Công bố của Bộ GD-ĐT về các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2010, trong đó có môn Địa lý. Đây là môn thi không khó để đạt điểm cao nếu có cách ôn tập và làm bài hiệu quả.
Phải nắm vững cấu trúc đề thi
Đề thi Địa lý thường có 2 phần là lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết có 4 dạng đề: thứ nhất là phần “trình bày”. Phần này nhằm kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức của học sinh. Ví dụ: nêu ý nghĩa vị trí địa lý nước ta, nêu đặc điểm chung địa hình Việt Nam, trình bày đặc điểm tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long...
Thứ hai, phần “phân tích chứng minh”. Ví dụ: phân tích những thuận lợi khó khăn trong phát triển cà phê ở nước ta; phân tích các thế mạnh, hạn chế về tự nhiên và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long; chứng minh rằng nước ta có nhiều thành phần dân tộc...
Thứ ba, phần “so sánh”. Với dạng này, học sinh cần có thao tác tổng hợp kiến thức để so sánh, vạch ra sự giống và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng địa lý. Ví dụ: So sánh sự khác biệt về địa hình giữa miền Đông Bắc và Tây Bắc; đặc điểm tự nhiên đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có gì giống và khác nhau; so sánh hai vùng trọng điểm sản xuất cây công nghiệp Đông Nam Bộ và Tây Nguyên ở nước ta...
Và thứ tư là phần “giải thích”. Với dạng này, học sinh không chỉ thuộc bài mà còn phải biết vận dụng kiến thức để giải thích. Ví dụ: tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng; tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long; tại sao phải đặt vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ...
Phần kỹ năng gồm có: Vẽ lược đồ khung bản đồ Việt Nam và điền đối tượng địa lý trên đó; kỹ năng vẽ biểu đồ. Thông thường các dạng biểu đồ phải vẽ là biểu đồ cột, biểu đồ đường (đồ thị), biểu đồ tròn, biểu đồ miền, biểu đồ kết hợp (cột và đường); kỹ năng phân tích bảng số liệu, tìm ra quy luật, mối liên hệ giữa các số liệu, rút ra nhận xét.
Đừng quá lo lắng!
Hai tháng còn lại từ nay đến khi thi tốt nghiệp không dài, nhưng đủ thời gian để các em ôn tập tốt, điều quan trọng là phải biết cách học. Cần học chắc, nắm ý cơ bản. Với lý thuyết, học sinh cần ôn tập theo các chuyên đề. Ví dụ: chuyên đề tự nhiên Việt Nam; dân cư xã hội; các ngành kinh tế, các vùng kinh tế. Các em nên lập các bảng biểu tổng kết ngắn gọn để dễ ôn tập.
Trong quá trình học, cần luôn bám theo Atlat, bởi Atlat là tài liệu quan trọng học sinh được sử dụng trong phòng thi, nên việc sử dụng Atlat thường xuyên sẽ không chỉ giúp ghi nhớ, khắc sâu kiến thức mà còn củng cố kỹ năng sử dụng Atlat để huy động tốt kiến thức để làm bài thi. Cũng cần tránh tư tưởng ỷ lại vào Atlat, bởi không rèn luyện kỹ năng khai thác Atlat thì sẽ lúng túng, cộng với tâm lý thi căng thẳng sẽ không khai thác được hết các nội dung trong đó.
Đề thi chắc chắn có phần vẽ biểu đồ nên học sinh cũng cần chú trọng rèn luyện cách vẽ biểu đồ. Với số liệu nào, lệnh đề thế nào thì vẽ biểu đồ gì thích hợp. Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ nhuần nhuyễn để sao cho chính xác, thẩm mỹ và nhanh chóng, tránh mất thời gian.
Trong quá trình làm bài thi, học sinh cần nhận dạng, phân loại đề thi thuộc loại nào, yêu cầu của đề là gì để định hướng làm bài, tránh bị lạc đề, không trả lời thừa cũng không trả lời thiếu... Mỗi một lệnh đề, học sinh cần có cách huy động kiến thức khác nhau. Cần bao quát đề thi, xem đề có mấy câu hỏi, biểu điểm thế nào để có hướng phân bổ thời gian làm bài, tránh sa đà vào một số câu mà bỏ qua các câu còn lại.
Học sinh cần phác thảo đề cương cho từng câu hỏi trước khi làm bài. Đề cương vạch ra các ý chính cần trình bày. Lưu ý làm dạng “đề cương mở”, các ý cách nhau một đoạn để sẵn sàng điền tiếp ý khác khi chợt nghĩ ra. Điều này rất quan trọng, giúp học sinh làm bài không bị lạc đề, thiếu ý.
Sau khi có đề cương, học sinh sắp xếp ý viết cho logic, ngắn gọn, dễ hiểu. Không nên viết lan man, nên nhớ không phải cứ bài dài là đạt điểm cao. Nên tách ý rõ ràng, có thể đánh số theo thứ tự, ý chính 1, 2, 3..., ý nhỏ a, b, c... Điều này dễ gây thiện cảm cho người chấm và học sinh dễ đạt điểm cao.
Phải nắm vững cấu trúc đề thi
Đề thi Địa lý thường có 2 phần là lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết có 4 dạng đề: thứ nhất là phần “trình bày”. Phần này nhằm kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức của học sinh. Ví dụ: nêu ý nghĩa vị trí địa lý nước ta, nêu đặc điểm chung địa hình Việt Nam, trình bày đặc điểm tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long...
Thứ hai, phần “phân tích chứng minh”. Ví dụ: phân tích những thuận lợi khó khăn trong phát triển cà phê ở nước ta; phân tích các thế mạnh, hạn chế về tự nhiên và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long; chứng minh rằng nước ta có nhiều thành phần dân tộc...
Thứ ba, phần “so sánh”. Với dạng này, học sinh cần có thao tác tổng hợp kiến thức để so sánh, vạch ra sự giống và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng địa lý. Ví dụ: So sánh sự khác biệt về địa hình giữa miền Đông Bắc và Tây Bắc; đặc điểm tự nhiên đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có gì giống và khác nhau; so sánh hai vùng trọng điểm sản xuất cây công nghiệp Đông Nam Bộ và Tây Nguyên ở nước ta...
Và thứ tư là phần “giải thích”. Với dạng này, học sinh không chỉ thuộc bài mà còn phải biết vận dụng kiến thức để giải thích. Ví dụ: tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng; tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long; tại sao phải đặt vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ...
Phần kỹ năng gồm có: Vẽ lược đồ khung bản đồ Việt Nam và điền đối tượng địa lý trên đó; kỹ năng vẽ biểu đồ. Thông thường các dạng biểu đồ phải vẽ là biểu đồ cột, biểu đồ đường (đồ thị), biểu đồ tròn, biểu đồ miền, biểu đồ kết hợp (cột và đường); kỹ năng phân tích bảng số liệu, tìm ra quy luật, mối liên hệ giữa các số liệu, rút ra nhận xét.
Đừng quá lo lắng!
Hai tháng còn lại từ nay đến khi thi tốt nghiệp không dài, nhưng đủ thời gian để các em ôn tập tốt, điều quan trọng là phải biết cách học. Cần học chắc, nắm ý cơ bản. Với lý thuyết, học sinh cần ôn tập theo các chuyên đề. Ví dụ: chuyên đề tự nhiên Việt Nam; dân cư xã hội; các ngành kinh tế, các vùng kinh tế. Các em nên lập các bảng biểu tổng kết ngắn gọn để dễ ôn tập.
Trong quá trình học, cần luôn bám theo Atlat, bởi Atlat là tài liệu quan trọng học sinh được sử dụng trong phòng thi, nên việc sử dụng Atlat thường xuyên sẽ không chỉ giúp ghi nhớ, khắc sâu kiến thức mà còn củng cố kỹ năng sử dụng Atlat để huy động tốt kiến thức để làm bài thi. Cũng cần tránh tư tưởng ỷ lại vào Atlat, bởi không rèn luyện kỹ năng khai thác Atlat thì sẽ lúng túng, cộng với tâm lý thi căng thẳng sẽ không khai thác được hết các nội dung trong đó.
Đề thi chắc chắn có phần vẽ biểu đồ nên học sinh cũng cần chú trọng rèn luyện cách vẽ biểu đồ. Với số liệu nào, lệnh đề thế nào thì vẽ biểu đồ gì thích hợp. Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ nhuần nhuyễn để sao cho chính xác, thẩm mỹ và nhanh chóng, tránh mất thời gian.
Trong quá trình làm bài thi, học sinh cần nhận dạng, phân loại đề thi thuộc loại nào, yêu cầu của đề là gì để định hướng làm bài, tránh bị lạc đề, không trả lời thừa cũng không trả lời thiếu... Mỗi một lệnh đề, học sinh cần có cách huy động kiến thức khác nhau. Cần bao quát đề thi, xem đề có mấy câu hỏi, biểu điểm thế nào để có hướng phân bổ thời gian làm bài, tránh sa đà vào một số câu mà bỏ qua các câu còn lại.
Học sinh cần phác thảo đề cương cho từng câu hỏi trước khi làm bài. Đề cương vạch ra các ý chính cần trình bày. Lưu ý làm dạng “đề cương mở”, các ý cách nhau một đoạn để sẵn sàng điền tiếp ý khác khi chợt nghĩ ra. Điều này rất quan trọng, giúp học sinh làm bài không bị lạc đề, thiếu ý.
Sau khi có đề cương, học sinh sắp xếp ý viết cho logic, ngắn gọn, dễ hiểu. Không nên viết lan man, nên nhớ không phải cứ bài dài là đạt điểm cao. Nên tách ý rõ ràng, có thể đánh số theo thứ tự, ý chính 1, 2, 3..., ý nhỏ a, b, c... Điều này dễ gây thiện cảm cho người chấm và học sinh dễ đạt điểm cao.
- Internet.