Đế quốc La Mã tan vỡ vì đâu?

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Đế quốc La Mã tan vỡ vì đâu?

Sự đỏng đảnh khó lường của khí hậu trong suốt 300 năm khiến đế chế La Mã hùng mạnh rơi vào tình trạng bất ổn rồi tách thành hai nước.

Roman_ruins.jpg


Một trong những phế tích còn sót lại từ thời đế chế La Mã. Ảnh: sheppardsoftware.com.

Viện Nghiên cứu rừng, tuyết và phong cảnh của Thụy Sĩ đã nghiên cứu lịch sử khí hậu châu Âu bằng cách phân tích vòng tròn bên trong gần 9.000 thân cây sồi và thông. Chúng là những thân cây mà các nhà khảo cổ đào được tại châu Âu. Những thân cây già nhất có niên đại lên tới 2.500 năm.

Trong giai đoạn mà khí hậu thuận lợi, cây có thể lấy nhiều nước và dưỡng chất từ đất nên tăng trưởng nhanh. Vì thế mà chúng tạo ra những vòng tròn khá rộng va khoảng cách giữa các vòng cũng lớn hơn. Nhưng khi khí hậu trở nên khắc nghiệt, như hạn hán, những vòng tròn trong thân cây nhỏ hơn và khoảng cách giữa chúng cũng gần hơn.

Dựa vào kích thước của những vòng tròn trong thân cây, nhóm nghiên cứu dựng lên biểu đồ về nhiệt độ và lượng mưa tại châu Âu trong 25 thế kỷ qua, Newscientist đưa tin.

Biểu đồ cho thấy, từ năm 250, cứ sau mỗi thập kỷ khí hậu lại chuyển từ trạng thái khô, lạnh sang trạng thái ấm áp và ẩm ướt. Sự thay đổi luân phiên giữa hai kiểu khí hậu này diễn ra liên tục tới tận năm 550. Sức mạnh của đế chế La Mã suy giảm mạnh trong khoảng thời gian này, để rồi tới năm 395 nó bị phân chia thành đế quốc Byzantine và đế quốc Tây La Mã. Tới năm 476, đế quốc Tây La Mã sụp đổ.

“Nếu nhìn lại 2.500 năm qua, chúng ta sẽ thấy nhiều bằng chứng về tác động của thời tiết đối với lịch sử loài người”, BBC dẫn lời Ulf Buntgen, một thành viên của nhóm nghiên cứu, nhận xét.

Roman.jpg


Nội chiến, bạo loạn tại đế quốc La Mã trong thế kỷ 3 thường xảy ra vào giai đoạn thời tiết khắc nghiệt. Ảnh: xtimeline.com.

Buntgen nói những thăng trầm chính trị, chiến tranh, nạn đói và làn sóng di cư ồ ạt của con người luôn xuất hiện trong giai đoạn mà thời tiết thay đổi liên tục. Đại dịch “Cái chết đen” bùng phát và giết chết gần một nửa dân số châu Âu trong thời kỳ mà khí hậu ấm áp và ẩm ướt. Độ ẩm cao trong không khí giúp vi khuẩn gây bệnh dịch hạch phát tán nhanh hơn.

Các xã hội ở châu Âu chỉ ổn định và thịnh vượng trong những giai đoạn mà khí hậu không biến động lớn. Ví dụ, khí hậu ổn định từ năm 700 tới năm 1000. Trong giai đoạn đó, các xã hội phát triển nhanh chóng ở khu vực tây bắc của châu Âu. Hàng triệu người châu Âu bỏ quê hương để tới châu Mỹ khi khí hậu trở lên lạnh khác thường vào thế kỷ 17.

"Khí hậu không trực tiếp gây nên chiến tranh hay khủng hoảng kinh tế, song nó vẫn là một trong những nhân tố khiến các xã hội cổ đại sụp đổ. Trong những xã hội đang ngập chìm trong nạn đói hay khủng hoảng chính trị, những mùa đông khắc nghiệt sẽ khiến người dân càng cảm thấy khốn quẫn hơn và họ sẵn sàng vùng lên để tìm đường sống", Buntgen giải thích.

Một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng chiến tranh và khí hậu có mối quan hệ mật thiết. Chẳng hạn, trong thiên niên kỷ trước, những cuộc chiến tranh lớn ở Trung Quốc luôn xảy ra vào những giai đoạn khí hậu lạnh bất thường.


Minh Long - VnExpress

 
Theo sách lịch sử thì La Mã tan rã vì không chống nổi các cuộc tấn công của các bộ lạc người Celt và người Giecman từ phương Bắc. Mặt khác, với lãnh thổ quá rộng lớn, dung hợp nhiều dân tộc, cùng với chính sách phân quyền cho các tướng, những mâu thuẫn nội bộ đã khiến La Mã rơi vào cảnh tự bắn vào chân mình khi chính quyền trung ương không duy trì được sự thống trị trên toàn lãnh thổ.
Còn về việc chia ra hai vùng Đông La Mã ( Bizantin) và Tây La Mã, ngoài sự cách biệt địa lý và văn hóa, tớ nghĩ có một phần đóng góp không nhỏ của tôn giáo. Bởi khi đó, ở hai vùng, Thiên chúa giáo đã bắt đầu rẽ nhánh. Giáo hội ở Đông La mã đã không còn qui phục Giáo hoàng từ trước đó.
 
Theo sách lịch sử thì La Mã tan rã vì không chống nổi các cuộc tấn công của các bộ lạc người Celt và người Giecman từ phương Bắc. Mặt khác, với lãnh thổ quá rộng lớn, dung hợp nhiều dân tộc, cùng với chính sách phân quyền cho các tướng, những mâu thuẫn nội bộ đã khiến La Mã rơi vào cảnh tự bắn vào chân mình khi chính quyền trung ương không duy trì được sự thống trị trên toàn lãnh thổ.
Còn về việc chia ra hai vùng Đông La Mã ( Bizantin) và Tây La Mã, ngoài sự cách biệt địa lý và văn hóa, tớ nghĩ có một phần đóng góp không nhỏ của tôn giáo. Bởi khi đó, ở hai vùng, Thiên chúa giáo đã bắt đầu rẽ nhánh. Giáo hội ở Đông La mã đã không còn qui phục Giáo hoàng từ trước đó.

Thực ra trong lịch sử, các quốc gia, đế chế sụp đổ chủ yếu 99% do chính trị. Tuy nhiên, trong bài này, tác giả đã chỉ ra một sự trùng hợp đó là những cuộc chiến tranh lớn thường xảy ra vào những thời điểm khí hậu bất thường. Ở đây, những kẻ xâm lược thường lợi dụng thiên tai để dấy bình hay vì lí do mê tín nhỉ? BC đang phân vân liệu có yếu tố mê tín ở đây không....
 
Trong lịch sử Trung Quốc cổ, chúng ta cũng thường thấy việc những bộ tộc man di tấn công và đánh chiếm những dân tộc lớn hơn mình gấp nhiều lần (Chu diệt Thương, Nguyên thắng Tống, Mãn Thanh diệt Minh....). Họ thắng vì biết tấn công khi kẻ thù đã suy yếu. Mạnh được yếu thua, âu cũng là lẽ thường trong các cuộc chiến vậy.
Chiến tranh là một hình thái kinh tế xã hội mà nguồn gốc sâu xa của nó, theo tớ, là tham vọng của một hay một vài cá nhân cầm quyền. Họ gây chiến để đoạt lợi ích, và chiến thắng (dù kẻ thù có to con) nhờ thế lực. Trong chiến tranh, nhiều khi thế còn quan trọng hơn lực. Và không gì tệ hơn khi trước một cuộc chiến, ta tự đánh mất thế với những lục đục trong nội bộ. Trong trường hợp của La Mã, tớ nghĩ đế quốc này tự thua, hơn là các bộ tộc kia thắng.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top