- Xu
- 458
Đề thi Đại học, Cao đẳng – năm 2005 – môn Văn - khối C (có đáp án)
[f=800]https://server1.vnkienthuc.com/files/3/FilePDF/de-7.pdf[/f]
Câu I. Giá trị lịch sử, giá trị văn học của bản Tuyên ngôn độc lập
1. Giá trị lịch sử
- Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng chục vạn đồng bào tại quản
trường Ba Đình, Hà Nội. Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc
Việt Nam về quyền độc lập, tự do, cũng là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh gần một trăm năm của dân tộc
ta để có quyền thiêng liêng đó.
- Bản tuyên ngôn đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở Việt Nam và mở ra một kỉ nguyên mới
cho dân tộc ta: kỉ nguyên độc lập tự do, kỉ nguyên nhân dân làm chủ đất nước. 2. Giá trị văn học
- Tuyên ngôn độc lập là một án văn yêu nước lớn của thời đại. Tác phẩm khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập
dân tộc, gắn độc lập dân tộc với quyền sống của con người, nêu cao truyền thống yêu nước, truyền thống nhân
đạo của người Việt Nam.
- Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực. Dung lượng tác phẩm ngắn gọn, cô đọng, gây ấn
tượng sâu sắc. Kết cấu tác phẩm mạch lạc, chặt chẽ; chứng cứ cụ thể, xác thực; lập luận sắc bén, giàu sức thuyết
phục. Ngôn ngữ tác phẩm chính xác gợi cảm, tác động mạnh mẽ vào tình cảm, nhận thức của người nghe, người
đọc.
Câu II. Phân tích hai trích đoạn thơ về quê hương đất nước (bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm và Đất
Nước của Nguyễn Khoa Điềm)
1. Giới thiệu chung về đề tài tác phẩm.
- Quê hương, đất nước là một đề tài xuyên suốt, nổi bật trong văn học Việt Nam. Nhiều tác phẩm viết về đề tài
này để thể hiện những suy tư sâu sắc, niềm tự hào dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ, bên
cạnh nét chung, mỗi tác giả lại có cách cảm nhận riêng về quê hương đất nước.
- Giới thiệu hai tác phẩm: Vào một đêm giữa tháng 4 - 1948 ở Việt Bắc, Hoàng Cầm nghe tin giặc đánh phá
quê hương mình, ông xúc động viết bài Bên Kia Sông Đuống. Năm 1971, ở chiến khu Trị Thiên, hướng về tuổi
trẻ Việt Nam trong những ngày sôi sục đáng Mĩ, Nguyễn Khoa Điềm viết trường ca Mặt Trời Khác Vọng, trong
đó có chương V - Đất nước. Cả hai tác phẩm điều được xem là thành tựu xuất sắc của thơ ca Việt Nam hiện đại.
2. Phân tích đoạn thơ.
a.- Trích đọan thơ trong Bên kia sông Đuống
- Bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm là hoài niệm về quê hương thanh bình trong quá khứ và nỗi xót
xa trước quê hương đau thương trong hiện tại. Đoạn trích nằm ở phần đầu của bài thơ, thể hiện niềm yêu mến,
tự hào về quê hương Kinh Bắc tươi đẹp, trù phú, giàu truyền thống văn hóa.
- Câu thơ Bên kia sông Đuống gợi điểm nhìn trong tâm tưởng. Dường như nhà thơ đang ở bên này – vùng tự
do, mà nhìn về bên kia –nơi quê hương bị giặc chiếm đóng, từ đó gợi dậy bao hồi tưởng về Kinh Bắc ngày xưa
tươi đẹp, thanh bình.
- Trong ba câu tiếp theo, quê hương được tái hiện vừa khái quát, vừa cụ thể. Đời sống vật chất được gợi lên từ
hương vị lúa nếp thơm nồng. Đời sống tinh thần hội tụ trong nét văn hóa đặc sắc, tranh Đông Hồ.
- Phân tích sâu hai câu thơ về tranh Đông Hồ. Tác giả đã nêu bật cái chất dân gian, cái hồn dân tộc của tranh
Đông Hồ từ đề tài, ý nghĩa đến màu sắc, chất liệu độc đáo. Cần làm rõ khả năng vừa gợi tả, vừa biểu hiện cảm
xúc của các từ tươi trong, sáng bừng, đặc biệt là nét nghĩa của cụm từ màu dân tộc (nghĩa cụ thể: chất liệu màu
sắc lấy từ đất đá, cây cỏ của quê hương, nghĩa bóng: hình ảnh quen thuộc trong đời sống hàng ngày, nghệ thuật
vẽ tranh dân gian -tất cả tạo nên bản sắc dân tộc độc đáo).
b. Trích đoạn thơ trong đất nước.
- Trường ca Mặt đường khát vọng viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng tạm chiếm ở miền Nam:
nhận rõ bộ mặt xâm lược của để quốc Mĩ, hướng về nhân dân đất nước, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình,
đứng dậy xuống đường chiến đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tôc. Đoạn thơ trích tuộc phần
đầu của chương V.
Tư tưởng “đất nước của nhân dân” chi phối cách cảm nhân của nhà thơ về các phương diện địa lý, lịch sử, văn
hóa…của đất nước
- Tám câu đầu tác giả cảm nhận đất nước qua những địa danh, thắng cảnh. Những địa danh, thắng cảnh ấy
gắn với cuộc sống, số phận, tính cách của nhân dân, được cảm thụ qua tâm hồn nhân dân. Chú ý khả
năng gợi cảm nghĩa, liên tưởng, tưởng tượng các hình ảnh, cảnh vật: tình nghĩa thủy chụgn, thắm thiết
(hình ảnh núi Vọng Phu, hòn Trống Mái): sức mạnh bất khuất (chuyện Thánh Gióng); cội nguồn thiêng
liêng (hướng về đất tổ Hùng Vương); truyền thống hiếu học (cách cảm nhận về núi Bút non Nghiên); đất
nước tươi đẹp (cách nhìn dân dã về núi Con Cóc, Con Gà, về dòng sông Cửu Long gợi dáng những con
rồng)…Đất nước hiện lên vừa gần gũi, vừa thiêng liêng. - Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng những chất liệu văn hóa dân gian để nói về đất nước. Đây cũng là
biểu hiện chiều sâu tư tưởng đất nước của nhân dân trong cảm hứng sáng tạo của nhà thơ.
- Hai câu cuối nâng ý thơ lên tầm khái quát: sự hóa thân của nhân dân vào bóng hình đất nước. Nhân dân
chính là người đã tạo dựng, đã đặt tên, ghi dấu ấn cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, miền đất
này.