Đề môn Văn thi Cao đẳng Sư phạm Kontum - khối C -2003

thich van hoc

Moderator
Thành viên BQT
[f=800]https://server1.vnkienthuc.com/files/3/FilePDF/de-17.pdf[/f]



Câu 1: Anh (chị) hãy nêu ngắn gọn phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong bài tùy bút Người lái đò
sông Đà.
Câu 2: Phân tích ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân
Câu 3: Bình giảng khổ thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của của Chế Lan Viên
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giếng hai, chim én gặp mùa
Như trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(trích SGK Văn học 12, t.1 NXB Giáo dục, 2003, trang 120)
GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1: Các ý chính:
1. Giới thiệu sơ lược về Nguyễn Tuân và tùy bút “Người lái đò sông Đà”
2. Phong cách Nguyễn Tuân nổi rõ trong bài tùy bút
- Nhìn nhận, đánh giá cảnh vật, con người ở phương diện cái đẹp, ở góc độ gây ấn tựơng mạnh.
- Đầy ắp những tri thức uyên bác và các ngành…có giá trị thông tin lớn, có tính chất tra khảo cứu.
- Văn phong phóng túng với ngôn ngữ giàu có và điêu luyện, cụ thể ở việc sư dụng từ ngữ chính xác,
những liên tưởng độc đáo.
3. Nhận xét, đánh giá về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Câu 2: Các ý chính
Có thể phân tích và trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải nắm vững truyện Vợ Nhặt để phân tích làm
rõ các ý chính sau:
1. Giới thiệu Kim Lân và truyện ngắn Vợ Nhặt
2. Với truyện ngắn này, Kim Lân miêu tả thảm kịch mà dân tộc phải chịu đựng trong nạn đói năm 1945.
Đồng thời, cho ta thấy được rằng: chỉ có lòng nhân ái và sự quật khởi của nhân dân mới giúp họ vượt
qua số phận khổ nhục.
3. Ý nghĩa tư tưởng
a. Phản ánh hiện thực xã hội Việt Nam đương thời, đặc biệt là tình cảnh khốn khổ của nhân dân trong nạn
đói năm 1945 dưới chế độ thực dân phong kiến và sự hướng về cách mạng của họ. Cụ thể là:
- Cái đói đẩy con người vào con đường tưởng chừng không lối thoát. Quang cảnh ảm đạm ở xóm ngụ cư
là bức tranh xã hội thu nhỏ. Trong hoàn cảnh đó, Tràng - nói rộng ra là quần chúng –đã hướng về cách
mạng. Chỉ có cách mạng mới cứu họ thóat khỏi thảm kịch.
- b. Quan điểm nhân đạo của tác giả thể hiện ở chỗ phát hiện và diễn tả những phẩm chất của người lao
động. Trong hoàn cảnh bi đát, họ vẫn đùm bọc, cưu mang nhau, hướng tới cuộc sống gia đình và hy
vọng ở tương lai. Tập trung thể hiện ở:
- Những ý nghĩ và hành động của Tràng
- Diễn biến tâm trạng phong phú, chân thật đầy cảm động của bà cụ Tứ.
4. Những giá trị nghệ thuật
a. Kim Lân đã sáng tạo một tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn: anh Tràng xấu xí lấy vợ trong hoàn cảnh
cái đói hoành hành đã gây ra không ít ngạc nhiên cho mọi người. Hạnh phúc của gia đình bà cụ Tứ diễn ra trong âm hưởng thê thảm của cảnh chết đói. Tình huống giàu ý nghĩa có tác dụng làm nổi bật giá trị tư
tưởng của truyện.
b. Khả năng phát hiện và diễn tả tâm lí của nhân vật sắc sảo như diễn tả tâm lý qua biểu hiện bên ngoài,
mô tả những ý nghĩ sâu kín trong nội tâm nhân vật…tập trung ở hai nhân vật: anh Tràng và bà cụ Tứ.
Nhờ vậy mà câu chuyện được trình bày sống động và hấp dẫn.
c. Giọng văn mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ được lựa chọn kĩ lưỡng có giá trị tạo hình.
5. Vợ Nhặt của Kim Lân là một trong những truyện ngắn hay nhất viết về đề tài nông thôn. Tác phẩm góp
phần khẳng định vị trí xứng đáng của nhà văn Kim Lân trong dòng văn học Việt Nam hiện đại
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top