- Xu
- 458
ĐỀ THI MÔN VĂN ĐH NGOẠI THƯƠNG 2001
[f=800]https://server1.vnkienthuc.com/files/3/FilePDF/de-5.pdf[/f]
GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1: Các ý chính:
1. Giới thiệu khái quát về tác giả Thạch Lam trong truyện ngắn Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ.
2. Phân tích tâm trạng Liên và An
- Lúc chiều tà, mặt trời lặng gợi nỗi buồn man mác trong lòng chị em Liên. Cảnh chợ tàn gợi ra hình ảnh cuộc
sống nghèo nàn xơ xác, tàn li của phố huyện.
Liên buồn và thương cảm cho những đứa trẻ nghèo lang thang đi nhặt nhạnh các thứ sót lại của chợ tàn.
- Cảnh buổi tối vẫn là những cảnh quen thuộc lặp lại. Những kiếp người vất vả cực nhọc tăm tối không có gì để
hy vọng: chị Tí, gia đình bác Xẩm…
Bóng tối ngập đầy, một chút ánh sáng của ngọn đèn hàng nước chị Tí chỉ soi được một khoảng đất nhỏ,
ánh sáng ấy thật yếu ớt, càng làm cho ta cảm thấy bóng tối dày, nặng hơn.
Tâm trạng buồn và chán của hai chị em Liên càng thấm thía khi nhìn những cảnh quá quen của những
kiếp người nhỏ nhoi, leo lét giữa mênh mông đêm tối của cuộc đời phố huyện. Liên buồn và nối tiếc cuộc sống
trước đây cùng gia đình khi còn ở Hà Nội. Đó là một dĩ vãng xa xôi và không nhớ được rõ ràng.
Tâm trạng hai chị em Liên trong đêm thức đợi chuyến tàu đi qua phố huyện.
Nỗi buồn chán của hai chi em Liên trước cảnh phố huyện đơn điệu, tiêu điều với những kiếp người không hy
vọng đã dẫn đến khát vọng muốn thoát ra khỏi cái không khí tối tăm bế tắc ấy. Cuối cùng chị em Liên cũng tìm
thấy một lối thoát, dù chỉ là một ao ước được gợi lên từ hình ảnh vụt qua của đoàn tàu. An buồn ngủ lắm nhưng
vẫn dặn chị đánh thức khi đoàn tàu đi qua. Vì hai chị em đều tha thiết muốn được sống trong khoảnh khắc và
bằng tưởng tượng với một thế giới khác: “con tàu như đã đem theo một chút thế giới khác đi qua”. Một thế giới
tưng bừng náo nhiệt với tiếng còi rít lên, tiếng máy rầm rộ, với những toa tàu sang trọng, đèn sáng trưng, trong
đó có những con người của Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo….
3. Đóng góp mới của ngòi bút Thạch Lam cho tư tưởng nhân đạo trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -
1945 Thạch Lam không đi vào tố cáo xã hội tàn ác, bọn người vô lương tâm, bóc lột hành hạ những người “thấp cổ
bé miệng” những người nông dân đói khổ, mà đi vào miêu tả cuộc sống những người xung quanh, những cảnh
đời tội nghiệp, buồn chán nơi phố huyện nghèo.
- Nhà văn xót xa trước cuộc sống vô nghĩa quẩn quanh không chỉ những con người nghèo khổ tối tăm mà ngay
cả cuộc sống tẻ nhạt đơn điệu của hai chị em Liên, đồng thời gợi lên sự khát khao về cuộc sống đẹp đẽ hơn tuy
vẫn chỉ là trong mong ước.
4. Nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật.
- Ngòi bút tinh tế, ghi lại được những rung động tâm hồn thiếu nữ mới lớn sống trong cảnh bình lặng hằng
ngày.
+ Một cô gái thuần phác, giàu cảm xúc. Chỉ mới bắt gặp “mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn
mùi cát bụi quen thuộc”, Liên đã nghĩ đến mùi riêng của đất, của quê hương.
+ Một cô gái đảm đang. Một chiếc xà tích, một chiếc khóa được mẹ giao cũng gợi lên trong lòng cô “qúy
mến và hãnh diện vì nó tỏ ra Liên là người con gái lớn và đảm đang”.
- Ngòi bút tác giả còn ghi lại được ước mơ chập chờn chưa định hình hẳn trong tâm hồn Liên. Khi con tàu rước
qua: “Ước mơ vê Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực và huyên náo”. Cái mênh mông và yên tĩnh của đêm tối và
đồng ruộng làm cho ước mơ kia cứ chập chờn ẩn hiện.
- Từng chi tiết, từng cảnh vật đều góp phần thể hiện thế giới tâm trạng của nhân vật.
Câu 2. Các ý chính:
1. Tây Tiến là bài thơ tiểu biểu của Quang Dũng và của thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp. CẢ bài thơ
là một hồi tưởng. Bốn câu thơ bình giảng ở đây cũng là hồi tưởng. Sau cảm hứng tràn đầy về cuộc hành
trình đầy gian khổ, tự hào của chiến sĩ Tây Tiến, bài thơ gợi lại những kỉ niệm sâu sắc, một thời từng
gắn bó với đoàn quân Tây Tiến. Bên cạnh hình ảnh chan hòa màu sắc, âm thanh và rất tình tứ cảu “hội
đuốc hoa” là cảnh sông nước miền Tây Bắc mênh mang mờ ảo.
2. Không gian dòng sông trong một buổi “chiều sương” thật lặng lờ. Dòng sông đậm đà màu sắc cổ tích,
huyền thoại ấy qua ngòi bút tài hoa của Quang Dũng như có linh hồn phảng phất trong gió, trong cây.
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
3. Quang Dũng không tả mà chỉ gợi. Và cái dáng người trên độc mộc” cũng là gợi, nhưng vẫn làm rõ cái
dáng đẹp, khỏe của những chàng trai, cô gái trên con thuyền độc mộc lao trên sông nước. Như hòa hợp
với con ngừoi, những bông hoa rừng cũng “đong đưa” làm duyên trên dòng nước lũ/
4. Bốn câu thơ như một bức tranh thủy mặc. Nhà thơ không chỉ làm hiện lên trước người đọc vẻ đẹp của
thiên nhiên mà còn gợi lên cái phần thiêng liêng của cảnh vật.