• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đề thi đại học đây!

  • Thread starter Thread starter son93
  • Ngày gửi Ngày gửi

son93

New member
Xu
0
Mỗi ngày mình sẽ gửi lên diễn đàn 1 vài câu trong đề thi đại học, các bạn cùng mình giải chi tiết nhé:
Câu 1 : Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO4 2- và x mol OH-. Dung dịch Y có chứa ClO4-, NO3-,và y mol H+; tổng số mol ClO4-và NO3- là 0,04. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của H2O) là
A. 1 B. 2 C. 12 D. 13
Câu 2 : Cho 19,3 gam hỗn hợp bột Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 6,40 B. 16,53 C. 12,00 D. 12,80
Câu 3 : Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 50% B. 36% C. 40% D. 25%
 
Mình xin giải chi tiết các bài toán này như sau:
Bài 1:
Áp dụng tính trung hòa trong dung dịch cho 2 dung dịch trên ta được:
0,07 = 2.0,02 + x vậy x = 0,03 mol
0,04 = y
vậy khi trộn X và Y vào với nhau :
nH+ - nOH- = 0,01 mol
[H+]=0,01/0,1 = 0,1M
vậy pH = 1
đáp án A
Câu 2:
mình phân tích nhé, phản ứng oxhk sảy ra theo từng nấc: khi cho hỗn hợp 2 kL trên vào dung dịch muối, Fe+3 xuống Fe+2 trước
với Cu thì phản ứng chỉ sảy ra đến đây (Cu yếu hơn Fe) vơi Zn thì tiếp tục đẩy Fe+2 ra khỏi dung dịch muối. Nhưng chú ý 1 điều là kim loại nào mạnh thì phản ứng trước vì thế trong bài này Zn sẽ phản ứng trước với dung dịch muối tạo Fe+2 rồi tiếp tục đẩy Fe+2 ra ngoài, khi hết Zn thì Cu mơi tham gia phản ứng
vậy trước tiên tính số mol của từng kim loại
gọi x và y lần lượt là số mol của Cu và Zn
lập hệ phương trình (khối lượng và tỉ lệ số mol)
x = 0,1
y = 0,2
vậy Zn+Fe2(SO4)3--->FeSO4+ZnSO4
sau quá trình này còn dư 0,1 muối Fe3+ và tạo ra 0,1mol muối Fe2+
vậy tới quá trình tiếp Cu sẽ phản ứng trước với Fe3+ tạo 0,1mol mỗi muối Cu2+ và Fe2+, sau quá trình này còn 0,1mol Cu kim loại và 0,2 mol Fe2+ vậy là còn 6,4 gram Cu
đáp án A
Bài 3:
bạn có thể dùng nhiều cách giải bài này
mình làm như sau:
Tự chọn lượng chất nhé: chọn hỗn hợp có 100 lít
tỉ khối của hỗn hợp với He là 1,8 vậy thể tích của H2 và NH3 lần lượt là: 80 lít và 20 lít
vậy tính theo N2
giả sử có 3x lit H2 phản ứng sau phản ứng sẽ thu còn lại 100 - 2x lít khí
vậy (100-2x)/100 = 1,8/2 vậy x = 5 lít
thế thể tích N2 đã phản ứng là 5 lít
vậy hiệu suất là 5/20 = 25%
chọn D
 
]Câu 4 : Trong số các chất : C3H8, C3H7Cl, CH8O và C3H9N; chất có nhiều đồng phân cấu tạo nhất là
A. C3H7Cl B. C3H8O C. C3H8 D. C3H9N
Câu 5: Thực hiện các thí nghiệm sau :
(I) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4
(II) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S
(III) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước
(IV) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng
(V) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng
(VI) Cho SiO2 vào dung dịch HF
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là
A. 3 B. 6 C. 5 D. 4
Câu 6: Cho cân bằng 2SO2 (k) + O2 (k) ---><---2SO3 (k) (phản ứng thuận nghich). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là :
A. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
B. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
D. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
 
Đáp án nè:
4-D
5-D
6-B
Mai mình làm cho, giải thích tận gốc luôn. giờ đi ngủ cái đã, mệt rồi (đang ốm)
 
Ok! nhưng phải thanks (đó là văn hóa thanks, phải tồn tại!)
Mình làm chi tiết nhé:
Câu 4
Bạn có thể dễ dàng nhì thấy rằng với hợp chất no có cùng số nguyên tử C trong phân tử thì hợp chất có nhóm NH2- có số đồng phân nhiều nhất vì thế bạn sẽ chọn D
Câu 5
Định nghĩa khái quát lại về phản ứng oxi hóa - khử:
là phản ứng mà trong đó có sự thay đổi số oxi hóa (vì tính trung hòa về điện nên 1 tăng thì 1 phải giảm số oxi hóa nên hcir cần là nói có sự thay đổi số oxi hóa là đủ)
vậy trong các phản ứng đó chỉ có phản ứng 5 và 6 là phản ứng trao đổi còn lại là phản ứng oxi hóa khử
dõ hơn phản ứng 1 thuốc tím là chất oxi hóa mạnh, SO2 thì chưa đạt số oxi hóa tối đa là +6 nên sẽ sảy ra phản ứng oxi hóa khử
Phản ứng 2 sẽ sảy ra phản ứng để tạo ra S (nguyên chất) S+4 và S-2 đều về S0
Phản ứng 3 thì sẽ tạo ra HNO3
Phản ứng 4 MnO2 cũng là chất oxi hóa mạnh vì thế phản ứng này tạo ra sản phẩm của quá trình oxi hóa khử là Cl2 và MnCl2
chọn gì nhỉ? hiihoho chọn D
Câu 6:
Mình sẽ giải thích và suy luận thế này này:
định luật bảo toàn khối lượng thì sau phản ứng khối lượng hỗn hợp không đổi, vì khi tăng nhiệt độ thì tỉ của hỗn hợp giảm vậy số mol hỗn hợp tăng, vậy thì phản ứng chuyển dịch theo chiều nghich, và phản ứng đốt là phản ứng tỏa nhiệt, vậy chọn B
 
Câu 7: Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là
A. 0,04 và 4,8 B. 0,07 và 3,2 C. 0,08 và 4,8 D. 0,14 và 2,4
Câu 8: Một phân tử saccarozơ có
A. một gốc b-glucozơ và một gốc b-fructozơ
B. một gốc b-glucozơ và một gốc a-fructozơ
C. hai gốc a-glucozơ
D. một gốc a-glucozơ và một gốc b-fructozơ
Câu 9: Oxi hoá hết 2,2 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức thành anđehit cần vừa đủ 4,8 gam CuO. Cho toàn bộ lượng anđehit trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Hai ancol là :
A. C2H5OH, C2H5CH2OH
B. C2H5OH, C3H7CH2OH
C. CH3OH, C2H5CH2OH
D. CH3OH, C2H5OH
 
Mình làm vô cơ - câu 7.
Hữu cơ mình chưa học ~.~ , xin nhờ bạn khác giải vậy ^^


Câu 7: Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là
A. 0,04 và 4,8 B. 0,07 và 3,2 C. 0,08 và 4,8 D. 0,14 và 2,4

mình nói khái quát thôi nha, có gì sai mong bạn sửa giùm :
X gồm có : Na2CO3, NaHCO3 ( cái lượng kết tủa chênh lệch ở 2TNo )
TN1 chỉ có Na2CO3 td với BaCl2. Từ lượng kết tủa suy ra mol Na2Co3
TN2 : do có nhiệt độ nên cả Na2CO3 và NaHCO3 dư đều tác dụng tạo kết tủa.
... tính một xíu...
m=4.8
a=0.08
------------> C
 
Câu 7 các bạn làm theo như Hz0 nhé
Câu 8 câu này chẳng phải giải thích chọn luôn vi là kiến thức trong sgk
chọn D
Câu 9: chú ý luôn là ancol đơn chức khi bị oxi hóa nhé sẽ tạo andehit đơn chức
số mol CuO là 0,06 mol ---> số mol andehit là 0,06 mà số mol của Ag là 0,22 từ tỉ lệ số mol này có thể suy ra trong đó có HCHO vậy có rươu CH3OH trong hỗn hợp (x mol, gấp 4 lần số mol Ag)
số mol của rượu còn lại là y mol (2 lần số mol Ag) vậy x+y = 0,06 và 4x+2y = 0,22 (số mol Ag)vậy x = 0,05, y = 0,01 vậy từ đó tính được M của rượu còn lại là:
60 vậy là đáp án C
thế nhé, bạn nào thắc mắc nữa không?
 
Câu 9: Oxi hoá hết 2,2 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức thành anđehit cần vừa đủ 4,8 gam CuO. Cho toàn bộ lượng anđehit trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Hai ancol là :
A. C2H5OH, C2H5CH2OH B. C2H5OH, C3H7CH2OH
C. CH3OH, C2H5CH2OH D. CH3OH, C2H5OH
Câu 10: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hoá (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là
A. 34,20 B. 27,36 C. 22,80 D. 18,24
Câu 11: Cho dung dịch X gồm: 0,007 mol Na+; 0,003 mol Ca2+; 0,006 mol Cl-; 0,006 HCO3- và 0,001 NO3-. Để loại bỏ hết Ca2+ trong X cần một lượng vừa đủ dung dịch chứa a gam Ca(OH)2 Gía trị của a là
[FONT=&quot] A. 0,222 B. 0,120 C. 0,444 [/FONT] D. 0,180
 
12: Hỗn hợp khí nào sau đây không tồn tại ở nhiệt độ thường ?
[FONT=&quot]A. H2 và F2
B. Cl2 và O2
C. H2S và N2
[/FONT] D. CO và O2
 
Câu 9 đã làm rồi!
Câu 10: chú ý nhé, số mol của của axit và ancol no có cùng số nguyên tử cacbon (n nguyên tử cacbon) là x và y là
axit CnH(2n-2k)O2, ancol CnH(2n+2)O
nH2O = 1,4 mol
nCO2 = 1,5 mol
số mol cacbonic là n(x+y) và sô mol nước x(n-k) + y(n+1) = n(x+y) +y-kx
vậy ta có n = 3
vậy trong phân tử của axit chỉ có thể có 1 hoặc 2 nối đôi tức là k là 1 hoặc 2
kết hợp các điều trên lại ta được axit trên là C3H4O2 và ancol là C3H8O
vậy tính được x = 0,3 và y = 0,2 mol
theo lí thuyết sẽ tạo ra 0,2 mol CH2=CH-COOC3H7
tương ứng 22,8 g este nhưng hiệu suất là 80% nên khối lượng este tạo ra là 18,24 gram
chọn D (tương đối khó)
Câu 11:
Lưu ý là chỉ là loại ion Ca2+ trong dung dịch đó thôi, vì thế chỉ đơn giản là lượng CO3 (2-) là 0,003 mol vậy sô mol HCO3- đã phản ứng là 0,003 mol để tạo ra lượng CO3 (2-) trên cần lượng Ca(OH)2 là 0,003 mol vì thế a = 0,222 g
chọn A
Câu 12:
Dễ thấy là đáp án A
(không nhớ có thể loại trừ)
CO và O2 ở nhiệt độ thường không phản ứng
N2 trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường
Cl2 và O2 không thể phản ứng với nhau ở nhiệt độ thương
F2 là phi kim mạnh khi ở cùng H2 ở nhiệt độ thường chúng phản ứng với nhau tạo HF
 
Câu 13: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 10,08. Giá trị của m là
A. 0,328
B. 0,205
C. 0,585
D. 0,620
Câu 14: Nung nóng từng cặp chất trong bình kín: (1) Fe + S (r), (2) Fe2O3 + CO (k), (3) Au + O2 (k), (4) Cu + Cu(NO3)2 (r), (5) Cu + KNO3 (r) , (6) Al + NaCl (r). Các trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá kim loại là :
A. (1), (3), (6)
B. (2), (3), (4)
C. (1), (4), (5)
D. (2), (5), (6)
Câu 15: Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 là
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
 
Hôm nay mình hơi mệt nên chỉ post đáp án nên để các bạn xem thôi nhé.
13 - A
14 - C
15 - A
Hẹn các bạn ngày mai mình sẽ post lời giải lên.
Câu 16: Có các phát biểu sau :
(1) Lưu huỳnh, photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3
(2) Ion Fe3+ có cấu hình electron viết gọn là [Ar]3d5
(3) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo
(4) Phèn chua có công thức Na2SO4.Al2(SO2)3.24H2O
Các phát biểu đúng là
A. (1), (3), (4) B. (2), (3), (4) C. (1), (2), (3) D. (1), (2), (4)
Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
B. Kim loại xeri được dùng để chế tạo tế bào quang điện
C. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện
D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần
Câu 18: Hoà tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 32,20 B. 24,15 C. 17,71 D. 16,10

Đây là
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2010
Môn thi : HOÁ, khối A - Mã đề : 596



 
^^.!

Mình làm vô cơ nha .! :byebye:

Câu 14:
Nung nóng từng cặp chất trong bình kín: (1) Fe + S (r), (2) Fe2O3 + CO (k), (3) Au + O2 (k), (4) Cu + Cu(NO3)2 (r), (5) Cu + KNO3 (r) , (6) Al + NaCl (r). Các trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá kim loại là :
A. (1), (3), (6)
B. (2), (3), (4)
C. (1), (4), (5)
D. (2), (5), (6)

(1 ) Fe + 2S ---> FeS2 ( Fe---> Fe +2 )
(4) Cu(NO3)2 ---- to---> CuO + 2NO2 + 1/2O2
sau đó Cu + 1/2 O2 ---> CuO (* vấn đề là đây ^^ )
(5) Tương tự 4 :
KNO3 ----> KNO2 + 1/2O2
Cu+ 1/2O2---> CuO

Câu 16: Có các phát biểu sau :
(1) Lưu huỳnh, photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3
(2) Ion Fe3+ có cấu hình electron viết gọn là [Ar]3d5
(3) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo
(4) Phèn chua có công thức Na2SO4.Al2(SO2)3.24H2O
Các phát biểu đúng là
A. (1), (3), (4) B. (2), (3), (4) C. (1), (2), (3) D. (1), (2), (4)

Cái 4 sai phèn chua là K2SO4 . Al2(SO4)3. 24H2O
.. loại trừ nó luôn. Chọn 1,2,3
:byebye:

Câu 17: [/B]Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
B. Kim loại xeri được dùng để chế tạo tế bào quang điện
C. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện
D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần

A- sai vì Be ko td với H2O ở to thường
C sai vì Magie có cấu trúc lục phương đặc khít ( vừa tra lại vở xong :D )
D sai vì mình thấy trong BTH ... Hix .. ko biết giải thích sao. :after_boom:

Câu 18: [/B]Hoà tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 32,20 B. 24,15 C. 17,71 D. 16,10

Bài nè biện luận 2TH:
+ Nếu ZnSO4 dư, KOH hết, tính theo KOH
--- Vpt ra có mol Zn(OH)2 = 0.11 ----> tính ra a =3.63
Cho thêm 0.06 mol KOH vào , hòa tan kết tủa..
Lại vpt ... tính ra thì thấy mâu thuẫn :canny: ( các bạn tự tính nhá , mình ko bấm mt lại nữa :byebye: )
Nhảy sang TH2 luôn:

KOH dư, ZnSO4 hết
Viết 2 pt ..
ta có PT: (m/161) + ( 0.11 -m/161 ) = 3m/99
Cho thêm 0.06 mol KOH vào thấy kết tủa giảm xuống a gam
Viết pt hòa tan Zn(OH)2, tính theo KOH
Ta có : 0.03 = a/99

Từ 2 PT trên ta tính ra a rồi tính ra m =16.1
--------> D :byebye:
 
Sơn cho topic này tiếp tục nhé!

Câu 19: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là
A. 3
B. 4
C. 2
D.5
Câu 20: Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl
(2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím
(3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc
(4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen
Các phát biểu đúng là
A. (1), (2), (4) B. (2), (3), (4) C. (1), (2), (3) D. (1), (3), (4)
Câu 21: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thuỷ phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin?
A. 3
B. 9
C. 4
D. 6
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top