Đề kiểm tra 15 phút lịch sử lớp 7

Xebus2tang

New member
Xu
0
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT LỊCH SỬ LỚP 7

ĐỀ SỐ 1 – BÀI 1

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng: (10 điểm)

Câu 1. Bộ tộc Giéc-man tràn xuống xâm chiếm các quốc gia cổ đại phương Tây vào:

A. Cuối thế kỉ IV
B. Đầu thế kỉ V
C. Cuối thế kỉ V
D. Đầu thế kỉ IV

Câu 2. Người Giéc-man chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ chia nhiều nhất cho:

A. Những người thuột dòng tộc của người Giéc-man
B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc
C. Phân đều cho mọi người
D. Những người thân trong gia đình

Câu 3. Những người vừa có ruộng đất, vừa có tướ vị, họ trở nên quyền thế và rất giàu có. Họ là:

A. Địa chủ
B. Chủ nô
C. Tư sản
D. Lãnh chúa phong kiến

Câu 4. Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có:

A. Một lãnh địa riêng.
B. Một trang trại riêng.
C. Một lâm ấp riêng.
D. Một điền trang riêng.

Câu 5. Những vương quốc được thành lập đầu tiên của bộ tộc Giéc-man là:

A. Phơ-răng
B. Ăng-lô Xắc-xông
C. Đông Gốt, Tât Gốt
D. Tất cả các vương quốc trên.

Câu 6. Trong các vương quốc “man tộc” của người Giéc-man, vương quốc giữ vai trò quan trọng và thể hiện rõ nét nhất quá trình phong kiến hóa đó là:

A. Đông Gốt
B. Tây Gốt
C. Văng đan
D. Phơ-răng

Câu 7. Nước trước đây có tên gọi là Vương quốc Phơ – răng có lãnh thổ chủ yếu là nước:

A. Anh
B. Pháp
C. Italy
D. Đức

Câu 8. Nước Anh trước đây có tên gọi là:

A. Ăng-lô Xắc-xông
B. Tây Gốt
C. Đông Gốt
D. Phơ-răng

Câu 9. Trong xã hội phong kiến các nước phương Tây, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ các tầng lớp:

A. Nông dân tự do có nhiều ruộng đất
B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc có nhiều ruộng đất
C. Nô lệ được giải phóng
D. Tướng lĩnh chỉ huy quân sự

Câu 10. Trong xã hội phong kiến phương Tây, nông nô xuất thân từ tầng lớp:

A. Nô lệ và thợ thủ công
B. Nông dân và thương nhân
C. Nô lệ và nông dân
D. Tướng lĩnh quân sự bại trận

Đáp án

1 C , 2 B. 3 D .4 A .5 A .6 D .7 B .8 A .9 B .10 C
 
ĐỀ SỐ 2 – BÀI 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp:

A. Tăng lữ quý tộc và nông dân

B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô

C. Chủ nô và nô lệ

D. Địa chủ và nông dân

Câu 2. Lãnh địa phong kiến là:

A. Vùng đất rộng lớn của nông dân

B. Vùng đấy rộng lớn của lãnh chúa phong kiến.

C. Vùng đấy rộng lớn của lãnh chúa và nông nô.

D. Vùng đấy rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự

Câu 3. Kinh tế trong các lãnh địa phong kiến là nền kinh tế:

A. Có sự trao đổi buôn bán

B. Đóng kín, không có sự trao đổi buôn bán

C. Chỉ buôn bán những hàng hóa lãnh địa không sản xuất được

D. Chỉ trao đổi những hàng hóa mà lãnh địa không có

Câu 4. Quá trình phong kiến hóa ở châu Âu có nội dung:

A. Hình thành các lãnh địa phong kiến

B. Quý tộc trở thành lãnh chúa

C. Nô lệ và nông dân trở thành nông nô

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 5. Trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu, đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản là:

A. Lãnh địa

B. Phường thủ công

C. Làng xã

D. Tỉnh lị

II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 6. Những việc làm người giéc-man đã có tác động như thế nào đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?


Đáp án

1 B .2 B .3 B .4 D .5 A

Do sự xâm nhập của người Giéc-man, xã hội Tâu Âu có những thay đổi:

Bộ máy nhà nước của Rô-ma sụp đổ, ruộng đất của chủ nô được chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn, đồng thời họ được phong các tước vị cao, thấp khác nhau.

Họ vừa có ruộng, vừa có tước vị, trở thành người có quyền thế và rất giàu có, đó là các lãnh chú phong kiến. Nô lệ và người nông dân bị biến thành nông nô, phụ thuộc vào lãnh chúa -> xã hội phong kiến ở châu Âu được hình thành
 
ĐỀ SỐ 3 – BÀI 1

Câu 1 (5 điểm). Lãnh địa phong kiến là gì?

Câu 2 (5 điểm). Hãy miêu tả đời sống của lãnh chúa phong kiến trong các lãnh địa?

Đáp án

Câu 1. Lãnh địa phong kiến là gì?

Lãnh địa phong kiến là vùng đất rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được bao gồm: đất canh tác, rừng, ao hồ, nhà thờ, lâu đài của lãnh chúa, nhà ở của nông nô đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình. Mỗi lãnh chúa đều có một lãnh địa riêng. Đứng đầu mỗi lãnh địa là một lãnh chúa, có mọi quyền hình trong lãnh địa.

Câu 2. Hãy miêu tả đời sống của lãnh chúa phong kiến trong cái lãnh địa?

Trong các lãnh địa, bọn lãnh chúa phong kiến sống cuộc đời nhà rỗi, xa hoa và trụy lạc. Nghề nghiệp chính của họ là chiến đấu, vì vậy, từ nhỏ con em quý tộc chỉ học quân sự như phi ngựa, đấu kiếm, đâm lao… Họ không quan tâm đến học văn hóa để mở rộng trí tuệ nên số đông trong bọn họ rất thô lỗ, dốt nát, thậm chí không biết chữ. Thời bình, quanh năm họ tổ chức tiệc tùng linh đình, tổ chức vũ hội, săn bắn, đua ngựa và thi đấu võ… Không những thế, họ còn đối xử rất tàn nhẫn với nông nô.
 
ĐỀ SỐ 4 – BÀI 2

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Việc tìm kiếm con đường giao lưu buôn bán bằng đường biển giữa châu Âu và phương Đông được đặt ra vô cùng bức thiết từ:

A. Thế kỉ XIV

B. Thế kỉ XV

C. Thế kỉ XVI

D. Thế kỉ XVII

Câu 2. Do nhu cầu phát triển sản xuất, các thương nhân châu Âu rất cần:

A. Vàng bạc

B. Nguyên liệu

C. Thị trường

D. Tất cả ý trên

Câu 3. C. Cô-lôm-bô “tìm ra” châu Mĩ:

A. 1490

B. 1491

C. 1492

D. 1493

Câu 4. Cuộc phát kiến địa lý vào thế kỉ XV được thực hiện bằng:

A. Đường bộ

B. Đường biển

C. Đường hàng không

D. Đường sông

Câu 5. Sau các cuộc phát kiến địa lí, các quý tộc và thương nhân châu Âu ra sức bóc lột của cải, tài nguyên của các nước thuộc địa mang về châu Âu. Nhờ thế những người này đã:

A. Trở thành những kẻ lái buôn

B. Giàu lên nhanh chóng

C. Làm chủ các thương hội

D. Trở thành những nhà hàng hải nổi tiếng

Câu 6. Năm 1519, đoàn thám hiểm do ai dẫn đầu đã đi vòng quanh Trái Đất?

A. Đi-a-xơ

B. Ma-gien-lan

C. Cô-lôm-bô

D. Va-xcô đơ Ga-ma

Câu 7. Năm 1487, B Đi-a-xơ đã đi vòng qua điểm cực Nam:

A. Châu Á

B. Châu Âu

C. Châu Đại Dương

D. Châu Phi

Câu 8. Người châu Âu có thể thực hiện được các chuyến đi bằng đường biển dựa vào những phát minh khoa học – kĩ thuật có giá trị đó là:

A. Tàu có bánh lái

B. Hệ thống buồm nhiều tầng

C. La bàn

D. Tất cả các phát minh trên

Câu 9. Những cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về:

A. Ấn Độ và các nước phương Đông

B. Trung Quốc và các nước phương Đông

C. Nhật Bản và các nước phương Đông

D. Ấn độ và các nước phương Tây.

Câu 10. Từ năm 1519 đến năm 1522, đoàn thám hiểm lần đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất gần hết 3 năm đó là:

A. Đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lan

B. Đoàn thám hiểm của B. Đi-a-xơ

C. Đoàn thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma

D. Đoàn thám hiểm của C. Cô-lôm-bô
Đáp án

1 B 2 D 3 C 4 B 5 B 6B 7D 8 D 9 A 10 A
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top