• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đề môn Văn Học viện Ngân hàng TPHCM năm 2000 (Có đáp án)

thich van hoc

Moderator
ĐỀ THI TUYỂN SINH HỌC VIỆN NGÂN HÀNG PHÂN VIỆN TPHCM 2000

[f=800]https://server1.vnkienthuc.com/files/3/FilePDF/de-4.pdf[/f]



GỢI Ý LÀM BÀI
I. PHẦN BẮT BUỘC:
Các ý chính:
- Vợ Nhặt kể chuyện một người ngheo “nhặt” được người vợ trong năm đói. Tác phẩm được xây dựng theo diễn
biến tâm lí của ba nhân vật chính xoay quanh cái tình huống khác thường đã gắn kết thân phận họ với nhau.
1. Giá trị hiện thực.
Qua truyện Vợ Nhặt, Kim Lân đã phản ánh tình cảnh khốn cùng của nhân dân ta trong nạn đói khủng khiếp năm
1945 và xu thế hướng theo cách mạng của họ.
a. Hình ảnh xóm ngụ cư trong nạn đói, một cuộc sống mấp mé bờ vực cái chết. (người đói “như những
bóng ma nằm ngổn ngang khắp liều chợ”, “người chết như ngả rạ, thây nằm cong queo bên đường”,
tiếng quạ, tiếng hờ khóc, mùi xác chết…)
b. Trong tình cảnh khó khăn đọ, việc Tràng dắt người đàn bà đói về làm vợ khiến cả xóm làng lẫn bà
mẹ ngạc nhiên, không dám tin, mà chính anh còn lo âu (vì anh chỉ là người đẩy xe bò nghèo khó,
nhà cửa rách nát “đến cái thân mình chẳng biết còn nuôi nổi hay không”). Người đàn bà “vợ nhặt”
của Tràng rách rưới, đói sắp chết, sau khi được cho ăn bốn bát bánh đúc, theo về làm vợ một kẻ đàn ông xa lạ như anh, trước hết, chỉ để khỏi đói. Nhưng cái đói xem ra không tránh khỏi: bữa đầu tiên
của chị ở nhà chồng thật thảm hại, chẳng đủ cháo loãng để húp mà phải ăn cháo cám.
c. Qua chuyện trò giữa ba mẹ con trong bữa ăn, bức tranh nông thôn miền Bắc ngày đói được mở rộng
dần: “xóm ta khối nhà còn chả cám mà ăn”, “đằng thì nó bắt trồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế.
Trời đất này không chắc đã sống qua nổi”. Nhưng cũng có tin về những miền quê xa người ta
“không chịu đóng thuế nữa”, “còn phá kho thóc của Nhật chia cho người nghèo”. Truyện kết thúc
bằng hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người phá thóc ngày càng rõ nét, đầy sức vẫy gọi trong tâm trí
Tràng.
- Tóm lại, bằng những chi tiết về một ngày đời thường trong gia đình Tràng sau khi anh “nhặt” được vợ, Kim
Lân đã phản ánh khái quát mà sinh động, đấy ám ảnh hiện thực đất nước năm đói lịch sử 1945, tố cáo tội ác của
kẻ thù thật mạnh mẽ mà không cần dao to búa lớn. Vợ nhặt được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám, lại được
tác giả sửa chữa, cho in ngay sau hòa bình lập lại. Kim Lân có điều kiện thể hiện được xu thế tất yếu của quần
chúng lao khổ là hướng về ngọn cờ cách mạng, chỉ có cách mạng mới cứu họ thóat khỏi đói nghèo, chết thảm.
2. Gia trị nhân đạo.
Trong truyện Vợ Nhặt, Kim Lân đã khám phá và thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người lao động: trong bất cứ
hòan cảnh khốn khó nào vẫn khát khao vươn về cuộc sống, yêu thương cưu mang lẫn nhau và hi vọng ở tương
lai hạnh phúc.
a. Chuyện “nhặt” vợ, với Tràng ,đầu tiên chỉ là đùa cợt, sau “chặc lưỡi”, liều, nhưng rồi nhanh chóng nảy
sinh tình nghĩa, một tình cảm “mới mẻ” dịu dàng, gắn bó anh với người đàn bà ấy khiến anh hình như
quên hết “những cảnh sống ê chề, đói khát”. Tình nghĩa ấy đem lại hạnh phúc, thăng hoa trong tâm hồn
Tràng. “Bây giờ hắn thấy hắn nên người” thấy “ thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn”, “thấy có bổn
phận lo lắng cho vợ con sau này. Từ người đàn ông thô ráp đầu tác phẩm, Tràng như thành một người
khác hẳn, với tình yêu và trách nhiệm.
b. Người đàn bà “vợ nhặt” của Tràng thoạt tiên chua chát, trơ trẽn, dám lấy Tràng chỉ vì đói. Thấy cảnh
túng quẫn của Tràng, chị không giấu nổi vài biểu hiện thất vọng thầm kín. Nhưng bù lại, chị cảm thấy
tình cảm mà Tràng và bà mẹ dành cho mình, chị trở thành “người đàn bà hiền hậu, đúng mực”, chăm lo
cho tổ ấm mới của mình bằng sự vun vén khéo léo và tình yêu bản năng của người phụ nữ
c. Bà cụ khi thấy con trai mang về người “vợ nhặt” đã đi từ ngạc nhiên đến vừa mừng vừa tủi, vừa thương,
vừa lo lắng bằng tất cả trái tim của người mẹ yêu con, thương người đồng thời bằng những kinh nghiệm
của người lao động nghèo từng trải. Nhưng niềm vui vẫn nhiều hơn, bà nói đến những ước mơ, dự định
tương lai sáng sủa, động viên con trai và con dâu.
- Tóm lại, tình thương, sự thông cảm đã khiến những người xa lạ xích lại gần nhau hơn, đùm bọc cưu
mang lẫn nhau: mẹ -con, chồng -vợ thêm gắn bó trong hoàn cảnh khó khăn, bi đát. Vẫn còn đó đói
nghèo nhưng tình thương khiến lòng họ ấm áp hơn và thêm chỗ dựa, thêm sức mạnh để tin và hy vọng
vào tương lai. Đó chính là tia sáng, sáng lên giữa cuộc đời tối tăm. Truyền bắt đầu với chiều chạng vạng,
nhá nhem đi dần vào đêm tối nhưng kết thúc với buổi sáng trong trẻo, nắng lóa, nét tươi tắn nhẹ nhõm
trên khuôn mặt vốn u ám vì đói rách của các nhân vật làm rạng rõ ngôi nhà , xóm làng của họ.
3. Kết luận: Nguyên nhân làm cho thành công của Vợ nhặt (giá trị hiện thực và nhân đạo) là ở sự gắn bó,
hiểu biết, lòng đồng cảm sâu sắc của Kim Lân với “đất”, với “người” với cái “thuần hậu nguyên thủy”
của đời sống nông thôn.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top