Ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT cho biết: “Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ đạt được các yêu cầu kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh, chủ yếu là chương trình lớp 12".
Chỉ còn 2 ngày nữa thí sinh dự thi đại học sẽ bước vào đợt thi đầu tiên. Ông Ngô Kim Khôi - phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT cho biết: “Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ đạt được các yêu cầu kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh trong phạm vi chương trình trung học hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12, phù hợp với quy định về điều chỉnh nội dung học tập cấp trung học.
Nội dung đề thi đảm bảo tính khoa học, chính xác, chặt chẽ. Lời văn, câu chữ phải rõ ràng, không có sai sót. Đồng thời, đề thi phải đạt yêu cầu phân loại được trình độ học lực của thí sinh và phù hợp với thời gian quy định cho mỗi môn thi.
Ông Khôi cũng cho hay, Bộ GD-ĐT quy định, đề thi không được phép sai sót về nội dung. Không ra đề thi ngoài chương trình và vượt chương trình trung học. Không ra đề vào những phần giảm tải, cắt bỏ. Đồng thời, không ra đề thi vào những phần, những ý còn đang tranh luận về mặt khoa học hoặc có nhiều cách giải. Không ra đề quá khó, quá phức tạp. Đối với phần tự chọn (nếu có) trong đề thi, thí sinh chỉ được làm bài một trong hai phần tự chọn; nếu làm bài cả hai phần tự chọn thì bị coi là phạm qui và không được chấm điểm cả hai phần tự chọn.
Bộ sẽ xử lý ngay nếu đề thi có bất thường
Theo quy chế thi ĐH, CĐ 2010 của Bộ GD-ĐT, giám thị nếu phát hiện sai sót trong đề thi, các cán bộ coi thi phải báo cáo ngay với hội đồng tuyển sinh (HĐTS) trường và HĐTS trường báo cáo ngay với ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD-ĐT để có phương án xử lý thích hợp.
Tuỳ theo tính chất và mức độ sai sót nặng hay nhẹ, tuỳ theo sai sót xảy ra ở một câu hay nhiều câu của đề thi, tuỳ theo thời gian phát hiện sớm hay muộn, chủ tịch HĐTS trường, sau khi xin ý kiến ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, phải cân nhắc và quyết định xử lý theo một trong các phương án:
Chỉ đạo các HĐTS hoặc các điểm thi sửa chữa kịp thời các sai sót, thông báo cho thí sinh biết, nhưng không kéo dài thời gian làm bài; Chỉ đạo việc sửa chữa các sai sót, thông báo cho thí sinh biết và kéo dài thích đáng thời gian làm bài cho thí sinh; Không sửa chữa, cứ để thí sinh làm bài, nhưng phải xử lý khi chấm thi (có thể điều chỉnh đáp án và thang điểm cho thích hợp); Tổ chức thi lại môn đó vào ngay sau buổi thi cuối cùng bằng đề thi dự bị.
Chỉ có trưởng ban chỉ đạo thi tuyển sinh của Bộ GD-ĐT (đối với đề thi chung do Bộ GD-ĐT biên soạn) hoặc chủ tịch HĐTS trường (đối với các trường tự ra đề thi) mới có thẩm quyền kết luận về tình huống lộ đề thi. Khi đề thi chính thức bị lộ, trưởng ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD-ĐT (đối với đề thi chung do Bộ GD-ĐT biên soạn) hoặc chủ tịch HĐTS trường (với các trường tự ra đề thi) quyết định đình chỉ môn thi bị lộ, thông báo cho thí sinh biết. Các buổi thi môn khác vẫn tiếp tục bình thường theo lịch. Môn bị lộ sẽ được thi ngay sau buổi thi cuối cùng.
Sau khi thi, Bộ GD-ĐT, HĐTS trường sẽ phối hợp với các ngành chức năng để kiểm tra, xác minh, kết luận nguyên nhân lộ đề thi, người làm lộ đề thi và những người liên quan, tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.
Bộ GD-ĐT sẽ quyết định lùi buổi thi nếu thiên tai xảy ra
Nếu thiên tai xảy ra trên quy mô toàn quốc, Bộ GD-ĐT sẽ quyết định lùi buổi thi. Nếu thiên tai xảy ra trên phạm vi hẹp của một số địa phương, HĐTS trường phải huy động sự hỗ trợ của các lực lượng trên địa bàn dưới sự chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các địa phương, kể cả việc phải thay đổi địa điểm thi.
Nếu xảy ra tình huống bất khả kháng thì HĐTS trường báo cáo ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD-ĐT cho phép lùi một hoặc hai môn thi vào ngay sau buổi thi cuối cùng với đề thi dự bị; các môn thi còn lại vẫn thi theo lịch chung.
Hồng Hạnh - Dân Trí
Chỉ còn 2 ngày nữa thí sinh dự thi đại học sẽ bước vào đợt thi đầu tiên. Ông Ngô Kim Khôi - phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT cho biết: “Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ đạt được các yêu cầu kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh trong phạm vi chương trình trung học hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12, phù hợp với quy định về điều chỉnh nội dung học tập cấp trung học.
Nội dung đề thi đảm bảo tính khoa học, chính xác, chặt chẽ. Lời văn, câu chữ phải rõ ràng, không có sai sót. Đồng thời, đề thi phải đạt yêu cầu phân loại được trình độ học lực của thí sinh và phù hợp với thời gian quy định cho mỗi môn thi.
Ông Khôi cũng cho hay, Bộ GD-ĐT quy định, đề thi không được phép sai sót về nội dung. Không ra đề thi ngoài chương trình và vượt chương trình trung học. Không ra đề vào những phần giảm tải, cắt bỏ. Đồng thời, không ra đề thi vào những phần, những ý còn đang tranh luận về mặt khoa học hoặc có nhiều cách giải. Không ra đề quá khó, quá phức tạp. Đối với phần tự chọn (nếu có) trong đề thi, thí sinh chỉ được làm bài một trong hai phần tự chọn; nếu làm bài cả hai phần tự chọn thì bị coi là phạm qui và không được chấm điểm cả hai phần tự chọn.
Đề thi đại học chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 nhưng có câu phân loại thí sinh.
Bộ sẽ xử lý ngay nếu đề thi có bất thường
Theo quy chế thi ĐH, CĐ 2010 của Bộ GD-ĐT, giám thị nếu phát hiện sai sót trong đề thi, các cán bộ coi thi phải báo cáo ngay với hội đồng tuyển sinh (HĐTS) trường và HĐTS trường báo cáo ngay với ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD-ĐT để có phương án xử lý thích hợp.
Tuỳ theo tính chất và mức độ sai sót nặng hay nhẹ, tuỳ theo sai sót xảy ra ở một câu hay nhiều câu của đề thi, tuỳ theo thời gian phát hiện sớm hay muộn, chủ tịch HĐTS trường, sau khi xin ý kiến ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, phải cân nhắc và quyết định xử lý theo một trong các phương án:
Chỉ đạo các HĐTS hoặc các điểm thi sửa chữa kịp thời các sai sót, thông báo cho thí sinh biết, nhưng không kéo dài thời gian làm bài; Chỉ đạo việc sửa chữa các sai sót, thông báo cho thí sinh biết và kéo dài thích đáng thời gian làm bài cho thí sinh; Không sửa chữa, cứ để thí sinh làm bài, nhưng phải xử lý khi chấm thi (có thể điều chỉnh đáp án và thang điểm cho thích hợp); Tổ chức thi lại môn đó vào ngay sau buổi thi cuối cùng bằng đề thi dự bị.
Chỉ có trưởng ban chỉ đạo thi tuyển sinh của Bộ GD-ĐT (đối với đề thi chung do Bộ GD-ĐT biên soạn) hoặc chủ tịch HĐTS trường (đối với các trường tự ra đề thi) mới có thẩm quyền kết luận về tình huống lộ đề thi. Khi đề thi chính thức bị lộ, trưởng ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD-ĐT (đối với đề thi chung do Bộ GD-ĐT biên soạn) hoặc chủ tịch HĐTS trường (với các trường tự ra đề thi) quyết định đình chỉ môn thi bị lộ, thông báo cho thí sinh biết. Các buổi thi môn khác vẫn tiếp tục bình thường theo lịch. Môn bị lộ sẽ được thi ngay sau buổi thi cuối cùng.
Sau khi thi, Bộ GD-ĐT, HĐTS trường sẽ phối hợp với các ngành chức năng để kiểm tra, xác minh, kết luận nguyên nhân lộ đề thi, người làm lộ đề thi và những người liên quan, tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.
Bộ GD-ĐT sẽ quyết định lùi buổi thi nếu thiên tai xảy ra
Nếu thiên tai xảy ra trên quy mô toàn quốc, Bộ GD-ĐT sẽ quyết định lùi buổi thi. Nếu thiên tai xảy ra trên phạm vi hẹp của một số địa phương, HĐTS trường phải huy động sự hỗ trợ của các lực lượng trên địa bàn dưới sự chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các địa phương, kể cả việc phải thay đổi địa điểm thi.
Nếu xảy ra tình huống bất khả kháng thì HĐTS trường báo cáo ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD-ĐT cho phép lùi một hoặc hai môn thi vào ngay sau buổi thi cuối cùng với đề thi dự bị; các môn thi còn lại vẫn thi theo lịch chung.
Hồng Hạnh - Dân Trí