• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đề thi môn Văn Cao đẳng Tây Ninh - 2003 (có đáp án)

thich van hoc

Moderator
Đề thi môn Văn Cao đẳng Tây Ninh - 2003 (có đáp án)

[f=800]
https://server1.vnkienthuc.com/files/3/FilePDF/de-9.pdf[/f]​



GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1:
1. Tóm tắt cốt truyện
Vợ chồng A Phủ kể về cuộc đời hai thanh niên người Mông: Mỵ và A Phủ. Vì món nợ truyền kiếp, Mỵ bị thông
lý Pá Tra lừa bắt về làm con dâu gạt nợ. Thực tế Mỵ đã trở thành nô lệ trong nhà thống lí; bị bóc lột sức lao
đọng, phải làm việc sức quần quật, bị đè nén, chà đạp về mặt tinh thần, …sống lùi lũi như con rùa nuôi trong xó
cửa”, như một con trâu, con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mỵ sống mà chẳng khác nào như đã chết.
Mùa xuân và tiếng sáo của thanh niên nam nữ đã đánh thức trong cô niềm khát khao hạnh phúc như chồng Mỵ -
A Sử -đã phủ phàng dập tắt. Mỵ bị nhốt vào trong buồng tối, tiếp xúc với bên ngoài qua ô cửa nhỏ như nhà tù,
tiếng sáo gọi ngừơi yêu dội vào buồng đánh thực lòng yêu đời khát khao của Mỵ. Cô uống rượu, khêu to ngọn
đèn, mặc váy để đi chơi nhưng A Sử đã trói gô vào cột nhà, tắt đèn khép cửa. Ở nhà thống lý, Mỵ đã gặp A Phủ,
một thanh niên khỏe mạnh yêu đời,vì đánh A Sử -con quan mà bị bắt, bị phạt vạ và trở thành người chăn bò gạt
nợ. Một lần hổ vồ mất một con bò, Pá Tra trói anh vào cọc bên giếng. Một đêm, ngồi bên bếp lửa nhìn A Phủ bị
trói, Mỵ thương cảm vô cùng cho số phận của anh và đã rất dũng cảm cắt dây trói cho A Phủ rồi cùng anh bỏ
trốn.
Đến Phiềng Sa, họ nhận nhau làm vợ chồng, cùng nhau xây dựng cuộc sống. Nhưng Tây đến bắt lợn của A Phủ,
bắt anh về đồn hành hạ, A Phủ trốn thoát, nhưng cuộc sống bị bế tắc. Vào lúc đó, cán bộ kháng chiến A Châu
đã đến giác ngộ cho vợ chồng A Phủ, họ kết nghĩa anh em. Mỵ và A Phủ trở thành đội viên du kích tham gia
đánh giặc giải phóng bản mường.
2. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
- Vợ chồng A Phủ đã phản ánh chân thực cuộc sống bị đọa đày, tăm tối của người dân miền núi Tây Bắc dưới
ách phong kiến thực dân. Bọn chúng cướp hết ruộng đất, bắt nông dân nghèo phải làm công không cho chúng,
tước đoạt quyền sống, quyền tự do của họ. Truyện có sức tố cáo mạnh mẽ.
- Tác phẩm chứa chan tình cảm đối với đất nước và con người Tây Bắc và chứng minh được một điều kiện diệu
là dù khốn khổ, cùng cực đến thế nào, mọi thế lực của giai cấp thống trị cũng không giết được sự sống của con người. Cuộc đời và số phận của vợ chồng A Phủ tiêu biểu cho quá trình giác ngộ cách mạng của nhân dân vùng
cao, từ tự phát đến tự giác, từ đau khổ tối tăm vươn ra ánh sáng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 2: các ý chính:
1. Giới thiệu sơ lược về bài thơ “Việt Bắc” và vị trí của đoạn thơ.
- Việt Bắc là một đỉnh của Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp. Bài thơ ra đời vào tháng 10 -1945 gắn với sự kiện thời sự có tính lịch sử lúc ấy: các cơ
quan trung ương của Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội
- Đoạn thơ (gồm tám câu) là phần mở đầu của bài thơ Việt Bắc.
2. Bình giản đoạn thơ.
Đoạn thơ tái hiện cuộc chia tay lưu luyến giữa người dân và người cán bộ cách mạng
- Bốn câu thơ đầu: là lời ướm hỏi dạt dào tình cảm của người ở lại. Câu hỏi rất ngọt ngào khéo léo “Mười
lăm năm” cách mạng bao gian khổ, hào hùng, cảnh và người Việt Bắc biết bao gian khổ gắn bó nghĩa
tình với những người kháng chiến; đồng thời cũng để khẳng định tấm lòng thủy chung của mình.
- Tình nghĩa với những người kháng chiến đồng thời cũng để khẳng định tấm lòng thủy chung của mình.
Nghĩa tình của kẻ ở người về được biểu hiện đằm thắm qua các đại từ “mình”, “ta” thân thiết. Điệp từ “nhớ”
được láy đi láy lại cùng với những lời nhắn nhủ của người Việt Bắc “mình có nhớ ta”, “mình có nhớ không”
vang lên như day dứt không nguôi. Các từ “thiết tha”, “mặn nồng” thể hiện bao ân tình gắn bó. “Mười lăm năm
ấy” ghi thời gian của một thời kỳ hoạt động cách mạng, “cây”, “núi”, “sông”, “người” gợi không gian của một
vùng căn cứ địa cách mạng.
- Bốn câu sau: là tiếng lòng của người cán bộ cách mạng về xuôi. Tuy không trực tiếp trả lời câu hỏi của người
ở lại nhưng tâm trạng “bâng khuâng”, “bồn chồn” cùng cử chỉ “cầm tay nhau” xúc động bồi hồi đã nói lên tình
cảm thắm thiết của người cán bộ với cảnh và người Việt Bắc
Đại từ “ai” phiếm chỉ nhưng lại rất cụ thể gợi sự gần gũi, thân thương.
Hình ảnh “áo chàm” (nghệ thuật hóan dụ) có giá trị khắc họa bản sắc trang phục của đồng bào Việt Bắc, nhưng
cũng chính là để nói rằng ngày tiễn đưa cán bộ kháng chiến về xuôi, cả nhân dân Việt Bắc đưa tiễn. Như vậy,
người cán bộ kháng chiến ra đi nhớ cảnh rừng Việt Bắc, nhớ “áo chàm” nhớ tiếng, nhớ người, nhớ tình cảm của
người Việt Bắc dành cho kháng chiến. Nỗi nhớ đó nói lên tấm lòng thủy chung son sắt đối với quê hương cách
mạng.
Hình ảnh “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” thật cảm động. Câu thơ bỏ lửng ngập ngừng nhưng đã diễn tả
rất đạt thái độ xúc động, nghẹn ngào không thể nói nên lời của người cán bộ giã từ Việt Bắc về xuôi.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top