơ, hạnh phúc. Chí Phèo muốn trở thành người lương
thiện. Nhưng cái hủ tục của xã hội cũ, những định kiến lạc hậu mà bà cô Thị Nở là đại diện của nó đã tước đoạt
đi của Chí Phèo quyền làm người, ước mơ xây đắp hạnh phúc ấy. Chí Phèo đã đứng bên bờ của lương thiện
những cái đau đớn nhất là ước mơ, là quyền làm người chính đáng ấy bị cự tuyệt. Đến Thị Nở là một người xấu
ma chê quỷ hờn mà Chí Phèo cũng không xứng đáng với thị. Vậy thì cái xã hội ấy còn ai? Còn ai thương lấy
Chí? Nỗi khổ tận cùng của người nông dân là như vậy.
Trong Vợ Nhặt, nỗi khổ, số phận cảnh ngộ của con người nông dân được thể hiện rõ trong tình cảnh đói kinh
niên 1945, khi mà đói tràn đến xóm ngụ cư. Những người từ các tỉnh Thái Bình, Nam Định…dắt díu nhau lên
“xanh xám mặt mày”, ngày nào người ra đồng cũng thấy ba bốn cái thây nằm cong queo, tiếng quạ kêu thê thiết
từng hồi. Cảnh đói đã đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng, họ đang kề cận bên cái chết song vẫn khao khát
và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn. Những người tận cùng xóm ngụ cư và gia đình Tràng nói riêng đều chìm
trong cảnh đói. Bởi thế việc Tràng lấy vợ là một bất ngờ lớn, mọi người xem đó như “cái nợ đời” như là đèo
bòng. Bữa cơm ngày đói cũng chẳng có gì, bữa cơm đó chỉ là mấy bát chè khoán mà khi ăn Tràng thấy nghẹn ứ
ở cổ. Khổ hơn nữa thân phận rẻ rúng của cô vợ nhặt, chỉ vì miếng cơm mà về làm dâu nhà Tràng, theo không
Tràng về mặc dù biết cảnh nhà Tràng cũng đói khát.
Cảnh đói của người nông dân đặt trong cảnh trống thúc thuế, phá lúa trong trồng đay của bọn thực dân phát xít.
Chìm trong nạn đói kinh niên đó, con người phải đấu tranh, phải giành giật sự sống. Cô Vợ Nhặt -ngừơi con gái về nhà chồng mà chỉ bằng mấy câu hò bâng quơ và bốn bát bánh đúc của Tràng. Người con gái ấy quên đi nỗi
xót xa của thân phận, bám riết lấy sự sống, quên đi cái nhục, vượt lên trên nó để mà sống, mà tồn tại. Còn
Tràng, một nông dân xấu xí khô kệch bỗng nhiên có vợ, những mà cụ Tứ (mẹ Tràng) đã hiểu ra cơ sự, chỉ vì đói
mà người ta mới cần đến con mình. Những lòng nhân hậu ấy khiến bà bằng lòng, vun vén cho cuộc sống của
các con.
Gia đình Tràng cũng như bao gia đình khác trong xóm ngụ cư phải giành giật với sự sống. Họ thiếu miếng cơm,
phải sống bằng “bát chè khoán”, nhưng tất cả đều chấp nhận, bởi họ tin vào tương lai.
b. Kết thúc hai truyện lại hoàn tòan toàn khác nhau. Trong truyện Chí Phèo kết thúc là cái chết của Chí Phèo
sau khi đi đâm chết Bá Kiến. Đó là cái chết của một người khao khát quyền sống quyền làm người nhưng không
được xã hội chấp nhận. Chí Phèo uống rượu, càng uống càng tỉnh, miệng bảo đến nhà thị Nở để giết con “khọm
già nhà nó”, nhưng bước chân lại đưa Chí Phèo đến nhà Bá Kiến. Trong tiềm thức sãua, Chí Phèo hiểu và nhận
thức được đâu là kể thù của mình, đâu là kể đã tước đi bản chất lương thiện của Chí. Chính vì vậy, Chí Phèo đã
đến nhà Bá Kiến, cất cao giọng đòi quyền lương thiện nhưng Bá Kiến -kẻ hung ác xảo quyệt không hiểu được
điều đó. Kết cục là cái chết của kẻ thống trị và người bị trị, kẻ áp bức bóc lột và người bị áp bức bóc lột
Còn trong Vợ Nhặt, kết thúc tac phẩm lại là niềm vui của gia đình Tràng, niềm tin trong mỗi con ngươi bởi hình
ảnh của lá cờ đỏ sao vàng, bởi hình ảnh của lá cờ đỏ sao vàng, bởi hình ảnh của người đi.
Sở dĩ có sự khác nhau ấy, do là tác phẩm Chí Phèo và Vợ Nhặt mặc dù viết về đề tài chung là tình cảnh cảu
người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, song tác phẩm của Nam Cao viết năm 1941, con Vợ
Nhặt được viết sau khi cách mạng thành công. Mỗi tác phẩm thuộc một thời kỳ văn học khác nhau. Chí Phèo
nằm trong thời kỳ văn học từ đầu thế kỷ XX đến 1945, thuộc dòng văn học hiện thực phê phán. Cái chung của
hầu hết các tác phẩm lúc đó chưa là chưa tìm ra lối thoát cho người nông dân, kết cục thường bế tắc.
Còn Vợ Nhặt thuộc nền văn học cách mạng 1945 -1975. Xu thế chung của tác phẩm trong thời kỳ này là tìm ra
cho nông dân con đường đấu tranh tự giải phóng. Điểm khác nhau của lịch sử ít nhiều ảnh hưởng đến xu thế văn
học ở mỗi thời đại.
c. Giá trị nổi bật của hai tác phẩm không chỉ ở giá trị hiện thực mà còn giá trị nhân đạo. Nhà văn cảm thông với
nỗi khổ của người nông dân, phát hiện những phẩm chất đó.
Ở Chí Phèo, Nam Cao cảm thông với nỗi khổ khôn cùng của một người nông dân bị tước đoạt quyền
sống, quyền làm người. Nói về cái xấu của Thị Nở nhưng là nói về cái khổ tận cùng, để từ đó lên tiếng yêu
thương bênh vực họ.
Tác phẩm phát hiện ra vẻ đẹp của người nông dân kể cả khi tưởng như họ là con quỷ mất hết nhân tính, nhưng
trong họ vẫn con khao khát ước mơ. Có người con cho rằng trong tác phẩm duy chỉ có Thị Nở, một người
không có bộ mặt người nhưng lại mang tính người. Đó phải chăng là sự phát hiện tinh tế của Nam Cao về
những con người tưởng chừng bề ngòai xấu xí mà lại tiềm ẩn bản chất tốt đẹp, từ đó nhà văn lên tiếng tố cáo xã
hội thực dân với nhà tù, với những thủ đoạn thống trị, đã chà đạp lên quyền sống, lên nhân phẩm của con người.
Còn trong Vợ Nhặt là lòng cảm thông với những số phận nghèo khổ trong cảnh đói. Thông cảm với nỗi đau của
họ. Để rồi từ đó là lời ca ngợi những con người có phẩm chất sống cao đẹp. Dù trong hoàn cảnh đói khổ như
vậy, họ vẫn khát khao sống, bám lấy sự sống như một quy luật tất yếu của sự sinh tồn.
Cả những người dân xóm ngụ cư đều hướng cả về sự sống. Gia đình Tràng cũng vậy, mặc dù việc Tràng lấy vợ
trong lúc đói kém khó khăn thiếu ăn thiếu mặc, nhưng Tràng vẫn “chậc, kệ” để nghĩ về cuộc sống mới, bà cụ Tứ
thì lo thu vén cho tương lai các con.
Tác phẩm tố cáo xã hội tù túng đã đẩy con người vào đói khổ, những thủ đoạn cai trị của bọn thực dân phong
kiến đã đẩy nhân dân phong kiến đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp năm 1945.
Chí Phèo và Vợ Nhặt của Nam Cao và Kim Lân là hai tác phẩm thành công xuất sắc về đề tài nông dân trước
năm 1945. Đè tài không mới, song cái làm nên thành công của hai tác phẩm là ở sự phát hiện, khám phá riêng
về cảnh ngộ người nông dân và tư tưởng nhân đạo đặc sắc mới mẻ.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top