Nhà văn I.X Tuocghenhev khẳng định:
“Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác.”
Anh/ chị hiểu quan niệm trên như thế nào?
Phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam để làm sáng tỏ quan niệm đó.
Ý tưởng của I.XTuocghenhev khá rõ.Nhà văn khẳng định yếu tố quan trọng làm nên tài năng của một nhà văn là cách viết, cách thể hiện riêng đầy cá tính sáng tạo (mà I.X Tuocghenhev đã diễn đạt đầy ấn tượng là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác). Ở quan niệm của mình, I.X Tuocghenhev đã đề cao phong cách nghệ thuật của người viết văn (tính độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn gắn liền với một quan niệm nhất định về con người và cuộc đời, kéo dài thành vệt đậm đầy cảm hứng trong chuỗi sáng tác của họ).
2. Chứng minh cái giọng riêng biệt (phong cách) của Thạch Lam qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.
Thể hiện ở việc chọn loại truyện “không có chuyện” (không giàu sự tình, không thiên về cốt truyện, hành động mà chỉ đi sâu vào tâm trạng, không khí). Cốt truyện“Hai đứa trẻ” (như rất nhiều truyện ngắn khác của Thạch Lam) nhẹ nhàng, gần như không có cốt truyện nhưng khó quên. Dưới ngòi bút của Thạch Lam, con người, nhịp điệu cuộc sống hiện ra đều đều không thay đổi, không có gì khiến bạn đọc phải hồi hộp chờ đợi. Tất cả thoang thoảng, man mác và vẩn vơ theo tâm trạng nhân vật Liên. Chính điều đó lại làm nên nét riêng của tác phẩm.
Thể hiện ở tài miêu tả những nét tinh tế, nhẹ nhàng của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm: tâm trạng của nhân vật Liên trước cảnh chiều về, đêm xuống, canh khuya (lúc chuyến tàu đêm băng qua phố huyện nghèo). Liên vừa nhận ra nét nên thơ,thân thuộc lẫn nét lặng lẽ, man mác buồn của cảnh chiều và đêm; mong ngóng chuyến tàu đổ xuống bao khát khao về ảnh hình một chút thế giới trong mơ tưởng...(học sinh biết so sánh Thạch Lam với Nam Cao và Nguyễn Tuân, hai tác giả cùng thời với Thạch Lam cũng rất thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, từ đó làm nổi bật lên nét riêng của Thạch Lam ở phương diện này).
Thể hiện ở những câu văn và những miêu tả giàu chất thơ: Thạch Lam người vừa hiện thực vừa lãng mạn. Chất thi vị của đời sống có mặt trong “Hai đứa trẻ” qua các trang viết về chiều tà, đêm tối.
Thể hiện ở những nhân vật không có sự phức tạp của nội tâm, cũng dường như không có tính cách gì sắc nét không phân tuyến chính diện phản diện như các tác phẩm của những nhà văn cùng thời, mà là những con người đang lặng lẽ đắm chìm trong tăm tối, buồn bã với những tâm trạng không rõ ràng, những ranh giới tình cảm mong manh. Liên trong “Hai đứa trẻ” là một nhân vật như vậy.
3. Đánh giá
Quan niệm của I.X Tuocghenhev là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn về mặt lý thuyết và thực hành sáng tạo văn học. Quan niệm trên phù hợp với quy luật muôn đời của hoạt động nghệ thuật mà Nam Cao tâm đắc: người nghệ sĩ phải “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.
“Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác.”
Anh/ chị hiểu quan niệm trên như thế nào?
Phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam để làm sáng tỏ quan niệm đó.
Gợi ý
1. Giải thích quan niệm của I.X Tuocghenhev:
Ý tưởng của I.XTuocghenhev khá rõ.Nhà văn khẳng định yếu tố quan trọng làm nên tài năng của một nhà văn là cách viết, cách thể hiện riêng đầy cá tính sáng tạo (mà I.X Tuocghenhev đã diễn đạt đầy ấn tượng là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác). Ở quan niệm của mình, I.X Tuocghenhev đã đề cao phong cách nghệ thuật của người viết văn (tính độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn gắn liền với một quan niệm nhất định về con người và cuộc đời, kéo dài thành vệt đậm đầy cảm hứng trong chuỗi sáng tác của họ).
2. Chứng minh cái giọng riêng biệt (phong cách) của Thạch Lam qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.
Thể hiện ở việc chọn loại truyện “không có chuyện” (không giàu sự tình, không thiên về cốt truyện, hành động mà chỉ đi sâu vào tâm trạng, không khí). Cốt truyện“Hai đứa trẻ” (như rất nhiều truyện ngắn khác của Thạch Lam) nhẹ nhàng, gần như không có cốt truyện nhưng khó quên. Dưới ngòi bút của Thạch Lam, con người, nhịp điệu cuộc sống hiện ra đều đều không thay đổi, không có gì khiến bạn đọc phải hồi hộp chờ đợi. Tất cả thoang thoảng, man mác và vẩn vơ theo tâm trạng nhân vật Liên. Chính điều đó lại làm nên nét riêng của tác phẩm.
Thể hiện ở tài miêu tả những nét tinh tế, nhẹ nhàng của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm: tâm trạng của nhân vật Liên trước cảnh chiều về, đêm xuống, canh khuya (lúc chuyến tàu đêm băng qua phố huyện nghèo). Liên vừa nhận ra nét nên thơ,thân thuộc lẫn nét lặng lẽ, man mác buồn của cảnh chiều và đêm; mong ngóng chuyến tàu đổ xuống bao khát khao về ảnh hình một chút thế giới trong mơ tưởng...(học sinh biết so sánh Thạch Lam với Nam Cao và Nguyễn Tuân, hai tác giả cùng thời với Thạch Lam cũng rất thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, từ đó làm nổi bật lên nét riêng của Thạch Lam ở phương diện này).
Thể hiện ở những câu văn và những miêu tả giàu chất thơ: Thạch Lam người vừa hiện thực vừa lãng mạn. Chất thi vị của đời sống có mặt trong “Hai đứa trẻ” qua các trang viết về chiều tà, đêm tối.
Thể hiện ở những nhân vật không có sự phức tạp của nội tâm, cũng dường như không có tính cách gì sắc nét không phân tuyến chính diện phản diện như các tác phẩm của những nhà văn cùng thời, mà là những con người đang lặng lẽ đắm chìm trong tăm tối, buồn bã với những tâm trạng không rõ ràng, những ranh giới tình cảm mong manh. Liên trong “Hai đứa trẻ” là một nhân vật như vậy.
3. Đánh giá
Quan niệm của I.X Tuocghenhev là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn về mặt lý thuyết và thực hành sáng tạo văn học. Quan niệm trên phù hợp với quy luật muôn đời của hoạt động nghệ thuật mà Nam Cao tâm đắc: người nghệ sĩ phải “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.