- Xu
- 458
Đề thi Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ - khối Đào, M, N, năm 2003-2004 (Môn Văn - Có đáp án)
[f=800]https://server1.vnkienthuc.com/files/3/FilePDF/de-12.pdf[/f]
GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1:
a. Sinh thời Hồ Chí Minh không nhận mình là nhà văn, nhà thơ mà chỉ là người bạn của văn nghệ. Nhưng do
hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, với tâm hồn nghệ sĩ. Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có
giá trị.
Do am hiểu sâu sắ quy luật và đặc trưng của hoạt động văn nghệ từ phương diện tư tưởng chính trị đến nghệ
thuật biểu hiện, Người có quan niệm
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
Chính vì thế Người nắm lấy thơ văn như một vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng
b. Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức. Đó chính là quần chúng cần lao. Bởi vậy trong sáng
tác, người luôn đặt câu hỏi: “Viết cho ai?”, “viết để làm gì?” “viết cái gì?” và “viết như thế nào?”. Vì thế, sáng
tác của Người luôn hướng tới đối tượng và mục đích nhất định.
c. Hồ Chí Minh luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải
“miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn”. Theo Người, tính chân thật là cái gốc của văn chương. Người
không bằng lòng với cách viết cầu kỳ, rườm rà, xa lạ, nặng nề.
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Theo Người hình thức tác phẩm phải
trong sáng, hấp dẫn, ngôn từ phải chọn lọc, hàm súc.
Câu 2: Các ý chính
1. Vài nét về tác giả tác phẩm. a. Tác giả:
Hoàng Cầm tên khai sinh là Bùi Việt Thắng, quê ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Hoàng Cầm có nhiều tác phẩm
phục vụ cách mạng. Bên kia sông Đuống là một tác phẩm xuất sắc.
b. Tác phẩm
Một đêm giữa tháng 4 năm 1948, Hoàng Cầm nghe tin giặc tàn phá quê hương. Xúc động và căm giận, ông viết
Bên kia sông Đuống để bày tỏ tâm trạng của mình.
2. Bình giảng đoạn thơ.
a. Căm thù đau đớn.
Nếu phần trên là niềm tự hào về một miền quê có truyền thống văn hóa lâu đời, có những sản vật độc đáo quyến
rũ mang đậm nét Kinh Bắc thì câu thơ đột ngột căm giận khi kẻ thù xuất hiện. Giặc đến -đồng nghĩa với đau
thương, mất mát, hoang tàn (chú ý cách dùng từ tượng hình “ngùn ngụt” và phép đảo ngữ “ngùn ngụt lửa hung
tàn”). Âm bằng, trắc đan xen tạo nên một sự căng thẳng tàn bạo: “Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn”.
- Nỗi đau đọng lại. Câu thơ ngắt ra, dồn nén như một niềm căm giận.
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy.
Kẻ thù đã triệt hạ sinh kế, nguồn sống của ta và mái ấm của ta. Câu thơ khô khốc như đọng sâu nỗi căm thù.
- Khinh bỉ và căm giận được trút lên hình ảnh kẻ thù như một bầy thú dữ, “chó ngộ một đàn”. Ghê gớm và
khủng khiếp: “Lưỡi dài lê sắc máu”. Giặc xuất hiện ở đâu là nơi ấy đầy tội ác, là máu chảy, là hoang tàn: kiệt
cùng ngõ thẳm bờ hoang. Không một nơi nào trên quê hương yêu dấu lại (không chất đầy tội ác của quân thù.
“Ngõ thẳm” “bờ hoang” gợi cảnh hoang tàn đau thương.
b. Nghẹn ngào xót xa:
Trên là cảnh thực, dưới là cảnh trong tranh. Nhưng mươn tranh mà là để nói cảnh thực cuộc đời. Những bức
tranh Đông Hồ đầm ấm, hạnh phúc, tươi vui đâu còn nữa. Tác phẩm nghệ thuật, giá trị tinh thần bị chà đạp. Mơ
ước khát vọng về tình mẹ con, tình yêu -nguồn hạnh phúc đã ly biệt, chia lìa.
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu.
Thực và ảo trộn lẫn. Nỗi xót xa được khắc họa bằng hai mảng đối lập: Quá khứ tươi đẹp và thực tại đau thương.
Nối tiếc nghẹn ngào bao nhiêu thì càng căm giận bấy nhiêu.
Bây giờ tan tác về đâu là nỗi xót xa lòng của tác giả.
c. Lòng yêu thương tha thiết.
- Sự xúc động, căm thù và xót xa, thương đau chính là thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương tha thiết của Hoàng
Cầm. Bài thơ là tâm trạng của người con xa quê trong những ngày khói lửa.
- Tình yêu ấy được diễn tả bằng hồn thơ đằm thắm yêu thương, được thể hiện bằng ngòi bút tài hoa, độc đáo.
Nhiều hình ảnh có giá trị gợi cảm cao, từ ngữ chính xác, chọn lọc, hàm xúc, nhịp thơ diễn tả khi đau đớn, căm
giận khi thiết tha…
Tất cả những nét đó tạo nên nét đặc sắc cảu một nhà thơ xuất sắc