• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đề thi Đại học, Cao đẳng 2002-2003 - khối C môn Văn

thich van hoc

Moderator
[f=800]https://server1.vnkienthuc.com/files/3/FilePDF/de-15.pdf[/f]



GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1: các ý cơ bản cần có.
1. Trình bày ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn Vi hành:
a. Năm 1922, thực dân Pháp đưa Khải Định sang “mẫu quốc” nhân cuộc Đấu xảo thuộc địa tổ chức tại Mác
Xây. Mục đích của bon thực dân là vừa vuốt ve Khải Định, vừa lựa gạt dân Pháp khiến họ tin rằng sự “bảo hộ”
của nước Pháp đựợc Việt Nam hoan nghênh. Khi sang Pháp, Khải Đinh đã phô bày tất cả sự ngu dốt, lố lăng
của một tên vua bù nhìn vô dụng khiến cho những người Việt Nam yêu nước hết sức bất bình.
b. Thời gian này Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động cách mạng ở Pháp. Ngừời đã viết nhiều tác phẩm đánh vào
chuyến đi nhục nhã của Khải Định như Con Rồng Tre, Sở thích đặc biệt, lời than vãn của bà Trưng Trắc…Vi
hành là tác phẩm cuối cùng nằm trong loạt tác phẩm đó, được đăng báo Nhân đạo của Đảng cộng sản Pháp vào
đầu năm 1923.
2. Mục đích sáng tác truyện “Vi hành”
a. Vi hành chủ yếu vạch trần bộ mặt xấu xa của Khải Định - một tên vua bán nước có nhân cách tồi tệ.
b. Vi hành cũng đã kích mạnh mẽ bọn thực dân Pháp với các chính sách “khai hóa” thâm độc và hành động vi
phạm nhân quyền trắng trợn của chúng (cho lũ mật thám thường xuyên theo dõi Nguyễn Ái Quốc cùng những
người Việt Nam yêu nước khác trên đất Pháp, đặc biệt vào thời điểm diễn ra sự kiện nói trên). Câu 2: Các ý chính cần có.
1. Giới thiệu ngắn về tác giả, tác phẩm
- Vợ Nhặt là một truyện ngắn hay nhất của Kim Lân và của văn học Việt Nam sau 1945. Truyện được in trong
tập Con chó xấu xí (1962).
- Vợ Nhặt có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Thông qua tình huống “nhặt vợ” ngồ ngộ mà đầy
thương tâm, tác giả đã cho ta thấy được nhiều điều về cuộc sống tối tăm của những người lao động trong nạn
đói năm 1945 cũng như khát vọng sống mãnh liệt và ý thức về nhân phẩm rất cao của họ.
2. Giải thích khái niệm.
Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm
thông sâu sắc đối với nỗi đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và
lòng tin vào khả năng vươn dậy của nó.
3. Phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm vơi các biểu hiện chính.
a. Tác phẩm bộ lộ niềm xót xa, thương cảm đối với cuộc sống bi đát của người nông dân nghèo trong nạn đói,
qua đó tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân, phát xít đối với nhân dân ta (điểm qua các chi tiết miêu tả xóm
ngu cư trong nạn đói, những xác người cong queo, tiếng quạ gào thê thiết, tiếng hờ khóc trong đêm, mùi xác
chết gây gây, những khuôn mặt u ám, những dáng người ủ rũ, những nỗi lo âu…)
b. Tác phẩm đi sâu khám phá và nâng niu, trân trọng khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của con người. Cần
làm rõ.
Những khao khát hạnh phúc của Tràng (cái tặc lưỡi” có phần liều lĩnh, cảm giác mới mẻ “mơn man khắp da
thịt”, những sắc thái khác nhau của tiếng cười, sự “tiêu hoang” (mua hai hào dầu thắp) cảm giác êm ái, lửng lơ
sau đêm tân hôn…)
- Ý thức bám lấy sự sống ở các nhân vật “Vợ Nhặt” (chấp nhận theo không Tràng, bỏ qua ý thức về danh
dự)
- Ý thức vun đắp cho cuộc sống ở các nhân vật (Bà cụ Tứ bàn về việc đan phên ngăn phòng, việc nuôi gà,
mẹ chồng nàng dâu thu dọn nhà của quang quẻ..)
- Niềm hy vọng về cuộc đổi đời của các nhân vật (hình ảnh lá cờ đỏ vấn vương trong tâm trí Tràng…)
c. Tác phẩm thể hiện lòng tin sâu sắc vào phẩm giá, vào lòng nhân hậu của con người. Cần làm rõ:
- Cái đẹp tiềm ẩn của Tràng: sự thông cảm, lòng thương người sự hào phóng, chu đáo (đãi người đàn bà
bốn bát bánh đúc, mua cho chi ta cái thúng con) tình nghĩa thái độ trách nhiệm…
- Sự biến đổi của người “vợ nhặt” sau khi theo Tràng về nhà: vẻ chao chát, chỏng lỏn ban đầu biến mất,
thay vào đó là sự hiền hậu, đúng mực, sự mau mắn trong việc làm, sự ý tứ trong cách cư xử…
- Tấm lòng nhân hậu của bà cụ Tứ: thương con rất mực, cảm thông với tình cảnh của nàng dâu, trăn trở về
bổn phận làm mẹ, cố tạo niềm vui trong gia đình giữa cuộc sống thê thảm.
4. Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Điểm đáng nói nhất về giá trị nhân đạo tác phẩm này là niềm tin tưởng sâu sắc vào con người lao động, vào bản
năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của họ. Tình cảm nhân đạo ở đây rõ ràng có nét mới mẻ so với tình cảm
nhân đạo được thể hiện trong nhiều tác phẩm của văn học hiện thực trước cách mạng.
Câu 3: Các ý cơ bản cần có
- Xuân Quỳnh (1942-1988) là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà thơ trưởng thành trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Sóng là bài thơ tiểu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh: luôn luôn trăn trở, khát khao được yêu thương gắn
bó. Bài thơ được in ở tập Hoa dọc chiến hào (1968).
- Đoạn thơ trích nằm ở phần giữa của bài thơ. Có thể xem đó là đoạn thơ tiêu biểu của tác phẩm. Giống
như toàn bài, ở đoạn thơ này, hai hình tượng Sóng và em luôn tồn tại đang cài, khắc họa rõ nét nỗi nhớ,
sự thủy chung tha thiết của nhà thơ. Mỗi trạng thái tâm hồn của người phụ nữ đều có thể tìm thấy sự
tương đồng với một đặc điểm nào đó của Sóng. 2. Bình giảng 6 câu đầu.
- Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: lòng sâu -mặt nước, ngày –đêm.
- Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi cả vào trong mơ, trong tiềm thức (cả
trong mơ còn thức).
- Cách nói cường điệu nhưng đúng và chân thành biểu hiện nỗi nhớ một tình yêu mãnh liệt (Ngày đêm
không ngủ đựơc).
- Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thỏa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của
mình (Lòng em nhớ đến anh)
3. Bình giảng bốn câu tiếp theo.
- Khẳng định lòng chung thủy: dù ở phương nào, nơi nào cũng chỉ hướng về anh -một phương.
- Trong cái mênh mông của đất trời, đã có phương Bắc, phương Nam thfu cũng có phương anh. Đây chính
là “phương tâm trạng”, “phương “của người phụ nữ đang yêu say đắm, thiết tha.
4. Một số đặc điểm đặc sắc về mặt nghệ thuật của cả đoạn thơ.
- Thể thơ 5 chữ được dùng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp sóng biển, nhịp lòng thi sĩ.
- Các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc
diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt: con sóng (3 lần), dưới lòng sâu –trên mặt nước, dẫu xuôi -dẫu ngược…
5. Kết luận chung.
- Trong đoạn thơ, Xuân Quỳnh đã thể hiện rất gợi cảm, sinh động những trạng thái cảm xúc, những khao
khát mãnh liệt của một người phụ nữ đang yêu.
- Từ đoạn thơ, có thể nói tới tâm hồn của ngừơi phụ nữ Việt Nam trong tình yêu: táo bạo, mạnh mẽ nhưng
vẫn giữ được nét truyền thống tốt đẹp (sự thủy chung gắn bó).
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top